Vào thời điểm này sẽ là một sự ngạc nhiên nếu một bộ phim siêu anh hùng không có định dạng 3D, nên chẳng ai bị sốc khi The Wolverine (phát hành ở Việt Nam với tựa Người sói Wolverine) sẽ ra rạp vào thứ sáu này và cố thuyết phục bạn trả thêm phụ phí để xem phim qua cặp kính nhựa 3D.
Và này, Hugh Jackman đã trở lại, và không phải bạn luôn muốn xem những
chiếc vuốt sắt ở chiều thứ ba sao? Nhưng như chúng ta đã biết, không
phải tất cả định dạng 3D đều được làm chất lượng. Liệu
The Wolverine có đáng với tiền bạn bỏ ra?
Đó là lý do chúng tôi ở đây để trả lời trong bài viết mới nhất của mục
3D hay không 3D,
trong đó chúng tôi sẽ phân tích hiệu ứng 3D trong phim thành những phần
riêng biệt và giúp bạn quyết định liệu nó có xứng với phụ phí hay
không.
Tính phù hợp
Thoạt nhìn, chắc chắn rồi, rất nhiều phim siêu anh hùng có định dạng 3D, sao
The Wolverine lại không? Nhưng trong khi
Man of Steel / Người đàn ông thép có những trận chiến ở kích cỡ-thành phố để làm bạn lóa mắt với tầm cỡ của nó, và
The Avengers / Biệt đội siêu anh hùng có không gian vũ trụ để bạn hài lòng (ít nhất, trong rất nhiều cảnh phim),
The Wolverine
gần như là siêu anh hùng có cốt truyện siêu anh hùng gần gũi nhất
chúng ta từng xem những năm vừa qua, hầu hết về nhân vật Logan của Hugh
Jackman đang được cho vào trong bẫy phim tâm lý gia đình. Nên trong khi
vẫn có những cảnh chiến đấu, nhưng không gì trong số chúng thật sự gào
lên “chiều thứ ba” theo cách rất nhiều phim cùng thể loại đã có. Sự
thiếu hụt công nghệ đồ họa vi tính (CGI) – một yếu tố thường dẫn đến
định dạng 3D – không giúp gì cho số điểm ở mục này.
Điểm: 2/5Kế hoạch và công sức
Khi giám đốc của hãng phim nói rằng ông không hề biết bộ phim sẽ có định
dạng 3D chỉ vài tháng trước khi khởi quay, bạn có thể đảm bảo về một
cuộc chuyển đổi hậu kỳ, chính xác là những gì
The Wolverine
chính thức có được chỉ mới hồi tháng 9 năm ngoái, sau khi quá trình sản
xuất đã được thực hiện. Phát biểu trên trường quay đạo diễn James
Mangold thừa nhận rằng không quay bằng công nghệ 3D về cơ bản là vì ngân
sách, và dường như ông còn nhiệt tình về chiếc máy quay không-3D đang
dùng hơn bất cứ thứ gì đến trong quá trình hậu-chuyển đổi. Nói ngắn gọn:
đây là một trong số những công việc hậu-chuyển đổi mà không ai trong số
kế toán viên hãng phim nghĩ đến nhiều cho đến ngay sau khi bộ phim đã
được làm xong.
Điểm: 2/5Trước màn ảnh
Mục “trước màn ảnh” là nơi kể cả những bộ phim hậu-chuyển đổi đôi lúc có
thể mang đến niềm vui, thêm vào những bông hoa tuyết hay tro bụi hay
những vật chất dạng hạt khác để "xồ ra" trước màn ảnh, hay “trước” cửa
sổ của khung hình trên phim. Nhưng Mangold, người đã nhấn mạnh việc
không ưa những khoảnh khắc 3D “xồ ra” phô trương, gần như hoàn toàn bỏ
rơi lĩnh vực này. Kể cả những cảnh có hoa tuyết hay những vật thể khác
ngay trước nhân vật cũng không đặc biệt "xồ ra". Như thể ông đang quan
sát quá trình chuyển đổi và rành mạch nói, “Không, hãy chắc rằng không
có thứ gì trông như thể sẽ bay thẳng ra ngoài rạp” – dù cho mục này gần
như chiếm đến quá nửa sức hấp dẫn của định dạng 3D.
Điểm: 1/5Sâu trong màn ảnh
“Sâu trong màn ảnh” là mục đối lập với “trước màn ảnh”, là hiệu ứng 3D
cho phép những cảnh phim cảm nhận được độ sâu, như thể chúng vươn tới
một thế giới khác xuyên màn hình.
The Wolverine, một bộ phim
lấy bối cảnh chủ yếu trong nhà hay những không gian ngoài trời giới hạn,
không thật sự có cơ hội để tận dụng điều này, và cũng không mấy nỗ lực.
Kể cả những cảnh hành động nổi tiếng trên đỉnh một chuyến tàu cao tốc
cũng không thật sự tận dụng lợi thế của chiều sâu – nó di chuyển quá
nhanh để cố thử. Công cuộc hậu-chuyển đổi hiếm khi làm tốt việc truyền
tải độ sâu bao la trên màn hình, nhưng
The Wolverine thậm chí không hề cố gắng.
Điểm: 2/5Độ sáng
Đặt những lỗi 3D sang một bên,
The Wolverine là một bộ phim
được đạo diễn rất tốt, và Mangold rất cẩn thận trong việc dàn dựng cảnh
hành động để mọi thứ được rõ ràng và khán giả luôn được dẫn đường – bao
gồm việc giữ cho đủ sáng. Cặp kính 3D vẫn có hiệu ứng mờ đã biết trước,
nhưng nó không bao giờ đủ mờ để khiến cảnh hành động thiếu rõ ràng.
Trong một cảnh về sau, vào buổi đêm và trong tuyết trắng, cặp kính bắt
đầu trở thành một trở ngại. Nhưng với hầu hết các cảnh độ sáng là chấp
nhận được.
Điểm: 4/5Thử bỏ kính
Thử bỏ kính là cách nhanh chóng để có một cảm giác chung nhất về mức độ
“nhiều” của định dạng 3D bạn đang nhận được. Khi bạn bỏ kính ra, mọi thứ
có thật sự nhòe không? Nếu có thì nó sẽ thật sự nổi lên trong 3D. Nếu
trông gần hệt như nhau, bạn đang bị cướp tiền. Là một phim không có
nhiều độ sâu cả ở phía trước hay sau những cảnh hành động, không hề ngạc
nhiên
The Wolverine trông khá bằng phẳng khi bạn tháo kính ra.
Chắc chắn rồi, một vài cảnh nền sẽ hơi nhòe nếu chúng đặc biệt ở xa,
nhưng đó thật sự là khá tối thiểu để có được ảnh hưởng của định dạng 3D.
Kiểm tra thử bỏ kính sẽ xác nhận những gì bạn đã biết: không có nhiều
hiệu ứng 3D ở đây, chấm hết.
Điểm: 3/5Sức khỏe khán giả
Hãy nhớ những gì đã nói về Mangold là một đạo diễn cẩn thận? Điều đó đặc
biệt tốt cho nguy cơ buồn nôn ở đây, khi những cảnh hành động trong
The Wolverine đều sạch sẽ, biên soạn tốt và hoàn toàn không thể mang đến cho bất kỳ ai một cái dạ dày buồn nôn, dù 3D hay không.
Điểm: 5/5
BẢNG ĐIỂM
|
Tính phù hợp
|
2
|
Kế hoạch và công sức
|
2 |
Trước màn ảnh
|
1 |
Sâu trong màn ảnh
|
2 |
Độ sáng
|
4 |
Thử bỏ kính
|
3 |
Sức khỏe của khán giả
|
5 |
Tổng điểm
|
19 (trên tối đa 35 điểm)
|
Kết luận: Đây là một trong những số điểm 3D thấp mà không báo hiệu
thảm họa, quả có vậy, mà chỉ là một cuộc chuyển đổi hoàn toàn tầm
thường không thêm bất cứ thứ gì vào sự trải nghiệm. Là một bộ phim siêu
anh hùng gần gũi đáng ngạc nhiên,
The Wolverine mang đến rất
nhiều cơ hội để nhận ra hiệu ứng 3D được thêm vào ít ỏi đến mức nào –
bạn xem những cảnh phim liên tiếp có bối cảnh trong một phòng nhỏ và
nghĩ “Thứ này trông giống y hệt nhưng khi không mang kính”. Bạn đã đúng.
The Wolverine xứng đáng với thời gian bạn bỏ ra; Nhưng
The Wolverine ở định dạng 3D thì chỉ là một trò đào mỏ tiền túi của bạn.
Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Blend
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi