Tin tức

2013: năm quyết định của ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc

30/01/2013

Lên kế hoạch vượt qua Mỹ để trở thành phòng vé lớn nhất thế giới trước năm 2020, Trung Quốc trở thành tâm điểm khi tiếp tục tăng trưởng chóng mặt và phát triển rạp chiếu phim với sự giúp đỡ của giới trung lưu Trung Quốc đầy tham vọng và bành trướng hơn bao giờ hết.

Theo EntGroup Consulting, doanh thu phòng vé Trung Quốc đã tăng 30,18% lên đến 2,7 tỉ đôla năm 2012. Tuy nhiên, phần lớn nguồn lợi cố định vẫn đến từ các phim Hollywood nhập khẩu. Năm 2012, chỉ có ba phim Trung Quốc, Lost in Thailand, Họa bì 2, và 12 con giáp của Thành Long nằm trong danh sách mười bộ phim có doanh thu cao nhất năm 2012. Tất cả các phim còn lại đều là phim Mỹ, với Titanic 3D dẫn đầu, đạt 935 triệu nhân dân tệ (tương đương 150 triệu đôla).

Lost in Thailand

Trong khi sự phổ biến của các phim bom tấn với khán giả Trung Quốc trở thành một thị trường lớn hơn cho Hollywood – đặc biệt là sau bản thỏa thuận thương mại mới với Trung Quốc cho Mỹ cơ hội gia tăng số lượng phim xuất khẩu sang Trung Quốc – và có thể vé xem phim giá rẻ hơn cho khán giả nước này, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc tiếp tục đối mặt với những trở ngại đã có từ lâu bao gồm “thay đổi sở thích khán giả trong một thị trường đa dạng, cảnh quay kỹ thuật số có tính cạnh tranh cao và hiện đại, nhạy cảm về giá cả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, sự kiểm soát của nhà nước và những hạn chế về quy định.”

Ví dụ như trong khi các phim nhập khẩu thường đứng đầu bảng xếp hạng Trung Quốc, ngày phát hành phim bị trì hoãn hoặc cùng ngày là một trong nhiều quy định gây bực dọc mà các hãng sản xuất và nhà làm phim lớn phải đấu tranh. Việc ngày phát hành phim về James Bond mới nhất, Skyfall bị trì hoãn, nhiều người phỏng đoán, nhằm hạn chế khả năng bộ phim này vượt trội Back to 1942 của Phùng Tiểu Cương. Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc, đơn vị điều tiết ngành công nghiệp điện ảnh nước này, có thể lên kế hoạch phát hành Skyfall cùng lúc với The Hobbit, vào tháng 2.

Back to 1942

Song, đừng đứng núi này trông núi nọ, khi chính các nhà làm phim Trung Quốc bị quản lý chặt chẽ, và hơn bao giờ hết đang đối diện với sự cạnh tranh từ các phim nước ngoài ngay trên sân nhà. Điền Tiến, tổng cục phó Tổng cục Phát thanh, Truyền hình và Điện ảnh Trung Quốc (SARFT), gần đây cho biết, “Sự thống trị của phim nội địa ở thị trường điện ảnh Trung Quốc đã bị lung lay. Các phim nội địa đang đối mặt với áp lực rất lớn. Lý do khách quan là phim nước ngoài giáng một đòn vào phim Trung Quốc.” Đạo diễn Lục Xuyên (City of Life and Death / Nam Kinh! Nam Kinh!) nói thay cho nhiều đạo diễn Trung Quốc khi bày tỏ sự thất vọng đối với hệ thống kiểm duyệt, cho The New York Times biết:

“Chúng ta cần môi trường công bằng, thoải mái và dễ chịu để sáng tạo, như Hollywood. Phim của họ có thể có người ngoài hành tinh tấn công Los Angeles, thậm chí ngập tràn Nhà Trắng. Phim ảnh không nên chỉ là một công cụ tuyên truyền. Năm nay là một năm khủng hoảng đối với phim Trung Quốc. Nếu chúng ta thất bại bây giờ, có thể nhiều nguồn tài trợ sẽ chuyển sang Hollywood, chứ không phải Trung Quốc. Và chuyện gì sẽ xảy ra năm tới?”

Đồng ý với ý kiến đó, nhà làm phim ở Bắc Kinh Ngũ Sĩ Hiền – bộ phim mới nhất của ông Inseparable là tác phẩm thuần Trung Quốc đầu tiên có ngôi sao Hollywood Kevin Spacey đóng chính – cho biết thêm, “Chúng ta đang ở thế bất lợi vì hệ thống điều chỉnh hoặc kiểm duyệt hiện tại đối xử với phim Trung Quốc và phim Hollywood không giống nhau.” Đạo diễn Lâu Diệp công khai sự thất vọng trước những yêu cầu cắt bỏ của SARFT đối với bộ phim mới nhất của ông trên microblog, viết rằng, “Chúng ta hẳn không sợ điện ảnh! Nếu một quốc gia, một hệ thống cảm thấy sợ hãi trước phim ảnh, ắt hẳn không phải vì điện ảnh mạnh mẽ, mà là vì [quốc gia và hệ thống đó] yếu kém.”

Nam Kinh! Nam Kinh!

Vì thế, thị trường điện ảnh Trung Quốc tiếp tục lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, khi nhanh chóng bị các phim Hollywood thống trị (dẫu sau một loạt các quy định), đánh giá thấp sự sáng tạo trong nước bị kiểm duyệt gắt gao. Theo Voice of America, mặc dù các nhà lập pháp Trung Quốc nhận ra rằng các phim nội địa đang đối mặt với áp lực ngày càng tăng khi cạnh tranh với phim nước ngoài, những động thái nhằm điều chỉnh các nguyên tắc kiểm duyệt của Trung Quốc, có xét đến những hệ thống khác như hệ thống phân loại của Mỹ, hãy còn khiêm tốn.

Thay vì vậy, chính quyền Trung Quốc cố gắng bảo vệ ngành công nghiệp điện ảnh trong nước bằng cách áp đặt hạn ngạch lên phim nước ngoài nhập vào Trung Quốc mỗi năm, con số tăng lên từ 20 đến 34 năm 2012. Ngoài ra, các rạp phim còn được khen thưởng về tài chính vì chọn chiếu các phim nội địa. Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy, chỉ áp đặt hạn ngạch không phải là tấm vé vàng đi đến thành công. Rõ ràng, nếu không có một số thay đổi vào thời gian tới, 2013 sẽ vẫn là một năm nhiều bất đồng trong ngành điện ảnh Trung Quốc, không chỉ vì Hollywood hạ gục nước này trên sân nhà, mà còn là tranh cãi của các nhà biên kịch, đạo diễn và nhà sản xuất phim Trung Quốc – dù có uy tín hay ở dạng triển vọng.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Chinese Films


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.