Phim tài liệu sáu tập theo chân những người lính cứu hỏa ở hai thành phố khi họ đảm nhận công việc ứng phó khẩn cấp.
Lính cứu hỏa vật lộn với ngọn lửa
|
Công việc lính cứu hỏa là nguy hiểm — khoác lên
người bộ trang phục bảo hộ dày cộm, lao vào tòa nhà đang cháy giải
cứu người bị nạn. Dẫu đó là một phần quan trọng trong công việc của họ,
nhưng lính cứu hỏa có thời khóa biểu hằng ngày đa dạng hơn vậy.
Call 119, tựa tiếng Trung
119 thỉnh hồi đáp,
phim tài liệu sáu tập phát trên Tencent Video từ ngày 11/8, nói
về hai đội lính cứu hỏa, lần lượt ở Trùng Khánh, tây nam Trung Quốc, và
Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang ở đông bắc Trung Quốc, trong gần một
năm. Với sự hỗ trợ của Cục Cứu hỏa và Cứu hộ thuộc Bộ Quản lý khẩn cấp,
đoàn làm phim đã ở cùng hai đội cứu hỏa này trong hai tháng và quay
khoảng 12.000 giờ cảnh quay.
Theo nhà sản xuất, hai thành phố này được chọn vì có “nét đặc trưng” rõ ràng.
Trùng
Khánh có khoảng 36.000 tòa cao ốc, thuộc loại nhiều cao ốc nhất Trung
Quốc, khiến việc sơ tán và kiểm soát hỏa hoạn là một nhiệm vụ thách thức
hơn. Cáp Nhĩ Tân, nơi thực hiện cảnh quay từ tháng 12 đến tháng 5, giá
lạnh vào mùa đông, với nhiệt độ trung bình ban đêm dưới âm 30 độ C.
Trong giá lạnh ở Cáp Nhĩ Tân
|
Phim tài liệu này còn ghi lại những khía cạnh ít biết đến của công việc
lính cứu hỏa, từ giải cứu một chú mèo con bị lạc run rẩy trên gờ cửa sổ
tầng 10 đến việc dùng kéo để tháo chiếc nhẫn ra khỏi ngón tay sưng tấy
của ai đó.
Ngô Tử Quyên, tổng đạo diễn, nói rằng đoàn làm phim đã
quen với việc ngủ gục trong khi mặc trang phục cứu hỏa để nhanh chóng
theo chân những người lính khi nhận được cuộc gọi khẩn cấp.
Quy
tắc quản lý khẩn cấp Trung Quốc quy định thời gian phản ứng cho một đơn
vị cứu hỏa là trong vòng 45 giây ban ngày và không quá một phút ban đêm,
theo Li Baite, một cựu lính cứu hỏa ở Trùng Khánh.
Vì nghề cứu
hỏa trở nên chuyên nghiệp hóa hơn trong những năm gần đây, công việc
thường ngày cùa một lính cứu hỏa đã mở rộng sang việc huấn luyện khắc
nghiệt, chẳng hạn như thực hành cắt bóng đèn để đạt được kỹ năng khéo
léo cần thiết cắt cửa kính chính xác hơn, Li Baite nói.
Lính cứu hỏa cắt bóng đèn để rèn kỹ năng cắt cửa kính
|
Zhu Lexian, giám đốc sản xuất bộ phim, nói lý do chọn chủ đề này là để
khán giả hiểu về hệ thống cứu hỏa quốc gia và công việc của lính cứu hỏa
là giữ an toàn cho cộng đồng.
“Thực tế là sức hấp dẫn lớn nhất
của một phim tài liệu. Tất cả các câu chuyện trong phim là những vụ việc
đời thực, và sẽ giúp khán giả có thêm kiến thức về sơ cứu cơ bản và xử
lý vết thương,” ông nói thêm.
Trong một tập phim, khán giả thấy
người cha và đứa con trai trưởng thành ném bạch tửu vào nhau và sau đó
châm ngòi cho cuộc cãi vã gia đình ác liệt. Người cha bị bỏng nặng. Các
nhân viên cứu hóa, khi đến nơi, cố gắng hết sức thuyết phục người cha
đừng động vào bất kỳ thứ gì để tránh bị nhiễm trùng. Ông phớt lờ họ, tựa
vào tường, và thậm chí còn ngã lưng xuống đất trong khi la mắng con
trai.
Lính cứu hỏa giải cứu một chú mèo con bị lạc run rẩy trên gờ cửa sổ tầng 10
|
“Chúng tôi sốc khi biết người cha qua đời ba ngày sau khi nhập viện vì
nhiễm trùng nặng,” đạo diễn nói, cho biết thêm rằng bà còn hy vọng phim
tài liệu này sẽ cho khán giả thấy những tình huống đôi khi sẽ vượt tầm
kiểm soát.
Đôi khi, công việc của lính cứu hỏa có thể biến thành một trận chiến tâm lý.
Trong
một vụ việc, được quay ở Trùng Khánh, người ta thấy một người ảnh hưởng
trên mạng đứng ở gờ nóc nhà cao tầng cầm con dao sau khi phẩu thuật
thẩm mỹ sửa mũi hỏng. Đứng đó vài giờ thuyết phục cô nàng giữa mùa hè
nóng bức quay vào, hai người lính cứu hỏa cuối cùng cũng thành công đánh
lạc hướng người phụ nữ đang khóc, giật lấy con dao và đưa cô ta xuống
an toàn.
“Phim tài liệu này muốn ca ngợi người lính cứu hỏa anh hùng, song còn
đóng vai trò chiếc kính vạn hoa thể hiện những khía cạnh đời thực trong
xã hội chúng ta,” Wu Zijan nói. “Chúng tôi mong khán giả trân trọng ý
nghĩa và giá trị cuộc sống hơn, đó là những gì chúng tôi mong đợi từ tác
phẩm này.”
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily