Tin tức

3D hay không 3D: Hãy chọn vé đúng để xem Abraham Lincoln: Thợ săn ma cà rồng

01/08/2012

Có lẽ bạn không bao giờ nghĩ lại có cơ hội thấy vị tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ chiến đấu với ma cà rồng ở định dạng 3D hấp dẫn, thế nhưng Hollywood hiện đại quả là điều kinh ngạc và không đoán trước được.

Tuần này Abraham Lincoln: Vampire Hunter (phát hành ở Việt Nam với tựa Abraham Lincoln: Thợ săn ma cà rồng) không chỉ tái tưởng tượng cuộc Nội chiến ở Mỹ thành một cuộc chiến giữa người và xác sống, phim còn trình bày sự tái tưởng tượng đó ở chiều không gian thứ ba.

Vậy nếu bạn muốn theo cùng phiên bản lịch sử Hoa Kỳ viết lại này thì liệu có đáng chi thêm tiền vé 3D không? Quái vật Điện ảnh lại có mặt ở đây để giúp bạn định đoạt, với bài viết mới nhất của Cinema Blend cho chuyên mục 3D hay không 3D. Chúng ta sẽ mổ xẻ những hiệu ứng 3D trong phim Abraham Lincoln: Vampire Hunter từng chút một để xem tất cả có hiệu quả không, và cuối cùng cho bạn đọc một đánh giá đúc kết chắc chắn phải giúp bạn biết được nên mua vé gì. Bắt đầu nhé!

Tính phù hợp

Một tiểu sử điển hình về Abraham Lincoln thì trái ngược rất nhiều với những gì bạn kỳ vọng sẽ xem được trên phim 3D này. Nhưng thắt nút về săn ma cả rồng tăng thêm nhiều cơ hội thấy ma cà rồng phọt máu me và Abe vung chiếc rìu chóp bạc khắp nơi. Rồi ma cà rồng lại chẳng ưa gì ánh nắng mặt trời, và hầu hết phim diễn ra về đêm -- không phù hợp với hiệu ứng 3D chút nào.

Điểm: 3/5

Kế hoạch và công sức

Đạo diễn Timur Bekmambetov nói trên trường quay về kế hoạch làm bộ phim này ở định dạng 3D trong đầu, dù cuối cùng ông chọn chuyển đổi hậu kỳ thay vì quay bằng máy quay 3D. Vậy thì đây không phải hoàn cảnh mà 3D áp đặt ông đạo diễn, và bạn có thể nói rằng quả là ông đã sắp đặt nhiều cảnh quay để tận dụng chiều không gian thứ ba. Nhưng một lần nữa, bạn buộc phải trừ điểm một bộ phim không làm hết sức mình mà chỉ muốn cưỡi ngựa xem hoa với máy quay 3D thôi.

Điểm: 4/5

Trước màn ảnh

Có người xem hiệu ứng này của 3D là phần phô trương -- bạn biết đó, vật này vật nọ bay ra khỏi màn hình về phía bạn, như thể chúng ở "phía trước" khung màn hình. Tác giả cho đây là phần thú vị, và Abraham Lincoln: Vampire Hunter tận dụng tốt điều này, dù có lúc thô thiển (một ngọn roi vung ra khỏi màn hình trước khi quất trúng một cậu bé? Thật sao?) Cái rìu của Abe đôi lúc bật ra khỏi màn ảnh, máu của ma cà rồng cũng vậy, và mặc dù phong cách hành động hỗn loạn không để những khoảnh khắc này nổi bật như lẽ ra phải thế, ít ra Bekmambetov cũng đã nỗ lực.

Điểm: 4/5

Sâu trong màn ảnh

Vậy nếu "trước màn ảnh" tức là những thứ "xồ" vào mặt bạn thì "sâu trong màn ảnh" nói về hiệu ứng ngược lại, khi 3D làm cho màn ảnh có vẻ sâu hơn nhiều, với không gian trải dài trước mắt bạn. Đây là một hiệu ứng 3D mà hậu chuyển đổi chưa có bao giờ làm tốt được như làm 3D từ đầu, và Abraham Lincoln không có gì khác. Thậm chí khó mà nghĩ ra có một cảnh nào có cảm giác rất sâu -- và với việc nhiều cảnh diễn ra trên chiến trường, phim đã bỏ lỡ cơ hội này.

Điểm: 1/5

Độ sáng

Sau khi bất mãn với sự lờ mờ ở phim Brave (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Công chúa tóc xù), tác giả thực sự ngạc nhiên vui sướng bởi độ sáng của phim Abraham Lincoln, đã kích sáng lên trong rất, rất nhiều cảnh về đêm. Phong cách hành động hỗn loạn của Timur Bekmambetov không phải lúc nào cũng khiến cho dễ mà nói rằng chuyện gì đang xảy ra, nhưng tuyệt đối đủ sáng, thế nên xin dành tiếng tăm cho nhóm chuyển đổi 3D nào đã đảm bảo cái cặp kính 3D như kính râm không cách gì che đi bộ phim được.

Điểm: 5/5

Thử bỏ kính

Cách thử xem liệu phim 3D có đáng tiền mình bỏ ra mà tác giả ưa thích là gỡ kính ra giữa chừng. Nếu hình ảnh trông thực sự mờ ảo, thì nó sẽ trở nên rất nổi khi bạn mang kính vào trở lại; còn nếu như xem ra chẳng có thay đổi gì, thì bạn biết ngay là không hề có chiều sâu. Abraham Lincoln thất bại ở khoản thử bỏ kính hết cảnh này đến cảnh khác, đến độ có những cảnh quả thực trông y hệt khi có đeo kính. Một lần nữa, đây là vấn đề muôn thuở của 3D hậu chuyển đổi, và là một bằng chứng khá mạnh mẽ rằng 3D ở phim này chỉ là cái mẽ hào nhoáng bề ngoài chứ không phải là điều cốt lõi với bộ phim.

Điểm: 1/5

Sức khỏe của khán giả

Phim 3D tệ đôi khi có thêm tác dụng phụ là khiến khán giả phát ốm, khi bạn cố gắng tự định hướng trong lúc các lát phim 3D cứ xoay xoành xoạch. Abraham Lincoln, có lẽ vì hiệu ứng 3D không mạnh, nên không có vấn đề này. Có thể bạn không cảm thấy có chiều sâu kỳ ảo nào cả, nhưng bạn cũng sẽ không cần có túi nôn.

Điểm: 5/5

Kết luận: Đây là một điểm số 3D dưới mức trung bình, và Abraham Lincoln là rất điển hình cho phim chuyển đổi 3D hậu kỳ -- không tệ quá sức, nhưng không hề chứng minh được sự cần thiết phải có 3D. Xem Bekmambetov có chút thú vị với tiềm năng bạo tay vì 3D cũng hay -- ông là dạng đạo diễn bạo tay -- nhưng lẽ ra ông phải nên quay 3D từ đầu nếu ông muốn tận dụng đích đáng công nghệ này. Bạn có thể dễ dàng bỏ qua khoản phụ thu 3D với phim này và xem Abe giết ma cà rồng bằng định dạng 2D thông thường là được rồi.

Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi

+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.