Trong phim, nữ diễn viên Lư Yến đi từ Los Angeles, tới Bắc Kinh,
Thượng Hải, Hồng Kông và rồi Quảng Đông, để hồi tưởng về sự phát triển
thủa đầu của điện ảnh Trung Quốc
|
Tái hiện ấn tượng những khoảnh khắc lịch sử và câu chuyện của những người đi trước,
In Pursuit of Light
theo chân nữ diễn viên người Mỹ gốc Hoa Lư Yến (tên tiếng Anh Lisa Lu),
95 tuổi, từ Los Angeles, đến Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông và Quảng
Đông, khi bà hồi tưởng và làm rạng danh những tác phẩm có ảnh hưởng đã
giúp xác định sự phát triển ban đầu của điện ảnh Trung Quốc.
Lư
Yến là nữ diễn viên gốc Trung Quốc huyền thoại, đã tiên phong mở đường
đến Hollywood và đã hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh hơn sáu thập kỷ và
còn vẫn tiếp tục. Bà đã nhận được một số giải thưởng có ảnh hưởng và
góp mặt trong các bộ phim với những tên tuổi lừng lẫy như Marlon Brando,
Henry Fonda và James Stewart.
Bộ phim tài liệu tái hiện những câu chuyện hấp dẫn trong cuộc sống của bà thời trẻ.
Bộ phim tài liệu tái hiện những câu chuyện hấp dẫn trong cuộc sống của Lư Yến thời trẻ
|
Khi còn rất nhỏ Lư Yến đã bắt chước các nghệ sĩ biểu diễn sân khấu, có
lẽ không có gì bất ngờ vì mẹ bà là một ngôi sao Kinh kịch và cha đỡ đầu
của bà là Mai Lan Phương, nghệ sĩ Kinh kịch tượng đài.
Năm 1947, gia đình bà chuyển sang Mỹ và bà ghi danh vào Đại học Hawaii, theo học ngành quản lý tài chính.
Sau
đó, họ chuyển đến Los Angeles năm 1956 và Lư Yến gia nhập Pasadena
Playhouse. Địa điểm vừa là nơi ươm mầm tài năng vừa là nơi có thể tạo ra
những mối quan hệ vô giá. Ngay sau đó, một loạt các vai diễn nhỏ đã vẫy
gọi từ láng giềng Hollywood.
Vẻ thanh lịch kiểu Trung Quốc và khả năng nói cả tiếng Trung và tiếng Anh đã giúp bà có nhiều cơ hội nghề nghiệp.
Trong phim, Lư Yến cũng nhắc lại những huyền thoại điện ảnh khác, đó
là Lại Văn Tuệ, được nhiều người ca tụng là “cha đẻ của điện ảnh Hồng
Kông”, nhà làm phim Thái Sở Sinh, nữ diễn viên người Mỹ gốc Hoa Hoàng
Liễu Sương (Anna May Wong) và ngôi sao kung fu Lý Tiểu Long
|
Bà được biết đến rộng rãi với biệt danh “Lisa một lần quay” vì khả năng chuyển tải lời thoại chính xác, đúng lúc và không nhiễu.
Lần
duy nhất nữ diễn viên tuổi 90 này rơi nước mắt trong bộ phim tài liệu
là khi nhớ lại gia đình Mai Lan Phương tiễn bà tại cảng Ngô Tùng Khẩu ở
Thượng Hải năm 1947 khi gia đình bà lên tàu sang Mỹ.
Lư Yến nhớ lại từng món quà chia tay bà nhận được từ gia đình Mai Lan Phương.
Mai
Bảo Cửu, con trai út của Mai Lan Phương khi đó mới 13 tuổi, đã trao cho
bà phong bao đỏ có 5 đôla Mỹ, là “tiền lì xì” người lớn mừng tuổi dịp
tết.
Sự tiến hóa của điện ảnh Trung Quốc là chủ đề của In Pursuit of Light
|
“Anh ấy đã để dành chỗ tiền đó suốt bấy lâu và không ngờ lại cho tôi
hết,” Lư Yến nói với những giọt nước mắt lăn dài trên má khi bà hoài
niệm hành động tình huynh muội này.
Trong phim, bà cũng chia sẻ
những kỷ niệm ấm áp, chẳng hạn tình bạn của bà với nữ diễn viên quá cố
huyền thoại của Hollywood, Audrey Hepburn.
Bà gặp Hepburn vào đầu những năm 1960 khi nữ diễn viên quay
Breakfast at Tiffany’s ở Los Angeles. Dù xuất thân văn hóa khác nhau nhưng hai nữ diễn viên đã nhanh chóng kết thân và trở thành bạn tri kỷ.
Hepburn
tỏ ra rất thích xườn xám, kỳ bào ôm sát cơ thể của Trung Quốc mà Lư Yến
thường mặc trên phim trường. Lư Yến đã tặng Hepburn một khúc gấm lụa
thêu hoa tinh xảo để may một chiếc váy dạ hội kiểu xườn xám được thiết
kế riêng.
Câu chuyện về những nhân vật huyền thoại sẽ củng cố tinh thần yêu
nước của người dân và kích thích sự phát triển của ngành điện ảnh Trung
Quốc
|
Đổi lại, Hepburn đã tặng Lư Yến hộp phấn được thiết kế tinh xảo có khắc
dòng chữ “Lisa with Love, from Audrey”, mà Lư Yến cẩn thận cất giữ trong
nửa thế kỷ trước khi tặng lại trường cũ của mình, Đại học Giao thông
Thượng Hải, năm 2014.
Trong phim, Lư Yến cũng nhắc lại những
huyền thoại điện ảnh khác, đó là Lại Văn Tuệ, được nhiều người ca tụng
là “cha đẻ của điện ảnh Hồng Kông”, nhà làm phim Thái Sở Sinh, nữ diễn
viên người Mỹ gốc Hoa Hoàng Liễu Sương (Anna May Wong) và ngôi sao kung
fu Lý Tiểu Long. Bà tiết lộ họ đã đóng góp thế nào vào sự phát triển của
ngành công nghiệp điện ảnh thế giới và thúc đẩy tinh thần của người
Trung Quốc.
“Tôi rất vinh dự khi được sát cánh cùng họ theo đuổi giấc mơ điện ảnh và tôi vẫn đang trên con đường đó,” Lư Yến nói.
“Tôi rất vinh dự khi được sát cánh cùng họ theo đuổi giấc mơ điện ảnh và tôi vẫn đang trên con đường đó,” Lư Yến nói
|
Thật trùng hợp, cả năm cái tên tiên phong đó đều có nguồn gốc Quảng Đông.
Shi
Chuan, chuyên gia về lịch sử điện ảnh Trung Quốc, nói rằng, vì lý do
địa lý và lịch sử, nhiều người tiên phong trong sản xuất phim Trung Quốc
đến từ tỉnh Quảng Đông, nơi từng là đầu cầu cho sự giao lưu ngày càng
tăng giữa Trung Quốc với các nước phương Tây và là một trung tâm văn hóa
tiên tiến.
“Người dân sống ở đó tương đối cởi mở hơn (so với
người từ các vùng nội địa). Trước đây, rất ít phụ nữ Trung Quốc sẵn sàng
lọt vào mắt công chúng của ngành công nghiệp điện ảnh, nhưng một số nữ
diễn viên gốc Quảng Đông là một ngoại lệ,” Shi cho biết thêm.
Trương
Đồng Đạo, đạo diễn của bộ phim và cũng là giáo sư của Đại học Sư phạm
Bắc Kinh, nói ông đã làm việc với Lư Yến trong hơn một tháng, sức hút cá
nhân của bà trong quá trình đó đã truyền cảm hứng cho ông trân trọng
bản thân mình hơn.
Lư Yến làm việc với đạo diễn Trương Đồng Đạo
|
“Tôi hy vọng sự cống hiến cho công việc và niềm đam mê cuộc sống của Lư
Yến có thể chạm đến trái tim của khán giả,” Trương Đồng Đạo nói. “Ngoài
ra, câu chuyện về những nhân vật huyền thoại đó sẽ củng cố tinh thần yêu
nước của người dân và kích thích sự phát triển của ngành điện ảnh Trung
Quốc.”
Bộ phim tài liệu đã tập hợp những ghi chép lịch sử quý
giá, bao gồm các đoạn phim, thư từ, nhật ký và các vật phẩm từ bộ sưu
tập cá nhân của các nhà làm phim, diễn viên gốc Quảng Đông. Phim cũng
bao gồm các cuộc phỏng vấn sâu với bậc thầy kung fu Dan Inosanto, đệ tử
của Lý Tiểu Long, và một số cộng tác viên còn sống khác và thành viên
gia đình của năm huyền thoại điện ảnh.
Đơn vị sản xuất đã dành
rất nhiều thời gian và công sức để xin phép sử dụng clip của các phim cũ
từ đơn vị sở hữu bản quyền tương ứng và tìm kiếm tư liệu lịch sử.
Đơn vị sản xuất đã dành rất nhiều thời gian và công sức để xin phép
sử dụng clip của các phim cũ từ đơn vị sở hữu bản quyền tương ứng và tìm
kiếm tư liệu lịch sử
|
Đạo diễn Trương cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng tư liệu từ 31 bộ phim
cũ, trong đó có 10 bộ phim chưa bao giờ được đưa lên màn ảnh rộng cho
khán giả trong nước.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China Daily