Tài phiệt Trung Quốc Vương Kiện Lâm, chủ tịch tập đoàn Dalian Wanda, đã
thoái vốn 77 tỉ tệ giá trị tài sản khi ông trùm bất động sản và giải trí
này mắc nợ kỷ lục theo kiểm soát nghiêm ngặt về quản lý ngân hàng của
Trung Quốc. Trong số các tài sản bán, có phim trường khổng lồ
chưa-hoàn-thành ở thành phố cảng Thanh Đảo bị bán đi rẻ bèo.
Mới bốn năm trước, ông Vương đã tuyên bố kế hoạch về “Hollywood phương
Đông” tại một sự kiện thảm đỏ có nhiều sao Hollywood tham dự, bao gồm
Leonardo DiCaprio, Nicole Kidman và Catherine Zeta-Jones. Truyền thông
khắp thế giới đã lưu ý: người giàu nhất Trung Quốc chuẩn bị xây
“Chollywood”, tức Hollywood của Trung Quốc.
Siêu đô thị điện ảnh Thanh Đảo
|
Vương Kiện Lâm chưa từng ngại ngùng về tham vọng của mình. Chỉ trong vài
năm ngắn ngủi, ông đã thu tóm cả một cơ nghiệp giải trí toàn cầu với
2,6 tỉ USD năm 2012 mua lại AMC, chuỗi rạp chiếu của Mỹ, và 3,5 triệu
USD năm ngoái mua lại hãng phim Mỹ Legendary Entertainment.
Tuy
nhiên, sự đời đâu phải lúc nào cũng theo ý ông. Sau khi thông báo tham
vọng mua cổ phần tại sáu hãng phim lớn Hollywood, nỗ lực đầu tư của ông
Vương vào Paramount bị chính hãng này bác đi. Sau đó hồi tháng 3, kế
hoạch 1 tỉ USD mua lại Dich Clark Productions, hãng sản xuất đằng sau
Giải Quả cầu vàng, cũng không thành giữa những lo ngại của Trung Quốc về
các khoản đầu tư ra nước ngoài rút cạn dự trữ ngoại hối của nước này.
Bất
chấp những bước lùi của Wanda, chiến lược “đồng tiền đi trước” ít nhiều
hiệu quả. Hollywood ngày càng dựa vào tiền Trung Quốc, bất luận về đầu
tư tài chính hay doanh thu phòng vé. Từ
Warcraft tới
The Fast and the Furious 8, từ
Resident Evil: The Final Chapter tới
xXx: Return of Xander Cage, phòng vé Trung Quốc nhiều lần vượt qua Bắc Mỹ.
Dàn diễn viên xXx: Return of Xander Cage với nam diễn viên Trung Quốc Chân Tử Đan (giữa) tại sự kiện ra mắt phim ở Bắc Kinh ngày 9/2/2017
|
Tương tự, các xuất phẩm đồng sản xuất Mỹ-Trung cũng được miễn trừ hạn
ngạch 34 phim Hollywood được chiếu ở Trung Quốc mỗi năm trên cơ sở ăn
chia doanh thu (dù hạn ngạch này đang được xem xét lại). Kết quả là,
ngày càng nhiều gương mặt Trung Quốc xuất hiện trên màn ảnh Hollywood,
cho dù chỉ một vài giây ngắn ngủi nói một, hai câu thoại, như Cảnh Điềm
trong
Kong: Skull Island và Phạm Băng Băng trong
X-Men: Days of Future Past.
Trong
khi đó, Hollywood đang học cách xử lý “gác cửa phim” của Trung Quốc.
Các nhà sản xuất tự kiểm duyệt ngay từ bước đầu sản xuất để tránh mọi
quyết định diễn viên, kịch bản hay áp phích có thể xúc phạm “cảm xúc của
người Trung Quốc.”
Như Aynne Kokas nhận xét trong cuốn sách của cô,
Hollywood Made in China,
dưới áp lực từ thị trường và các nhà đầu tư, các nhà sản xuất rõ ràng
phải điều chỉnh câu chuyện của họ theo những “luật bất thành văn”.
Với
tiềm lực tài chính và thị trường khổng lồ của Trung Quốc, liệu nước này
có thể nổi lên là một thế lực quan trọng toàn cầu? Có thể. Tuy nhiên,
sẽ không phải trong tương lai gần.
Người ta chụp ảnh trước mô hình Kong khổng lồ quảng bá cho phim Kong: Skull Island tại Trung tâm mua sắm Thái Cổ Hối ở Quảng Châu, Trung Quốc ngày 23/3/2017
|
Tiền không đảm bảo chất lượng, như chúng ta đã biết. Hồi tháng 2,
The Great Wall,
bộ phim đình đám đồng sản xuất có sự góp mặt của Matt Damon trong vai
một lính Mỹ đến Trung Hoa vào thời nhà Tống, có thành tích nghèo nàn ở
phòng vé mặc dù phần lớn lời thoại là tiếng Anh. Như một nhà bình luận
phán: “Nếu có bao giờ một bộ phim được làm với nhiều tiền hơn là ý
nghĩa, thì chính là phim này.”
Kết cục ấy có thể che mờ triển
vọng cho "Siêu đô thị điện ảnh" Thanh Đảo, phim trường Trung Quốc mà bộ
phim đã ghi hình một phần ở đây, cũng là nơi Wanda từng có nhiều kỳ vọng
lớn lao nhưng cuối cùng cũng bán.
Một trở ngại lớn cản đường
Trung Quốc trở nên có sức ảnh hưởng về hóa. Kiểm duyệt ngày càng gay gắt
như tra còng vào tay nhà làm phim. Một khi bộ phim không đạt được sự
chấp thuận của khâu kiểm duyệt, tất cả vốn liếng và nỗ lực của đoàn phim
uổng phí. Không ai biết chắc đâu là ranh giới giữa điều được cho phép
và không cho phép.
Matt Damon, trái, và đạo diễn Trương Nghệ Mưu, phải, trên trường quay The Great Wall. Bất chấp dàn diễn viên toàn sao, xuất phẩm đồng sản xuất Mỹ-Trung kinh phí 'khủng' này thất bại ở cả hai thị trường
|
Về phía kiểm duyệt, một ranh giới mơ hồ và có phần chuyên quyền thường
quyền lực hơn một ranh giới rõ ràng. “Những định hướng đó quá nghiệt và
ngớ ngẩn đến nỗi bạn không biết nên cười hay khóc,” đạo diễn Phùng Tiểu
Cương đã chia sẻ hồi năm 2013. “Trong 20 năm qua, tất cả đạo diễn ở
Trung Quốc đều đối mặt một kiểu hành hạ kinh khủng, và kiểu hành hạ đó
là kiểm duyệt.”
Sự thiếu tự do trong thể hiện dẫn tới thiếu các
tác phẩm chất lượng cao, và trong tương lai xa sẽ dẫn tới làm cho thẩm
mỹ của người xem phim xuống cấp. Nó gây hại cho ngành điện ảnh khi những
phim được sản xuất tồi tệ đem lại lợi nhuận béo bở còn tác phẩm thực sự
hay lại không được ai chú ý.
Được biết các đạo diễn giờ còn sẵn
sàng thêm nhân vật hay chỉnh kịch bản chỉ vì cái gọi là “thịt tươi”, tức
là những nam diễn viên trẻ ưa nhìn có lượng người hâm mộ hùng hậu nhưng
ít kinh nghiệm diễn xuất.
Đạo diễn Điền Tráng Tráng trước phông nền áp phích giới thiệu bộ phim The Blue Kite
|
Bất chấp những khó khăn đó, vẫn có một số nhà làm phim độc lập nổi bật
đang cố gắng hết sức để giành được sự chú ý quốc tế. Tuy nhiên, chính
quyền chưa bao giờ đánh giá cao việc xuất khẩu không được cho phép phim
của những nhà làm phim độc lập. Từ Lưu Diệp tới Phùng Tiểu Cương, các
đạo diễn thấy các tác phẩm của mình bị cấm ở rạp chiếu Trung Quốc sau
khi được đón nhận nồng nhiệt ở Cannes hay Berlin. Đạo diễn Điền Tráng
Tráng còn bị buộc phải bỏ nghề tám năm vì tác phẩm được toàn cầu khen
ngợi
The Blue Kite, về chủ đề Cách mạng Văn hóa.
Không
có dấu hiện nới lỏng cách quản lý nặng tư tưởng trong ngành điện ảnh.
Tháng 6 này, do “sức ép chính thức”, Liên hoan phim hoạt hình quốc tế
Annecy Pháp, liên hoan phim hoạt hình lớn nhất thế giới, đã buộc phải
loại
Have a Nice Day của Lưu Kiện, một phim hài đen tối về
những tay gangster bị giới có thẩm quyền xem là vẽ nên hình ảnh thê
lương và ảm đạm về Trung Quốc đương đại.
Have a Nice Day của đạo diễn Lưu Kiện
|
Về vấn đề này, những trở ngại để hoàn thành giấc mơ “Chollywood” có vẻ
thách thức hơn những khó khăn mà Vương Kiện Lâm gặp phải khi đi săn thêm
một vụ thu tóm nước ngoài nữa.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post