Giải thưởng - LHP

Những cảnh phim sốc nhất ở Cannes 2018: Hay, dở, và điên loạn tột bật

22/05/2018

Cannes đâu còn là Cannes nữa nếu không phải là nguồn cung ứng định kỳ sự đồi trụy, quái đản và tai ác quá quắt ném vào mặt bạn mỗi ngày, và mới chỉ là từ những người bạn nhìn thấy trong khi xếp hàng thôi đó. Liên hoan năm nay – lộ ra vẻ câm tiếng của dàn phim mới nguyên – được khép lại bằng những lời khiêu khích: suy cho cùng, tới giờ chót lại đi mời Lars von Trier và Gaspar Noé đến liên hoan thì trông mong gì họ để cho mọi chuyện yên bình.

Uma Thurman và Matt Dillon trong The House That Jack Built

Thế nhưng các nhà làm phim cũ và mới mắng nhiếc có-thật-là-tôi-vừa-thấy-chuyện-đó-không-vậy? quá chừng, hối hả bỏ ra, huýt sáo tán thưởng và chia sẻ như điên trên Twitter trong hai tuần tròn.

8. Matt Dillon kéo xác chết khắp thị trấn trong The House That Jack Built

Có rất nhiều khoảnh khắc bỏ chạy để chọn, trong trường hợp điển hình của von Trier về một kẻ giết người hàng loạt OCD,* bạn ngờ rằng ông ta có ý định dùng bộ phim này để xúc phạm khán giả. Đợi đã, bạn nghĩ hắn còn chơi cái gì nữa kìa?! Một cảm giác kinh tởm đến sau khi Jack đánh chết tươi nạn nhân thứ hai (Siobhan Fallon Hogan), bọc nhựa qua quýt cái xác của cô, và cột vào sau xe tải.

Hắn còn tẩu thoát được trong đêm bằng cách chọc cho một sĩ quan cảnh sát ở hiện trường điên lên, sau đó chỉ việc lái xe đi, kéo lê cái xác nhân vật của Hogan bằng dây thừng, lật úp mặt xuống, trên nhiều dặm đường nhựa. Vệt máu đi theo hắn đã đủ kinh tởm rồi, nhưng cú sốc tràn ly đến khi hắn lật cái xác lại để lộ một khuôn mặt nát bấy, xương xóc rơi ra gớm ghiếc.


7. Một tinh hoàn ông già lồ lộ trong The Angel

Do Pedro Almodóvar đồng sản xuất, bộ phim tiểu sử của Argentina nói về một kẻ giết người hàng loạt có khuôn mặt trẻ con, Carlos Robledo Puch, diễn biến theo những mạch đan xen và những căng thẳng đồng tính. Nhưng chính ông bố của anh chàng đẹp trai, do Daniel Fanego 63 tuổi đóng, mới khiến “Carlitos” thậm chí còn hơn cả thích. Lần đầu tiên ghé thăm, Fanego đang ngồi ở sofa, mặc quần short chân dang rộng, và cắt đến điểm nhìn kinh ngạc của chàng trai: tinh hoàn bên trái của ông già 63 tuổi, lủng lẳng, lông lá, còn hơn cả xấu xí.

6. Sofia Boutella vũ công, trong Climax

Cuộc truy hoan trác táng trong Climax của Noé, do ma túy LSD pha vào rượu sangria ở một học viện khiêu vũ, và hầu hết nhân vật đều đáng ghét, chơi xấu, hoặc cả hai, cho thấy bạn thà chịu những tác dụng phụ nhanh hơn và độc chết người hơn. Tuy nhiên, tên tuổi lớn nhất trong dàn diễn viên, cựu vũ công Sofia Boutella, chắc chắn sẽ nắm bắt khoảnh khắc của cô, ném mình trong mê cuồng thác loạn, trèo lên nửa tường...

Climax

Khi cô ngồi xuống để tỉnh lại, và hai tay bấu lấy cặp đùi, trong vài giây cô quên hết những gì cô đang làm, và bắt đầu khóc lóc như thể cô vừa bị bọc bên trong một màng nhầy không thể giải thích được. Hoàn toàn có thể phân loại PG và thú vị hơn chính vì điều đó.

5. Andrew Garfield đập bẹp đầu một nhà soạn nhạc, trong Under the Silver Lake

Chúng ta biết rằng Sam (Garfield), nhân vật kiểu rình lén của David Nobert Mitchell, có vài cái không ổn: anh nện mấy đứa trẻ vì vẽ một dương vật khổng lồ lên nắp capô xe anh ta. Sau đó, trường đoạn kỳ quái khi anh gặp The Songwriter (Jeremy Bobb) đạt cao trào trong một cơn giận dữ còn hơn cả bùng nổ. Sau khi mọi ảo tưởng của anh về thiên tài sáng tạo Kurt Cobain và các cộng sự tan vỡ, anh chạy nhảy khắp phòng né đạn, rồi đứng sau cây đàn piano nện vỡ sọ não Bobb trong một cơn tâm thần điên loạn. Người Nhện không bao giờ có vẻ giận dữ một nửa mức này.

Nhân vật Sam (Garfield) trong Under The Silver Lake

4. Ca khúc Psycho Killer thúc đẩy một chuyến tàu hỏa điên loạn trong Leto

Leto (Summer) là bức thư tình của đạo diễn người Nga Kyrill Serebrennikov gửi cho nhạc rock Xô viết đầu những năm 1980, và là một bức thư tình dài dòng, cuối cùng khá vô nghĩa. Mặc dù vậy, lúc đầu có chút hứa hẹn, và một khoảnh khắc điên loạn thực sự, khi tất cả nhân vật chính đang trên tàu hỏa và ban nhạc Talking Heads cất tiếng hát. Bộ phim bùng nổ thành truyện tranh người đóng, với hoạt hình nguệch ngoạc kiểu Scott Pilgrim và sự náo động trên màn ảnh, tất cả mọi người – bao gồm những đồng hành ô hợp – tham gia biểu diễn karaoke hàng loạt bài hát của David Byrne, mặc dù đa phần bằng giọng Nga nghe chẳng lọt, trong khi lao đi giữa các toa xe và làm đủ trò bịp bợm tai quái. Lặp lại sau đó, thủ thuật này mất đi sự quyến rũ, nhưng trong lần đầu tiên quả đã khiến tác giả phải ngoác miệng cười.

3. Chà xát lên bàn làm việc của cảnh sát và quan hệ tình dục với máy đánh chữ, trong Knife + Heart

Yute Gonzalez, đạo diễn phim đồng tính người Pháp khoái bài kích những bộ phim khiêu dâm đồng tính thập niên 1970, trong sự thành kính ông dành cho thể loại phim găngxtơ Ý thừa mứa đâm chém. Cái kết hãi hùng của bộ phim thuộc về một dương vật giả to tướng màu đen do một gã điên mặt mày biến dạng vung vẩy. Nhưng cảnh điên rồ nhất là cảnh nhại khiêu dâm tại đồn cảnh sát, một nhân chứng giết người cải trang thành cô gái tóc vàng (“Tôi là nhân chứng giết người, không phải đĩ!”) bị một gã cảnh sát lực lưỡng ghì miết đũng quần lên bàn.

Đỉnh điểm khi một cảnh sát khác lấy lời khai, do Félix Maritaud ác ôn sưng sỉa đóng, đứng dậy và bắt đầu nện lên các phím máy đánh chữ, không phải bằng ngón tay, mà bằng sự cương cứng phồng lên bên trong quần jean của anh ta. Cắt thành ba cảnh rên rỉ và tự sướng khiến tất cả khán giả cười rầm rầm.

2. Khuôn mặt-âm đạo ‘khủng’ lộ diện, trong Murder Me, Monster

Một kỳ công về bộ phận giả, và kỹ xảo hoạt hình, CGI, hay bất cứ thứ gì khác mà người ta đã sử dụng để tạo ra nó: con quái vật  quái đản của Alejandro Fadel. Cho đến thời điểm đó, nó đã lẩn lút đáng sợ ngoài rìa bộ phim, tạo ra một loạt xác chết cụt đầu, và chờ đợi, theo phong cách Gloria Swanson, cho cận cảnh đầu tiên.

Bạn tự hỏi nếu có diễn viên bên trong cái lốt đó, làm thế nào anh ta hoặc cô ấy xử lý được chuyện đi lang thang khắp nơi với một âm đạo có răng khổng lồ, được gắn vào chỗ dành cho cái đầu ở hầu hết con người. Một trong những nhân vật phạm sai lầm là sục cả cánh tay của mình vào đó, có lẽ không ý thức mối đe dọa bị xén đứt mà hàm răng ấy thể hiện rõ ràng. Anh ta không lấy lại được cánh tay của mình.


1. Matt Dillon nhồi xác đứa trẻ trong, đúng đó, The House That Jack Built

Chắc bạn không muốn trao số 1 cho Lars đâu – tác giả phải miễn cưỡng làm vậy vì quá ghét – nhưng phim của ông ta quá là nguồn cung cấp những thứ lố bịch điên cuồng nhất năm nay, vì vậy xứng đáng nhận lãnh danh hiệu Harm d'Or về đạo đức và trí tuệ.** Hai cậu bé bị hạ gục bởi kỹ năng bắn súng trúng hồng tâm của Jack, nhưng đứa bé hơn có số phận còn tồi tệ hơn chờ sẵn. Thể hiện năng lực chăm sóc trẻ thậm chí còn kém hơn so với nhân vật trùng tên trong The Shining, Jack quyết định nhồi cái xác và dựng cái xác lên, sắp xếp cho miệng cậu bé nhăn nhở ghê sợ, và đem giấu trong tủ cấp đông lớn, ra cái vẻ mãn nguyện.

Các chi tiết cận cảnh Dillon khâu cái xác dồn lên thành một trong những khoảnh khắc bệnh hoạn nhất, và đây là một bộ phim mà những cái xác gắn chặt lại với nhau thành hình túp lều, và Riley Keough, trong khi la hét, bị xẻo ngực. Không bao giờ ngại dập tơi bời bằng những hình ảnh cấm kỵ, Lars đạt điểm ghê tởm cùng cực của sự nghiệp trong một phim này.

Lược dịch: © Ngân Mai @Quaivatdieanh.com
Nguồn: The Telegraph


* Hội chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế
** Chơi chữ với Palm d'or (Cành cọ vàng), tiếng Anh "harm" nghĩa là làm hại, và ở đây chọn để nguyên cách chơi chữ của tác giả.

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.