Bối cảnh những năm đầu thập niên 60. Một người đàn ông ngoài 30 tuổi đến
một quán rượu ở miền quê. Anh nghĩ về quá khứ của mình trong khi lắng
nghe một tiết mục pansori, một hình thức hát-kể chuyện, do chủ quán biểu
diễn.
Áp phích phim
Người đàn ông đó chính là Dong Ho, do Kim Gyu Cheol thủ vai. Khi còn
nhỏ, Dong Ho được nuôi nấng trong một môi trường âm nhạc khắt khe bởi Yu
Bong, do Kim Myeong Gon thủ vai, vốn là một nghệ nhân pansori tầm cỡ.
Mẹ
của Dong Ho, một góa phụ, ngoại tình với Yu Bong rồi cả hai rời khỏi
quê hương. Thế là bốn người bọn họ sống với nhau – Dong Ho, mẹ anh, Yu
Bong và con gái Song Hwa, vốn là trẻ mồ côi. Nhân vật này do Oh Jeong
Hae thủ vai. Tuy nhiên, mẹ của Dong Ho qua đời trong lúc sinh nở, bỏ lại
chỉ còn ba người.
Yu Bong dạy pansori cho hai đứa trẻ, Song Hwa
hát và Dong Ho chơi trống. Tuy nhiên, Dong Ho không hiểu được tại sao họ
cần học pansori trong khi đất nước đang trải qua khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng do chiến tranh. Dong Ho nhiều lần tranh cãi với Yu Bong và
cuối cùng bỏ nhà ra đi. Sau khi Dong Ho ra đi, Song Hwa không hát cũng
chẳng buồn ăn uống. Sau một thời gian dài, Dong Ho bắt đầu đi dò hỏi tìm
lại người chị gái và cuối cùng cũng đoàn tụ trong một quán rượu. Hai
người không nói gì cả, chỉ hát và đánh trống. Sáng hôm sau, Dong Ho và
Song Hwa đi mỗi người một ngả mà không nói cả lời từ biệt.
Bình luận của Kim Si Mu, nhà phê bình điện ảnh, giám khảo Liên hoan phim quốc tế Busan
Ra mắt năm 1993,
Seopyonje phá vỡ kỷ lục phòng vé mọi thời đại.
Đây là tác phẩm thứ 93 của đạo diễn Im Kwon Taek. Kỹ thuật hồi tưởng,
được xem là một trong những đặc trưng quan trọng trong các tác phẩm của
Im Kwon Taek, cũng được sử dụng trong
Seopyonje. Cảnh đầu tiên
cho thấy Dong Ho đang tuổi đôi mươi tại một quán rượu hỏi thăm về chị
gái mình. Người chị mà anh khao khát tìm là Song Hwa, có nghĩa là cây
tùng và đóa hoa. Tuy nhiên Song Hwa không ở đấy, và thế là máy quay bắt
đầu dò lại dấu vết của cô trong ký ức của Dong Ho.
Đối với Yu
Bong, pansori là điều quan trọng nhất trên đời. Ngoài dạy pansori cho
Dong Ho và Song Hwa ông không còn hứng thú gì khác. Ba thành viên gia
đình du hành khắp mọi miền đất nước để kiếm sống. Lo ngại về tương lai
hẩm hiu của pansori, Dong Ho chống lại thái độ tự cho là mình đúng của
cha anh và cuối cùng rời khỏi nhà, phá vỡ sự ràng buộc với gia đình. Sau
một thời gian, khi đã trở thành một người trưởng thành, Dong Ho bắt đầu
đi tìm gia đình mình.
Một ngày trên đường đi, Dong Ho tình cờ
gặp một họa sĩ anh từng quen tên Naksan. Anh được báo rằng Yu Bong đã
qua đời ngay sau chiến tranh và khiến Song Hwa mù mắt bởi Yu Bong nghĩ
đó là điều cần thiết để cô biểu lộ được
han.
Han trong
tiếng Hàn là một khái niệm để chỉ nỗi oán giận không thể giải tỏa hay
nỗi đau tinh thần sâu thẳm và cần có để phát ra giọng hát hay.
Trong
phần này, chúng ta cần nghĩ về “chủ nghĩa nhân đạo”, một trong những từ
phổ biến nhất được dùng để định nghĩa các tác phẩm của đạo diễn Im Kwon
Taek. Tuy nhiên, ít nhất thì trong
Seopyonje, Im Kwon Taek đưa
ra khái niệm về nghệ thuật vị nghệ thuật, thay vì tính nhân đạo. Hành
động làm mù mắt của người đàn ông không liên quan tới tính nhân văn và
sự ảnh hưởng của gia đình.
Mỉa mai là mặc dù con gái ông đã bị mù, cô cũng chẳng bao giờ tìm thấy
han trong cô. Song Hwa đơn giản chấp nhận hoàn cảnh như là định mệnh của mình và tuân theo cha cũng như cái xã hội mà cô thuộc về.
Điều
đó có nghĩa là Yu Bong thất bại. Sự thất bại của ông không phải do ông
thuyết phục con gái ăn cỏ độc mà bởi ông ép cô phải trải nghiệm một cảm
xúc ông đặt ra hết sức giả tạo. Thất bại của ông là hậu quả tất nhiên.
Yu Bong phải biết quý trọng cảm xúc như một cái gì đó khách quan và cụ
thể.
Thực sự ra, cảm xúc của
han là điều gì đó đến từ trải nghiệm cá nhân của con người. Cách Song Hwa thể hiện
han riêng của mình qua những câu hát trở thành mạch kể chính của bộ phim.
Điều
mà người viết muốn chỉ ra là chúng ta nên quên đi khái niệm cũ về chủ
nghĩa nhân đạo để hiểu được thông điệp mạnh mẽ của bộ phim. Điều quan
trọng hơn là đạo diễn Im Kwon Taek thậm chí thoát ra khỏi quan niệm nghệ
thuật vị nghệ thuật.
Khi phim bước vào những thước phim cuối,
một Dong Ho đang khao khát nhớ nhung Song Hwa đã gặp được cô. Song Hwa
đang sống với một người đàn ông tên Cheon Ga trong một quán trọ tồi tàn.
Không tiết lộ mình là ai, Dong Ho bình tĩnh cầm trống lên và yêu cầu cô
hát. Bộ đôi biểu diễn pansori đến lúc đêm muộn. Họ không bao giờ nói
cho người kia biết mình là ai. Song Hwa cũng đã nhận ra Dong Ho qua nhịp
trống của anh. Nhưng cô không bao giờ gọi tên anh. Cô biểu diễn tiết
mục
Simcheongga (
Bài ca của Simcheongga). Bài hát hoàn hảo, hay nhất từ trước tới giờ, và chứng minh rằng cô đã trở thành bậc thầy pansori.
Buổi sáng hôm sau, Dong Ho rời khỏi quán rượu. Song Hwa cũng chuẩn bị
rời khỏi nơi đó khi cô chẳng có lý do gì để ở lại. Cheon Ga nói với Song
Hwa rằng màn biểu diễn đó cảm giác như tình yêu thể xác giữa hai con
người. Anh hỏi tại sao cô giả vờ như không biết em trai mình. Song Hwa
nói cô không muốn làm hại đến
han của cô. Cuộc nói chuyện này cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua vào một phần
han của Song Hwa.
Lời nói của cô có ý nghĩa gì? Cô nói cô không muốn làm tổn hại đến
han. Cô không trách cha mình đã làm cô mù, hay trách em trai vì bỏ rơi gia đình.
Thực
ra, Dong Ho và Song Hwa không chung huyết thống. Từ lúc còn nhỏ, họ đã
yêu thương nhau. Tuy nhiên, hoàn cảnh tình cờ biến họ thành các thành
viên trong cùng một gia đình đã giới hạn mối quan hệ của họ. Dong Ho
không đơn giản chỉ là người em trai của Song Hwa, mà còn là người đàn
ông cô hằng yêu thương. Tương tự với Dong Ho.
Yu Bong chẳng khác
nào cha đẻ với Song Hwa. Ông nuôi cô như con suốt cả cuộc đời. Cô không
có lựa chọn nào ngoài nghĩ về Dong Ho như một người em trai.
Không có điều gì ngoài việc tình yêu định mệnh đau khổ này có thể để lại
han trong
trái tim Song Hwa. Hoàn cảnh ngăn cấm tình yêu của cô đã trở thành
nguồn gốc của nỗi đau tinh thần không thể tả nổi. Đó là lý do tại sao
Song Hwa đánh tiếng để lại sau khi cô đi, giúp Dong Ho cuối cùng cũng
tìm ra cô. Tuy nhiên, khi đoàn tụ, cả hai chọn giao kết qua pansori, sự
phối hợp giữa hát và trống. Họ có thể muốn gì đó hơn nữa, nhưng nó sẽ
ảnh hưởng tới
han. Có vẻ như phân tâm học của Freud được áp dụng ở đây.
Từ góc nhìn này, điều Im Kwon Taek muốn thể hiện thông qua bộ phim không
phải là sự yêu thương nồng ấm của con người. Cũng không phải nghệ thuật
vị nghệ thuật. Ông hẳn phải muốn kể một chuyện tình đau xé lòng.
Yu Bong nói trong bộ phim, “
Dongpyonje nặng nề còn
Seopyonje thì cảm xúc vì bi ai hơn. Hai ca khúc không có ranh giới khi họ bỏ qua
han.”
Điều này nói ra trọn vẹn chủ đề mấu chốt của bộ phim.
Seopyonje (1993)
Đạo diễn: Im Kwon Taek
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea.net
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi