Khả năng một sinh viên đại học bình thường dính líu đến các vụ giết
người là bao nhiêu, đặc biệt khi sau đó biết ra nạn nhân là những tên
tội phạm hung ác? Liệu kịch bản này chỉ đơn thuần là một loạt vụ giết
người ngẫu nhiên hay là một hình thức thực thi công lý?
Phim bộ nguyên tác Netflix
A Killer Paradox khám phá câu hỏi
hóc búa về đạo đức phức tạp và gây tranh cãi này thông qua câu chuyện
của sinh viên đại học Lee Tang (do Choi Woo Shik thủ vai) thấy mình ở
vào những tình huống cực đoan.
Choi Woo Shik trong vai sinh viên đại học giết người Lee Tang
|
“Tôi muốn đặt ra câu hỏi: sẽ thế nào nếu có một nhân vật như Lee Tang
ngoài đời thực. Cậu ấy là nhân vật liên tục đặt câu hỏi liệu việc giết
những kẻ phạm tội có phải là năng khiếu đặc biệt của mình hay chỉ là sự
trùng hợp ngẫu nhiên cho đến cuối cùng,” đạo diễn Lee Chang Hee của bộ
phim nói trong phỏng vấn với
Korea Times tại một quán cà phê ở quận Jongno, Seoul.
Dựa
trên webtoon đình đám cùng tên, phim bộ tội phạm ly kỳ kể về Lee Tang
vô tình giết chết một người đàn ông tấn công anh, nhưng sau đó phát hiện
ra rằng người đàn ông đã chết là một kẻ giết người hàng loạt. Vụ giết
người này dẫn đến vụ giết người khác và cậu nhận ra mình có giác quan
giúp phát hiện tội phạm và tìm thấy mục đích mới trong cuộc sống với sự
giúp đỡ của hacker Noh Bin (do Kim Yo Han thủ vai).
Đạo diễn Lee Chang Hee (trái) và Choi Woo Shik trên trường quay
|
Trong khi vướng vào cuộc rượt đuổi mèo vờn chuột bất tận với cảnh sát
điều tra sắc sảo Jang Nan Gam (Son Suk Ku), sát thủ tân binh tiếp tục
sát hại hết tên tội phạm hung ác này đến tên tội phạm tàn ác khác cho
đến khi chuyện trở nên phức tạp với sự xuất hiện của Song Chon (do Lee
Hee Joon thủ vai), là cựu cảnh sát nhưng bản thân anh ta còn lâu mới vô
tội.
Bộ phim gồm tám tập, được phát trực tuyến trên Netflix từ
ngày 9 tháng 2, đã nhanh chóng leo lên vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng
10 phim bộ trực tuyến hàng đầu của Netflix dành cho phim truyền hình
không phải tiếng Anh.
Đạo diễn, người có tác phẩm trước đó bao gồm phim bộ ly kỳ năm 2019
Watch Strangers from Hell, nói rõ rằng anh không muốn miêu tả Lee Tang là người hùng giấu mặt.
Đạo diễn Lee Chang Hee chỉ đạo diễn viên Lee Hee Joon (trái), đóng vai cựu cảnh sát điều tra Song Chon, trong một cảnh quay
|
“Tôi không có ý định tạo ra một người hùng bóng tối. Tôi chỉ đơn giản
nghĩ rằng phim có thể mang lại cảm giác hồi hộp thú vị với khía cạnh hư
cấu, một loại cảm giác hài lòng gián tiếp,” anh nói.
Choi Woo Shik cũng không đồng tình với những ai coi Lee Tang là người hùng giấu mặt, gọi anh là “một đứa sinh viên bên rìa.”
“Nhiều
người nói bộ phim này thuộc thể loại người hùng bóng tối nhưng tôi
không đồng tình với điều đó. Tôi cảm thấy phim nói về quá trình thỏa
hiệp của Lee Tang… Lee Tang cảm thấy mình bị đẩy đến bờ vực và tiến tới
trong trạng thái tự hủy hoại bản thân. Vì vậy tôi đặt trọng tâm vào việc
một sinh viên đại học bình thường sẽ cảm thấy thế nào sau khi giết ai
đó và khuôn mặt anh ta sẽ ra sao,” nam diễn viên nói và cho biết thêm
anh rất chú trọng làm cho nhân vật thực tế.
Cảnh sát điều tra Jang Nan Gam của Son Suk Ku trong phim
|
“Tôi không nghĩ Lee Tang đã đến mức tự nhủ rằng ‘Mình có thể giết người
này’, ngay cả trong khi thực hiện các vụ giết người. Tôi miêu tả anh ấy
như một người đã từ bỏ cuộc sống… Trong việc miêu tả sắc thái của Lee
Tang theo tác phẩm gốc, tôi đã cố gắng làm cho anh ấy đời thường và
không kịch tính. Đi theo cảm xúc của anh ấy là rất quan trọng.”
Bộ
phim có tông màu sáng tối tương phản — trực quan và khéo léo trong cách
kể chuyện — thổi sức sống vào bộ webtoon phi chính thống này.
Tự hào về khả năng nắm bắt hiện thực trong tác phẩm của mình, đạo diễn chia sẻ rằng rất khó áp dụng miêu tả hư cấu độc đáo.
Song Chon của Lee Hee Joon trong một cảnh phim
|
“Là đạo diễn, tôi nghĩ điểm mạnh lớn nhất của tôi là tính hiện thực. Vì
vậy, tôi đã đưa các yếu tố webtoon vào thực tế (trong bản chuyển thể)
nhưng có vẻ khó xử. Tôi vật lộn với cách người xem cảm nhận sự xung đột
của các yếu tố tương phản chẳng hạn thực tế và phi thực tế cũng như cảnh
quan sát với cảnh tưởng tượng,” anh nói.
“Thật thú vị khi các
nhân vật trái ngược nhau va chạm nhau trong nguyên tác. Từ quan điểm đạo
diễn, tôi coi đây là cơ hội để thoát khỏi các định dạng và ngữ pháp
thông thường, mang đến cho tôi thách thức sáng tạo mới.”
Bất chấp sự nổi tiếng của bộ phim nhờ kỹ thuật quay đầy phong cách và diễn xuất thuyết phục của các diễn viên,
A Killer Paradox
vẫn không tránh khỏi tranh cãi. Bộ phim đã phải đối mặt với phản ứng dữ
dội khi có lời cáo buộc rằng một trong những nhân vật phản diện giống
với Hạ nghị sĩ Lee Jae Myung, chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Hàn Quốc
(DPK).
“…Trong việc miêu tả sắc thái của Lee Tang theo tác phẩm gốc, tôi đã
cố gắng làm cho anh ấy đời thường và không kịch tính. Đi theo cảm xúc
của anh ấy là rất quan trọng,” Choi Woo Sik nói. Ảnh: Choi Woo Sik trên
trường quay
|
Cáo buộc cho rằng nhân vật chủ tịch trong phim, điều hành một hoạt động
kinh doanh bất hợp pháp, phạm nhiều tội ác trong quá trình, có hình ảnh
tương đồng mạnh mẽ với chính trị gia và có các chi tiết giống như trứng
Phục sinh về ông này, đặc biệt là số tù của nhân vật và việc ông ăn
sushi trong tù, dường như đề cập đến việc vợ chồng chủ tịch ngoài đời
thực có liên quan đến vụ bê bối phát triển đất đai và sử dụng thẻ tín
dụng của chính phủ mua sắm cá nhân.
Đạo diễn phủ nhận cáo buộc và
nói rằng tất cả các chi tiết chỉ là ngẫu nhiên, vì bộ phim nhằm mục
đích giải trí và kích thích suy nghĩ, chứ không phải là nền tảng cho
bình luận chính trị.
Bộ phim đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội khi có cáo buộc cho rằng
một trong những nhân vật phản diện (trái) giống với Hạ nghị sĩ Lee Jae
Myung, chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Hàn Quốc (phải)
|
“Nếu tôi phản ánh quan điểm chính trị của mình trong tác phẩm thì tôi đã
không làm theo kiểu nhỏ nhen như vậy. ... Tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng
tôi không quan tâm chính trị đến mức để công việc của mình ẩn
chứa ý đồ chính trị.”
Lược dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times