Đèn lồng gợi lên cảm giác ấm áp, chào đón, hiếu khách và cộng đồng. Các
thế hệ trước không có công tắc để bật, vì vậy ban đêm họ thắp sáng bằng
cách làm những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc, hình dạng và kích cỡ khác
nhau từ những chiếc đèn lồng thỏ thường được trẻ em yêu thích, đến cao
siêu và phức tạp được miêu tả như khinh khí cầu.
Phong cách độc đáo của đăng thái Tô Châu
|
Tô Châu ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc từng là trung tâm sản xuất
đèn lồng — một truyền thống kéo dài hơn 1.500 năm. Phong cách độc đáo
của nó,
đăng thái (đèn lồng hoa mỹ), dựa trên đường nét của
kiến trúc truyền thống có thể tìm thấy trong các khu vườn cổ kính nổi
tiếng của Tô Châu.
Wang Xiaowen, 70 tuổi, làm đèn lồng đã hơn 50 năm. Là nghệ nhân cấp quốc gia duy nhất của nghề thủ công
này trong khu vực, giờ đây ông đang phải đối mặt với chuyện không thể
tránh khỏi là ánh đèn lồng tắt lịm trước ánh đèn điện sáng trưng.
Tuy
nhiên, ông tin rằng những chiếc đèn lồng thủ công vẫn có thể khiến cư
dân thành thị quý trọng, và đã và đang nỗ lực đưa huyền thoại tuyệt đỉnh
đèn lồng Tô Châu trở thành hiện thực, “chiếc đèn lồng lụa 10.000 mảnh”,
kết hợp kỹ năng cắt giấy với thủ công đèn lồng để tạo ra hiệu ứng trong
mờ.
Người nghệ nhân trong phim tin rằng những chiếc đèn lồng thủ công
vẫn có thể khiến cư dân thành thị quý trọng, và đã và đang nỗ lực đưa
huyền thoại tuyệt đỉnh đèn lồng Tô Châu trở thành hiện thực
|
Tham khảo tài liệu lịch sử, nghệ nhân Wang phải thực hiện 500 mảnh mỗi
ngày cho mặt ngoài của chiếc đèn lồng, và khoảng cách giữa mỗi mảnh chưa
đến một milimet.
“Về cơ bản, trên đời có hai loại đèn: đèn cho
người khác và đèn cho chính mình. Đèn làm cho người khác được treo bên
ngoài và hết hạn phục vụ thì hết. Đèn dành cho chính mình được đặt trong
trái tim của một người và luôn soi đường dẫn lối,” Wang nói.
Câu chuyện của ông được ghi lại trong bộ phim tài liệu
The Magical Craftsmanship of Suzhou, đã công chiếu tại các rạp Trung Quốc vào ngày 10/7.
Phim
tài liệu tập trung vào 12 nghệ nhân tiêu biểu của Tô Châu, những người
chuyên về chín phong cách thủ công mỹ nghệ trong khu vực. Họ khác nhau
về độ tuổi và lĩnh vực chuyên môn, nhưng tất cả đều dành cả đời để bảo
vệ và truyền lại những tác phẩm nghệ thuật và tay nghề thủ công.
Tác phẩm thêu Tô Châu mang phong cách tranh thủy mặc Trung Hoa
|
Ngoài làm đèn lồng, các nghề thủ công được miêu tả bao gồm gấm Tùng
Cẩm, đồ thêu Tô Châu (Tô tú), nội thất thời nhà Minh (1368-1644) và
chạm khắc trên hạt.
Những phong cách vừa kể chỉ mới cung cấp một
cái nhìn sơ lược về di sản văn hóa phi vật thể của Tô Châu, vì thành phố
này, từ thời cổ đại, đã là trung tâm thủ công dân gian lớn. Tô Châu đã
được UNESCO liệt kê trong Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo vào năm 2014
là Thành phố Sáng tạo về Thủ công mỹ nghệ và Nghệ thuật Dân gian.
“Chúng
tôi nghĩ rằng việc tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo là cơ hội
để chúng tôi chia sẻ với nhiều người hơn văn hóa truyền thống và sự biến
đổi hiện đại của Tô Châu, và phim tài liệu là phương tiện tuyệt vời để
giới thiệu điều đó,” Lý Lập Hoành, nhà sản xuất của bộ phim cho biết. Lý
Lập Hoành cũng là giám đốc văn phòng quản lý và bảo vệ di sản văn hóa
phi vật thể của Tô Châu.
Họa tiết cắt giấy trang trí trên đèn lồng
|
Lý Lập Hoành giải thích rằng chín nghề thủ công được chọn để đại diện
cho nền văn hóa truyền thống phong phú rất nổi tiếng và mọi người lập
tức liên hệ chúng với Tô Châu, chẳng hạn như tranh thêu Tô Châu. Ngoài
ra còn có một số nghề có thể hơi lỗi thời nhưng vẫn thể hiện được tay
nghề chuyên môn cổ xưa xuất sắc, chẳng hạn nghề dệt gấm Tùng Cẩm, năm
2009 đã được đưa vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể Thế giới của
Nhân loại được UNESCO công nhận.
“Từ sự tương tác giữa con người
và nghề, chúng tôi muốn trình bày cốt lõi của nghề thủ công đương đại:
một tâm hồn cởi mở và khoan dung, chú ý đến từng chi tiết khi tiến hành
nghiên cứu, tôn trọng mọi sự sống, và kiên trì theo đuổi sự đổi mới,”
đạo diễn bộ phim tài liệu này, Tôn Tăng Điền, nói.
Nhiều nghề thủ
công truyền thống dù có lịch sử lâu đời nhưng vẫn không ngừng phát
triển nhờ vào sự khéo léo của những người kế thừa. Nghệ nhân thêu Tô
Châu Thẩm Thọ (1874-1921), lấy cảm hứng từ nghệ thuật phương Tây, đã
phát minh ra kỹ thuật cho phép bức tranh thêu trông giống tranh sơn dầu
chủ nghĩa hiện thực.
Diêu Huệ Phân, nghệ nhân thêu Tô Châu trong phim
|
Câu chuyện về một người thợ thêu thời hiện đại sáng tạo tương tự, Diêu
Huệ Phân, đã phát minh ra mũi thêu đơn giản, cũng được kể lại trong bộ
phim tài liệu. Với mũi thêu tinh tế và lựa chọn màu sắc hạn chế, cô có
thể thể hiện những hình ảnh từ thời kỳ Phục hưng lên lụa.
Một
trong những tác phẩm mang tính biểu tượng của cô là bức thêu bản sao chân dung tự họa của Leonardo da Vinci. Trong nhật ký làm việc của
mình, cô viết về quá trình sáng tạo: “Mỗi đường kim, mũi chỉ của tôi đều
là quá trình tô điểm cho chính Da Vinci. Tôi cảm thấy kim chỉ sống dậy,
rằng chúng đang giao tiếp với Da Vinci bằng ngôn ngữ riêng.”
Diêu Huệ Phân cũng đã khám phá nghệ thuật đương đại để mở rộng ranh giới của nghề truyền thống này.
Một trong những tác phẩm mang tính biểu tượng của Diêu Huệ Phân là bức thêu bản sao chân dung tự họa của Leonardo da Vinci
|
Năm 2017, lần đầu tiên khi tranh thêu Tô Châu được giới thiệu tại China
Pavilion ở Venice Biennale, cô và chị ruột Diêu Huệ Thanh đã làm việc
với một nghệ sĩ đương đại Trung Quốc để tạo ra 34 tác phẩm thêu, gồm cả
bản tái hiện một buổi thiết triều thời nhà Tống (960-1279) bức tranh
kinh điển với hơn 50 kiểu thêu.
Theo Lý Lập Hoành, nhiều nghề thủ
công truyền thống của Tô Châu đã thu hút sự quan tâm ở tầm quốc tế và
đã tìm cách đổi mới thông qua hợp tác quốc tế. Cuộc thi chạm khắc ngọc
Zigang Cup hằng năm, trước khi bùng phát COVID-19, đã từng thu hút hàng
chục tác phẩm dự thi ở nước ngoài thể hiện thẩm mỹ đa dạng cũng như tạo
điều kiện giao lưu văn hóa và học hỏi lẫn nhau.
Cùng với việc
phát hành rạp, các buổi chiếu phim tài liệu quy mô nhỏ cũng đã được tổ
chức tại các thành phố lớn của Trung Quốc, để khán giả có thể tìm hiểu
thêm về những nghề thủ công truyền thống này trong các buổi hỏi đáp với
chính nghệ nhân hậu duệ.
Wang Miaomiao, một khán giả tại buổi chiếu ngày 17 tháng 7 ở Bắc Kinh,
nói cô rất xúc động khi xem bộ phim tài liệu. Cô nói: “Trong thời đại
phát triển nhanh chóng như vậy, có những người sẵn sàng cống hiến bản
thân để ghi lại các tác phẩm nghệ thuật và thủ công của Tô Châu. Bộ phim
có thể là một sự giới thiệu cho những người không biết gì về hàng thủ
công, và đó cũng là cách thuận tiện để mọi người khám phá một lĩnh vực
mà họ quan tâm muốn tìm hiểu thêm.”
Nhiều tác phẩm của những nghệ
nhân thủ công này cũng được tôn vinh bằng hiện vật, như gian hàng Đồ
thủ công mỹ nghệ Tô Châu đã được khai trương tại Trung tâm Hội nghị và
Triển lãm Quốc gia (Thượng Hải) vào cuối tháng 5.
Cảnh đêm Tô Châu trong ánh đèn lồng trên phim
|
Gian hàng là triển lãm đầu tiên trưng bày bộ sưu tập hàng thủ công Tô
Châu, với hơn 200 tác phẩm của 36 bậc thầy, và kết hợp 12 danh mục hàng
thủ công và nghệ thuật truyền thống của khu vực.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily