Ở tuổi 75, nhà làm phim này tiếp tục khám phá vùng đất mới. “Tôi không
bịa đặt trong phim của mình… Tôi chỉ đơn giản cố gắng ghi lại điều chúng
ta cảm nhận trong cuộc sống hằng ngày.”
Dù vị đạo diễn 75 tuổi có thể không quan tâm đến việc cập nhật cách nói
chuyện, ông không bao giờ thất bại trong việc tạo nên những ngôn ngữ
tượng hình lẫn tượng thanh mới trên màn ảnh. Danh sách tác phẩm đồ sộ
của ông bao quát nhiều phong cách và đề tài khác nhau, nhưng những phim
của ông có một ngôn ngữ chung, như những tấm gương, chúng chân thực
truyền tải tất cả cái đẹp, sự can đảm, niềm vui thích và nỗi buồn của
cuộc đời. Và với những yếu tố đó phim của ông đã mang tiếng nói vượt qua
những biên giới và thế hệ.
“Tôi không lừa dối trong phim của mình,” Im Kwon Taek nói với
The Korean Times.
“Tôi ghi lại những khoảnh khắc và tâm trạng đầy cảm hứng, thay vì mổ xẻ
một cách có lý trí một đề tài đã chọn. Đơn giản là tôi cố gắng nắm bắt
được những gì chúng ta cảm nhận trong cuộc sống hằng ngày của mình.”
Nhà làm phim Im Kwon Taek uống cà phê sáng trong buổi phỏng vấn với The Korea Times
tại một quán gần nhà ở Suji, tỉnh Gyeonggi [Ảnh: Jesse Chun cho The Korea Times]
“Tôi không lừa dối trong phim của mình,” Im Kwon Taek nói với
The Korean Times.
“Tôi ghi lại những khoảnh khắc và tâm trạng đầy cảm hứng, thay vì mổ xẻ
một cách có lý trí một đề tài đã chọn. Đơn giản là tôi cố gắng nắm bắt
được những gì chúng ta cảm nhận trong cuộc sống hằng ngày của mình.”
Trong
Chungyang (1999) ông chuyển sang dạng tường thuật thông thường có xen lẫn pansori (nhạc thính phòng Hàn Quốc), trong khi
Hanji, dự án phim chất lượng cao đầu tiên của ông, là sự pha trộn giữa cấu trúc hư cấu với tính tư liệu một cách khó hiểu.
Chukje
(1996) còn hơn cả một sự tái hiện của những nghi thức tang lễ lâu đời ở
đây và khám phá nghịch lý trong việc hòa trộn những giá trị Phật giáo,
Khổng giáo và Saman giáo.
Một nhà làm phim thành công thường gây
sửng sốt theo phong cách Shakespeare, Im Kwon Taek cố gắng tìm hiểu ý
nghĩa đương đại của truyền thống trong bối cảnh một Hàn Quốc hiện đại,
đồng thời cũng động chạm đến những đề tài phổ quát.
Nhưng ông
lưu ý, “Có lúc tôi làm phim hoàn toàn không suy nghĩ.” Trong thập niên
60 mình ông làm khoảng 50 phim. Hầu hết là những tác phẩm mang tính giải
trí cạnh tranh với những tác phẩm nhập khẩu của Hollywood khiến cho ông
trở thành nhà làm phim được yêu thích tại các phòng vé.
“Tôi làm
việc với mục tiêu đam mê là nâng tầm điện ảnh Hàn Quốc ngang hàng với
những bộ phim Mỹ hạng ba. Nhưng những tác phẩm này giống như phim Viễn
Tây giả tạo và chẳng liên quan gì đến Hàn Quốc.” Đó là lúc ông quyết
định làm thứ gì đó chỉ người Hàn Quốc có thể làm, phản ánh cuộc sống ở
nơi đây và hiện tại.
Người Hàn Quốc có một tinh thần bất diệt và sự độc đáo vô song. Sự độc
đáo và tính thẩm mỹ trong văn hóa Hàn Quốc đã tồn tại ngay cả trong thời
kỳ thuộc địa, chiến tranh và sự kiểm duyệt. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều
về nét tinh túy của Hàn Quốc và tôi nghĩ đó là ‘heung’,” ông nói, ám chỉ
năng lượng bùng nổ thể hiện trong cách mà người Hàn Quốc tụ họp để cổ
vũ cho đội tuyển bóng đá quốc gia.
Poster phim Hanji (ảnh trái) và Chukjie
Và vì vậy Im Kwon Taek tiếp
tục khám phá những đối tượng khác nhau từ nhà sư đến kẻ du thủ du thực
đường phố. Loạt phim hành động
The General’s Son trở thành một trong những tác phẩm thành công phòng vé nhất thập niên 90 trong khi
Seopyeonje (1993), nói về một ca sĩ nhạc truyền thống, trở thành tác phẩm trong nước đầu tiên thu hút một triệu lượt xem.
Nhưng
Im Kwon Taek chưa bao giờ hy vọng những phim này nổi tiếng bởi ông đã
chọn nỗ lực bất thường. Sẽ phù hợp hơn nếu gọi ông là một nghệ sĩ đương
đại có thiên hướng thích thử nghiệm. Ông có thể có 101 bộ phim nhưng với
là một “chuyên gia về thử nghiệm và tìm lỗi” tự phong, ông không có “bí
quyết” khi nói đến ngón nghề.
“Tôi không nghĩ mình lặp lại
những gì thành công trong quá khứ. Tôi không bao giờ thỏa mãn với tác
phẩm của mình. Thường những nhà làm phim cố gắng sử dụng cảnh họ quay
hết mức có thể nhưng các biên tập viên thường bất ngờ bởi số lượng cảnh
tôi muốn vứt đi. Mặc dù tôi bắt đầu với ý định hướng đến chủ đề, tôi
luôn kết thúc bằng việc bỏ đi nhiều thứ.”
Một số nghệ sĩ xuất sắc
nhất nhận ra hiệu quả của việc lược bỏ. Nhưng sự biên tập điên cuồng
của Im Kwon Taek có vẻ như còn hơn cả chuyện đưa ra những quyết định
mang tính nghệ thuật táo bạo.
Sinh năm 1936, Im Kwon Taek đã
chứng kiến hết các biến động chính trị của lịch sử hiện đại Hàn Quốc, từ
thời kỳ thuộc địa Nhật Bản (1910-45) đến Chiến tranh Triều Tiên
(1950-53) và chế độ độc tài chuyên chính quân sự. Ông đã quá quen thuộc
với những hạn chế kiểm duyệt khắt khe.
“Khi tất cả những cảnh này
bị cắt bỏ, bản thân bạn trở thành một người kiểm duyệt. Bạn cảm thấy
nhỏ bé và chỉ cố gắng hết sức cho công việc trong hệ thống,” ông nói,
nhớ lại thời kỳ Chiến tranh lạnh khi ông phải miêu tả một số cảnh dưới
hình thức đen trắng bởi, ví dụ như, đồng phục quân đội Bắc Triều Tiên
nhìn “quá sang”. Dưới chế độ quân sự, chính quyền yêu cầu ông thay đổi
những tựa đề mang tính ẩn dụ như
Wolf of Alaska bởi bộ phim được đề cập không thực sự nói về những động vật châu Mỹ.
“Cuối
thập niện 70 tôi đã xem một kịch bản phim điện ảnh Nhật và đã bị bất
ngờ bởi sự tự do được cho phép trong phim. Tôi đã làm một vài phim được
gọi là “gây tranh cãi” sau đó, nhưng tôi không tìm cách nổi loạn chống
chính quyền. Tôi chỉ đơn giản thực hiện những bước chập chững rất nhỏ để
kể câu chuyện tôi muốn, cho rằng nó vẫn nằm trong giới hạn an toàn.”
Vào
thập niên 80 ông bắt đầu nhận được những lời mời tham dự nhiều liên
hoan phim quốc tế nhưng ông cũng không được nền chính trị nước ngoài
buông tha.
Poster phim The General's Son (ảnh trái) và Seopyeonje
Kilsodeum (1985) tranh giải tại Liên hoan phim Berlin và Kang Soo Yeon giành Giải nữ diễn viên xuất sắc nhất cho vai diễn chính trong
Surrogate Mother (Liên hoan phim Venice 1987) và
Come Come Come Upward
(Liên hoan phim Moscow 1989). Một mật vụ hộ tống ông và báo chí quốc tế
sẽ luôn hỏi những câu hỏi chính trị về sự chia tách Nam – Bắc Triều
Tiên hoặc giới hạn kiểm duyệt.
“Không ai muốn thảo luận về giá
trị nghệ thuật trong tác phẩm của tôi,” ông thở dài khi nhớ lại quãng
thời gian đó. Nhưng hôm nay những phim của ông như
Chukje là một trong số rất ít tác phẩm được chiếu ở Pyongyang mà không bị kiểm duyệt.
Tuy
nhiên, ông vẫn không cảm thấy hoàn toàn tự do bởi sự kiềm chế của chính
mình. “Sau khi sống với những hạn chế một thời gian quá dài và ép buộc
bản thân tự giới hạn phạm vi tưởng tượng, tôi vẫn không cảm thấy tự tin
rằng mình đã phá vỡ sự giam hãm của chính mình.”
Nhưng chỉ bởi
tinh thần Hàn Quốc “heung” kiên định vốn có, điều tương tự có thể được
dùng để nói về ý định nghệ thuật của ông. Năng lượng bùng nổ tràn ngập
ngay cả trong những phim chậm rãi, trầm tư nhất của ông.
“Phim
của tôi không dễ hiểu. Nhưng phải có người hiểu chứ, đúng không? Từ quan
điểm của một nhà sản xuất, hợp tác với tôi là một sự phiền toái. Đúng
là ích kỷ nhưng có những vấn đề mà một nhà đạo diễn phải giải thích trên
màn ảnh,” ông nói.
“Một luật sư đóng vai phụ trong
Chukje
gần đây liên lạc với tôi, nói với rôi rằng anh xem lại bộ phim và nhận
ra ý nghĩa đầy đủ của nó sau 20 năm. Đó là một phần thưởng khi biết rằng
họ chịu đựng dù cho đã bị lờ đi từ đầu,” ông nói trong Liên hoan phim
Busan lần thứ 16.
Cuộc phỏng vấn này được thực hiện sau đó. Ông
thưởng thức tách cà phê sáng sau khi đi dạo trên bãi biển cùng vợ, nữ
diễn viên đã nghỉ hưu Chae Ryeong, gần đây có đóng một vai nhỏ trong
Hanji.
“Thật
tuyệt khi nhìn thấy điện ảnh Hàn Quốc trở nên có danh tiếng với điện
ảnh quốc tế đến thế và Liên hoan phim Busan đã lớn mạnh thế nào. Điều
này thực sự cảm động, đặc biệt bởi mọi người thậm chí đã từng không biết
Hàn Quốc ở đâu khi tôi đến các liên hoan phim nước ngoài những năm
1980.”
Ông xem Busan là quê nhà không chỉ bởi liên hoan phim lớn
nhất Hàn Quốc, điều mà ông chưa từng để lỡ một lần nào từ khi xuất hiện
vào năm 1996, mà còn bởi thành phố cảng miền nam này là nơi ông sống sau
khi bỏ nhà đi thời thiếu niên. Cái công việc ông đã bắt đầu làm là trợ
lý đạo cụ tại trường quay bán thời gian lại trở thành một sự đeo đuổi
suốt đời.
Nhìn lại tuổi trẻ của mình ông nói ông sẽ không muốn quay lại, đặc biệt là thời kỳ ông làm những phim bắt chước Hollywood.
“Nhưng
đó là một kinh nghiệm vô giá thực sự khiến tôi biết giờ đây mình là ai.
Tôi thích ở độ tuổi của mình hiện giờ. Về mặt thể chất bạn yếu đi,
đúng, nhưng có những bài học cuộc sống bạn chỉ có thể học cùng tuổi tác –
và bạn có thể làm phim mà không cần đến nhiều hơn những tri thức bạn đã
biết.”
Khi được hỏi liệu ông có bất cứ lời khuyên nào cho các
nhà làm phim trẻ tuổi không, ông lắc đầu. “Tương lai của điện ảnh là
dành cho và là của người trẻ. Những người làm phim trẻ tuổi không chịu
giới hạn khi làm phim. Tôi tin vào tài năng của họ.”
Về dự định
trong tương lai của mình, Im Kwon Taek nhún vai. “Nếu bạn có thể sống
một cuộc đời điên cuồng về điện ảnh, thì chỉ có thế thôi,” ông nói. Chỉ
mới vừa làm bộ phim kỹ thuật số đầu tiên, rất có khẳ năng ông sẽ tiếp
tục với truyền thông. Nhưng hiện giờ, ông cảm thấy tự hào vì đã cưới vợ
cho người con trai cả. “Tôi đã từng không chắc mình có thể sống đến lúc
thấy con vào đại học.”
Những lời khuyên tốt đẹp của ông có vẻ như
phản ánh tính chất sâu xa nhiều tầng trong phim ông làm, trong khi sự
rõ ràng tuyệt đối trong đôi mắt nâu nhạt của ông thể hiện sự ngoan cường
mà cùng với nó ông kể những câu chuyện mà ông tin tưởng. Ông cười như
một cậu nhóc khi nghe bình luận về đôi mắt của mình, bảo rằng, “Đó là
bởi tôi chưa trưởng thành.”
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi