Năm 1996, một Johnny Depp thời đóng Don Juan DeMarco dợm bước vào sa mạc
Mojave để thử sức lần đầu đạo diễn phim dài, và đến nay vẫn là lần duy
nhất. Sau loạt ba tác phẩm kỳ lạ và tuyệt vời What’s Eating Gilbert Grape, Benny & Joon và Ed Wood, Depp lúc đó đạt đỉnh cao ban đầu của nghề ngôi sao điện ảnh.
Dù có tiếng không mấy thành công ở phòng vé, Depp vẫn có khả năng nhận
được mức thù lao hàng triệu đôla ở bất kỳ dự án phim 'đỉnh' nào của
Hollywood – việc này không hề thay đổi với
Lone Ranger (phát hành ở Việt Nam với tựa
Kỵ sĩ cô độc). Tuy vậy anh lại chọn
The Brave
(1997), cũng là một phim về người bản địa châu Mỹ, nhưng cũng lại là
nhân vật mà ai cũng đồng tình sẽ có mặt trong một phim bạo lực trần
trụi.
Dựa trên tiểu thuyết của Gregory McDonald,
The Brave
theo bước một gã lêu lổng có tấm lòng tuyệt đẹp (do Depp thủ vai, quấn
khăn quàng cổ kiểu David Foster Wallace) ở tuần cuối cuộc đời khi hắn
hòa giải với gia đình và tiêu số tiền 50.000 USD đã nhận để bị một kẻ
đam mê hành hạ tinh thần (Marlon Brando thủ vai) tra tấn và thủ tiêu. Dù
đã được công chiếu ở Cannes và, như lệ thường, đã nhận được tràng pháo
tay nhiệt liệt cùng những bài bình luận kém cỏi, phim chưa hề được phát
hành ở ngoài nước Mỹ (dù tác giả bài viết này có mua được một bản nhập
từ Hàn Quốc trên eBay với giá 4 USD).
Depp với Cody Lightning (trái) trong The Brave do anh đạo diễn và đóng chính
Phim không tệ, hay nói chính xác hơn là không hay, nhưng vẫn đặt ra câu
hỏi: Vì sao? Vì sao lại phí hoài danh tiếng (chưa tính đến kinh phí) anh
đã cẩn thận, nếu không muốn nói là lập dị, gầy dựng được để làm một
phim như thế? Để tạo ra phim ở Hollywood, dù có là Johnny Depp, thì cũng
tốn nhiều năm mê mải dốc tâm, đó là chưa kể hàng triệu đôla kinh phí.
Vì thế để một người như anh sản xuất ra
The Brave, mang vào màn ảnh một góc nhìn lịch sử ít được khai thác, cho thấy anh nghĩ phim này đáng phải chịu khó khăn.
Và
quyết định đó làm cho việc thành viên danh dự của cộng đồng Comanche
này chọn vào vai nhân vật trước nay chưa từng được khen ngợi Tonto trong
The Lone Ranger càng gây ngạc nhiên thêm.
Lúc làm
The Brave, toàn bộ danh tiếng của John Christopher Depp đều được dựng trên sự phản kháng. Dù là khi trở thành thần tượng trên tạp chí
Teen Beat trong thời gian cuối thập niên 1980 do đóng vai cảnh sát phòng chống ma túy trong phim truyền hình
21 Jump Street,
thì chính danh tiếng ngoài lề của Depp – trang hoàng lại phòng khách
sạn mà không hỏi trước và làm tan nát con tim của những thiếu nữ mảnh
mai mắt nai – đã khiến anh có mặt ở nhiều ấn phẩm vì tác phong không
chuẩn mực.
Johnny Depp trong loạt phim truyền hình 21 Jump Street thập niên 1980
Danh tiếng này nổi lên như nấm sau mưa, vượt ra khỏi các thành tựu trên
màn ảnh, một phần là vì thân hình xương xẩu của anh, nhưng phần nhiều là
do anh “ngầu” – “ngầu” theo kiểu anh được dịp gặp và chơi đùa với một
vài thần tượng của mình, như Keith Richards, Hunter S. Thompson và
Marlon Brando, tạo nên những mối quan hệ huyền thoại chẳng hại gì với
chính tiếng tăm đang nổi dần của anh.
The Brave cũng là một dịp như vậy, tái hợp Depp với bạn diễn trong
Don Juan
(1994) của anh là Brando. Và bằng cách dựa vào sự độc đáo thuyết phục
được các tạp chí và các nhà tài trợ cho phim, anh có cơ hội khám phá và
mở rộng truyền thuyết riêng của mình.
Depp, nay đã 50 tuổi, thi
thoảng nhận mình là hậu duệ của người Cherokee, dù đôi khi chỉ là nhắc
sơ, (hoặc có thể là người Creek như anh nói năm 2011) thông qua việc bà
anh là người Kentucky. Và việc vào vai Raphel người thiểu số trong
The Brave,
có vẻ đã cho anh cơ hội thể hiện phần nhân thân đó của mình, dù là
không còn tinh túy gì nữa. Chúng ta có thể không bao giờ nghi ngờ việc
trong mắt Depp thì Raphael là anh hùng, nhưng có thể bắt đầu ngờ hoặc
rằng việc nhân vật này uống rượu nhiều, đời sống khép kín và thân phận
không rõ ràng được dựng nên như một kiểu thể hiện rút gọn của sự chịu
đựng, phân biệt đối xử và bất công. Nhưng dù phim có hơi gượng ép, không
khó nhận ra rằng tác phẩm ca tụng một người bản địa châu Mỹ sống ngoài
vòng pháp luật này là một dự án tâm huyết của Depp.
Depp trong Dead Man
Điều tương tự cũng xảy ra với phim cao bồi nhỏ trắng đen
Dead Man (1995) của Jim Jarmusch; vì phim này mà được biết Depp đã từ chối các vai chính trong
Speed,
Legends of the Fall và
Interview With the Vampire.
Sau khi bị bắn trúng một phát chí tử, nhân vật của anh, một kế toán đến
từ Cleveland tên William Blake, được một người bản địa tên Nobody (Gary
Farmer thủ vai) dẫn đến một vùng hoang sơ trong trí óc và câu chuyện
ngụ ngôn thanh thoát của Jarmusch. Phần lớn tính thơ và hài hước nhẹ
nhàng trong
Dead Man đến từ nhân vật Nobody hậu Tonto của
Farmer, nháy mắt đùa cợt với những bản thể hiện người châu Mỹ bản địa
“hoang dã” trước nay trong điện ảnh.
Ẩn dưới những khúc nhạc gào rú của Neil Young và kiểu hài tỉnh rụi,
Dead Man, giống như
The Brave,
được điểm tô với sự cẩn trọng, nếu không muốn nói là trân trọng, dành
cho văn hóa Mỹ (và châu Mỹ bản địa) gốc. Nhưng, không giống như
The Brave,
Dead Man
là một phim hay – có thể là phim hay nhất của cả Depp và Jarmusch – là
dấu son nổi bật nhất trong danh sách những gì ủng hộ người châu Mỹ bản
địa, cho đến khi
The Lone Ranger ra rạp.
Từ thuở ban đầu
trong phim và các chương trình phát thanh thập niên 1930, Tonto đều được
dựng nên một cách giản lược nhất, là đối trọng và là bạn đồng hành mà
một nhân vật Ranger rất cô độc, và vì thế nên câm lặng như hến, có thể
tương tác được. Trong loạt phim truyền hình từ năm 1949 đến 1957, nhân
vật Tonto do Jay Silverheels, một người Canada gốc dân Mohawk, thể hiện
đã nói những câu cụt lủn ngô nghê (“Ờ, đúng, người anh em”) đến mức được
ghi nhớ vì lý do không mấy hay ho đó.
Depp trong The Lone Ranger cùng Armie Harmer
Nhân vật này có vẻ là lựa chọn trái khoáy cho người đã gắn kết danh
tiếng của mình với hình ảnh người châu Mỹ bản địa, nhưng cũng hợp với
một ngôi sao đã dựng nên sự nghiệp bằng cách vào vai những người ngoài
vòng pháp luật và trái tính trái nết. Depp cho rằng Tonto của anh là
kiểu người nổi loạn, ngược ngạo, thậm chí còn theo kiểu người bản địa có
quyền lực. “Tôi muốn có thể mang đến chút hy vọng cho những đứa trẻ còn
hoài nghi e ngại,” trích lời anh trong một bài báo trên tạp chí
Rolling Stone.
Sẽ
rất ấn tượng, thậm chí với một người nổi loạn có phong cách riêng như
Depp, khi chỉ với một phim mà làm đảo lộn truyền thống lâu dài của Hollywood
trong việc thể hiện người châu Mỹ bản địa đầy thù địch. Và với một
Tonto đầu cắm đầy lông vũ, dựa theo bức họa
I Am Crow của Kirby Sattler, Depp một lần nữa có thể chiếm trọn màn ảnh – như anh từng làm trong
Pirates of the Caribbean / Cướp biển vùng Caribê – và thăm lại những gì thân quen đã khởi đầu trong
Dead Man và
The Brave.
Nhưng bản thân kết quả của nỗ lực đó, cũng như tất cả tác phẩm tuyệt nhất của Depp, chính là nhân vật.
Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi