Tin tức

Jon Favreau mang công nghệ thế kỷ 21 vào The Jungle Book 1894 của Rudyard Kipling

06/04/2016

Tại một xưởng phim ở trung tâm Los Angeles cuối năm 2014, Jon Favreau đang xem tạo hình con báo từ máy tính bước đi trên màn hình khổng lồ trong khi đoàn phim sau lưng ông đang ráp lại một bối cảnh hang gấu.

Favreau đang trên phim trường bộ phim mới, The Jungle Book, một màn lai tạp giữa phim người đóng và hoạt hình sẽ được Disney phát hành ngày 15 tháng 4. Bộ phim, với kịch bản của Justin Marks, băng ngang hai thế kỷ với những con thú được tạo ra từ vi tính như thật nói những lời thoại Rudyard Kipling viết năm 1894.

Neel Sethi trong vai Mowgli, trái, và báo đen Bangheera do Ben Kingsley lồng tiếng

Về tông điệu, bộ phim dựa trên bản hoạt hình The Jungle Book vui nhộn năm 1967 của Disney, chiếm được cảm tình của khán giả với nhạc phim của Sherman Brothers dễ hát theo và những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.

Đối với Favreau, đạo diễn 49 tuổi của những phim bom tấn Marvel Iron ManIron Man 2 và bộ phim độc lập lặng lẽ gây sóng Chef, đạo diễn The Jungle Book là cơ hội để phát triển kỹ năng làm phim thế kỷ 21 trong khi dựa trên những sở trường cổ điển của ông là năng khiếu tìm diễn viên và tông điệu.

“Chúng tôi chưa bao giờ muốn làm động vật biểu hiện cảm xúc theo cách không phải của chúng,” Favreau nói, giải thích vì sao con báo kỹ xảo không cau mày. “Làm sao cho nó thật? Bạn soi vào chiếc gương thiên nhiên. Ta có việc thở, bộ lông, cách những cơ bắp chuyển động trên da. Thử thách thật sự là mang tất cả những thứ kỹ thuật này vào thành trải nghiệm cảm xúc.”

Bill Murray lồng tiếng cho gấu Baloo

Favreau và phụ trách tuyển diễn viên đã chọn diễn viên trẻ Neel Sethi, một cậu bé 12 tuổi có sức hút đến từ New York, để vào vai nhân vật người duy nhất của phim, Mowgli, cậu bé được sói nuôi lớn. Trong khi bộ phim năm 1967 có những diễn viên khoa trương như Louis Prima và George Sanders lồng tiếng, Jungle Book mới này cho Sethi giữa một nhóm những giọng nói đương thời ấn tượng, gồm Bill Murray vai gấu Baloo, Ben Kingsley vai báo Bangheera, Idris Elba vai hổ Shere Khan, Scarlett Johansson vai con trăn Kaa và Christopher Walken vai King Louie, không còn là tinh tinh như trong bản năm 1967 mà trở thành một gigantopithecus, một loài vượn người đã tiệt chủng có nguồn gốc ở Ấn Độ nơi Kipling viết câu chuyện.

Trong khi chúng nói tiếng người – đặc biệt trong trường hợp của Walken – chúng mang hình ảnh rất thật, không tì vết.

Với Favreau, đã ngập trong CGI với hai phim Iron Man, dự án mang thâm dụng công nghệ này có ý nghĩa phát triển một mức độ kỹ xảo mới. Các phim đầu tay của ông như ElfZathura, Favreau luôn trung thành với những kỹ thuật thực dụng như kỹ xảo bắt chuyển động và góc nhìn ảo.

King Louie do Christopher Walken lồng tiếng

“Tôi luôn ngần ngại lao vào CGI,” Favreau nói, kể về nỗi sợ “những thung lũng mờ ám”, hiệu ứng khi những nhân vật người do máy tính tạo ra mang lại một cảm giác rờn rợn cho khán giả. Nhưng, ấn tượng với những phát triển của công nghệ máy tính và những ứng dụng của chúng trên phim như Rise of the Planet of the Apes năm 2011 và Avatar năm 2009, ông mạnh dạn chuyển thể câu chuyện kinh điển với những công cụ mới. (Ý tưởng nâng cấp Jungle Book bằng các công nghệ kỹ thuật số đến với Disney cũng đến với một công ty truyền thông khổng lồ khác ở Burbank, Warner Bros., với một phim đang được tiến hành, Jungle Book: Origins, có Andy Serkis trong vai trò đạo diễn và được lên lịch phát hành năm 2017.)

Favreau nhờ Andrew Stanton của Pixar tư vấn, mượn hệ thống camera mà James Cameron phát triển cho Avatar và nhờ sự hướng dẫn của chỉ đạo kỹ xảo Rob Legato, làm việc trong AvatarHugo.

“Tôi thích các bài toán và ám ảnh với chi tiết,” Favreau nói tại văn phòng của mình ở Playa Vista. “Nên trong ý nghĩa đó, đạo diễn theo cách này hợp với tôi. Chúng tôi làm ra bản kỹ thuật số của bộ phim, bản người đóng, bản bắt chuyển động. Bộ phim như thế này như một cuộc chạy đường dài, không phải chạy nước rút.”

Idris Elba vai hổ Shere Khan

Tuy nhiên định dạng mới mang lại các câu hỏi mới – “Làm sao để tạo ra sự đồng thời và cảm xúc trong một hình thức cứng nhắc? Tro đổi với những nghệ sĩ kỹ xảo thế nào? Tông điệu ra làm sao?” Favreau nói.

Ông nhờ tới nhà soạn nhạc Richard Sherman, giờ 87 tuổi, gợi lại và nâng cấp một số các bài hát đáng nhớ ông viết với anh trai mình – “Ông ấy yêu cái từ 'gigantopithecus,'" Favreau nói về Sherman.

Favreau từ chối cho biết có bao nhiêu bài hát trong bộ phim, nói “Chúng tôi cố gắng có đủ âm nhạc để đáp ứng kỳ vọng của khán giả nhưng không biến nó thành phim nhạc kịch từ đầu tới cuối.”

Mục đích cuối cùng, Favreau nói, là tạo ra không chỉ một bộ phim mà là một trải nghiệm mãnh liệt.

Nhân vật trăn Kaa của Scarlett Johansson

“Chúng tôi phải khiến mọi người đi xem rạp,” Favreau nói. “Chúng tôi phải tạo ra ngoại lệ bằng cách cho khán giả thấy đây là thứ họ không thể có ở nhà.”

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.