Hợp tác giữa những người trong ngành công nghiệp sản xuất phim ảnh Nhật
Bản và Trung Quốc có sự gia tăng đáng chú ý, đặc biệt khi nói đến việc
làm lại những phim bom tấn Nhật Bản và các xuất phẩm chung của hai quốc
gia này.
Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường phim ảnh lớn thứ
hai trên thế giới. Mặc dù vẫn còn rủi ro là các công ty phim ảnh
Nhật Bản có thể bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ Trung-Nhật bấp bênh, có vẻ
như đã đến thời các hãng phim Nhật Bản làm ăn sinh lợi ở Trung Quốc.
Ngô Vũ Sâm chỉ đạo diễn viên Masaharu Fukuyama và Trương Hàm Dư trên trường quay Manhunt
|
Tại một cuộc họp báo tổ chức vào tháng 1 ở Bắc Kinh, diễn viên Masaharu
Fukuyama nói một cách vui vẻ, “Cuối cùng, tôi đã có thể đến Trung Quốc
làm một dự án phim.”
Fukuyama đóng chính trong
Manhunt của đạo diễn Ngô Vũ Sâm, làm lại từ phim Nhật Bản
Kimi yo Fundo no Kawa o Watare (
You Must Cross the River of Wrath). Phim mới này được quay hoàn toàn ở Nhật.
Bản
gốc Nhật Bản có Ken Takakura đóng chính là một tác phẩm điện ảnh đặc
biệt đối với Trung Quốc. Đó là phim nước ngoài đầu tiên được công chiếu ở
Trung Quốc sau Cách mạng Văn hóa. Trình chiếu năm 1978, trở thành một
phim đình đám chưa từng có ở quốc gia này. Cuộc họp báo về bản phm làm
lại của Ngô Vũ Sâm ở Bắc Kinh có sự tham dự của giới phóng viên từ hơn
100 cơ quan truyền thông Trung Quốc.
Phim hài Nhật Bản
Kazoku wa Tsurai yo (
What a Wonderful Family!),
do Yoji Yamada đạo diễn, được đạo diễn Trung Quốc Hoàng Lỗi làm lại.
Một nhà sản xuất phim Trung Quốc quen biết của Yoji Yamada muốn làm lại
bản phim gốc, nghĩ rằng chủ đề phim – ly hôn ở tuổi trung niên – sẽ được
đón nhận rộng rãi trên thế giới. Ông đưa ra quyết định cuối cùng sau
khi thấy phản ứng của khán giả khi bản phim gốc được trình chiếu ở Liên
hoan phim quốc tế Thượng Hải hồi tháng 6 năm 2016.
Cảnh trong phim Kazoku wa Tsurai yo, sẽ được Trung Quốc làm lại với đạo diễn Hoàng Lỗi
|
Vào tháng 12 – chỉ nửa năm sau – Yoji Yamada tham dự buổi họp báo bản
làm lại ở Bắc Kinh. Ông nói: “Tôi đã cho rằng [việc làm lại] sẽ phải hai
hoặc ba năm sau. Tôi nghĩ điều này cho thấy ngành công nghiệp phim ảnh
Trung Quốc sôi động thế nào.”
Mối quan hệ quốc tế ảnh hưởng đến thị trườngĐằng sau việc gia tăng phim làm lại là sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường điện ảnh Trung Quốc.
Doanh
thu phòng vé Trung quốc trong năm 2016 lên đến khoảng 45,7 tỉ nhân dân
tệ (khoảng 731,2 tỉ yen). Con số này gấp ba lần doanh thu phòng vé Nhật
Bản. Có dự đoán rằng con số này của Trung Quốc chẳng bao lâu nữa sẽ vượt
mặt Mỹ, đưa Trung Quốc thành thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.
Song, năm vừa rồi, sự tăng trưởng có dấu hiệu chậm lại.
Lưu Văn Bình, nhà nghiên cứu về điện ảnh Nhật Bản, tác giả những quyển sách như
Nitchu Eiga Koryushi (
History of Japan-China Exchanges Through Movies),
nói rằng: “Lý do chính là sự sụt giảm số lượng phim Trung Quốc có thể
thu hút lượng lớn khán giả đến rạp. Để thoát khỏi tình trạng trì trệ
này, đã có những động thái tích cực nghiên cứu bí quyết sản xuất phim
của Nhật Bản.”
Ở Trung Quốc, số lượng phim nước ngoài hằng năm
được chiếu rạp có giới hạn, với mục đích bảo hộ ngành công nghiệp phim
ảnh trong nước. Trong những năm gần đây, số lượng phim Nhật Bản được
công chiếu ở Trung Quốc phần nào giảm đi vì mối quan hệ ngày một xấu đi
giữa hai quốc gia.
Nhưng trong năm 2016, 11 phim Nhật Bản được trình chiếu ở Trung Quốc. Gồm
Biri Gyaru (
Flying Colors: How a Teen Girl Went from Academic Absurdity to an Elite University in One Amazing Year) và
Kimi no Na wa (
Your Name).
Lưu
nói: “Truyện tranh, phim hoạt hình, phim truyền hình và tiểu thuyết
Nhật Bản bắt nguồn từ xã hội Trung Quốc. Có nhiều nhà sản xuất Trung
Quốc nghĩ rằng nếu họ có thể sử dụng các chương trình giải trí của Nhật
Bản, họ sẽ có thể thu hút được lượng lớn khán giả đến rạp.”.
Cảnh trong phim Biri Gyaru
|
Kadokawa Corp., từ lâu đã chú ý đến thị trường Trung Quốc, sẽ sản xuất
Kukai như một xuất phẩm hợp tác Nhật-Trung do Trần Khải Ca đạo diễn.
Câu
chuyện dựa trên quyển tiểu thuyết của Baku Yumemakura. Shota Sometani
vào vai chính, Kukai. Hiroshi Abe cũng tham gia dàn diễn viên. Đây là
một phim lớn với kinh phí sản xuất 15 tỉ yen.
Tháng 11 năm ngoái,
Đại sứ Trung Quốc ở Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa tham dự buổi họp báo về
điện ảnh tổ chức ở Nhật Bản. Đề cập đến những phim hợp tác sản xuất
Nhật-Trung trong quá khứ, ông nói những phim đó “đóng vai trò quan trọng
trong việc thắt chặt hơn sự thấu hiểu lẫn nhau và tình hữu nghị giữa
nhân dân hai nước.”
Chính phủ Nhật Bản cũng dự định bắt đầu đàm phán với Trung Quốc về hiệp định hợp tác sản xuất phim.
Cảnh trong phim Kukai, xuất phẩm đồng sản xuất Trung-Nhật, do Trần Khải Ca đạo diễn
|
Yusuke Okada, chủ tịch của Hiệp hội sản xuất điện ảnh Nhật Bản, cho
biết: “Cảm giác chống đối [ở Trung Quốc] đối với việc chiếu phim Nhật ở
rạp đã không còn. Xu hướng này sẽ tiếp tục theo chiều thuận lợi với sự
giúp đỡ của chính phủ.”
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan News