Mỗi khi nhà làm phim Ceyda Torun và nhà quay phim Charlie Wuppermann nói với mọi người rằng họ đang thực hiện Kedi,
bộ phim tài liệu về những chú mèo hoang huyền thoại của Istanbul và
những người chăm sóc chúng, cả hai đều nhận được cùng một phản ứng từ
những người không cuồng mèo.
“Phần lớn bọn họ đều bắt đầu đờ ra lúc chúng tôi nói ‘Đúng vậy, là mèo ở
Istanbul,’” Torun nói, cô đã sống ở Thổ Nhĩ Kỳ đến năm 11 tuổi và hiện
định cư ở Los Angeles.
Ngay cả những người mà cô trò chuyện ở Istanbul cũng không biết liệu có
ai muốn xem nguyên một bộ phim nói về hàng ngàn con mèo cùng chung sống
với cư dân ở thành phố này của Thổ Nhĩ Kỳ qua hàng mấy thế kỷ và độ nổi
tiếng gần như thần thánh ở đất nước đa số theo đạo Hồi hay không.
Nhưng
Kedi
đã công chiếu ngày 12/2 ở New York tại duy nhất một rạp và là phim xuất
sắc với nhiều lời khen, đạt mức 100% trên trang Rotten Tomatoes và
chứng tỏ bản thân là món cỏ bạc hà mèo hấp dẫn với khán giả, có một cuối
tuần ấn tượng với 40,000 đôla và hơn 60,000 đôla trong tuần đầu công
chiếu.
Phim ra mắt ở Los Angeles ngày 19/2 và vốc về tổng cộng 80.000 đôla ở bảy địa điểm.
“Chúng
tôi rất cảm động và hào hứng, dù hoàn toàn không ngạc nhiên về buổi ra
mắt thành công của bộ phim,” Dan Berger, chủ tịch hãng phát hành
Oscilloscope Laboratories nói trong phỏng vấn qua email. “Phim vượt quá
kỳ vọng, mà kỳ vọng của chúng tôi thì cao vời!”
Kedi ra mắt thế giới lần đầu tiên cách đây một năm tại Liên
hoan phim độc lập Istanbul !f. Sau khi Oscilloscope mua phim, bộ phim
tiếp tục chiếu ở liên hoan phim này và được truyền miệng rất nhiều trước
khi phát hành.
“Chúng tôi đã làm hết sức để định vị bộ phim
thành liều thuốc bổ cho tâm trạng hiện thời ngoài kia,” Berger giải
thích. “Đây là 80 phút mà bạn có thể quên đi thời gian chờ cập nhật tin
tức và mọi việc khác trong cuộc sống và chỉ tận hưởng.”
Dù quảng cáo trên báo và tạp chí khá hạn chế, nhưng
Kedi có chiến dịch quảng bá mạnh mẽ trên mạng bao gồm các memes (tạm dịch là ảnh chế), trailer và các đoạn video ngắn.
Torun rất hồi hộp với việc quảng bá phim
Kedi
vì “thử thách lớn nhất trong việc đưa bộ phim đến toàn thế giới là
thuyết phục mọi người rằng có một thứ mà tất cả đều thấy có ý nghĩa.”
Torun không nuôi mèo do lịch làm việc và đi lại của cô. Và cô cũng không
nuôi lúc còn ở Istanbul. “Mẹ và chị tôi rất khó chiều,” Torun cười lớn
nói. “Vậy nên họ không nhất thiết muốn có một con vật trong nhà, mà đây
là điều rất tuyệt khi tiếp cận những sinh vật đẹp đẽ này.”
Vào
tháng 3 hàng năm, Torun nhớ lại, “Bạn sẽ nghe những tiếng kêu rất lớn và
điên khùng của lũ mèo đang giao phối trên mái nhà và thời gian sau đó
bạn sẽ nghe tiếng meo meo nhỏ xíu.”
Khi Torun bắt đầu gặp gỡ
những người chăm sóc lũ mèo, cô nhận ra rằng “mối quan hệ giữa tôi và lũ
mèo ở Istanbul có ý nghĩa như thế nào thì với những người đó cũng thế.”
“Thật
đáng ngạc nhiên khi bạn có trải nghiệm cuộc sống vượt ra ngoài sự cầm
tù giam hãm về kinh tế xã hội, vượt qua tuổi tác và giới tính, nền tảng
chủng tộc và tôn giáo,” Torun nói. “Phim như những lát cắt lên mọi vấn
đề và điều đó còn hơn cả lý do để khám phá bộ phim.”.
Bốn năm trước, Torun và Wuppermann, cùng hợp tác sản xuất phim, đã đến
Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu. “Chúng tôi bước trên những con phố của
Istanbul và đi đến những nơi chúng tôi biết trong thành phố. Chúng tôi
muốn nghiên cứu kỹ từ mèo trong nhà hàng, mèo ở chợ, mèo trên tàu, mèo
trong nhà thờ Hồi giáo, trong nhà thờ Công giáo, tất cả bối cảnh.”
Trước
khi họ bắt đầu quay phim vào năm 2014, các nhà làm phim đã chuẩn bị vai
chính cho 35 chú mèo. Tuy nhiên, nhiều loại không chắc sẽ xuất hiện,
dẫn đến việc có nhiều câu chuyện dở dang. Torun và Wuppermann cuối cùng
chỉ có thể quay được 19 con và sử dụng có bảy trong bộ phim.
“Chúng
tôi không phải là những nhà làm phim quyết liệt khi không cố gắng phỏng
vấn những người không muốn được phỏng vấn và cũng không cố gắng đuổi
theo những chú mèo rõ ràng là không muốn bị quay phim,” Torun nói.
Họ không bao giờ ép buộc bọn mèo làm điều gì cả. “Chúng tôi rất quan tâm
đến chúng. Nếu chúng không muốn làm hành động gì, chúng chỉ ở yên đó và
chúng tôi không quay phim.”
Họ sử dụng hai máy quay cho mỗi con
mèo. “Cả Charlie và nhà quay phim địa phương trước đây từng làm việc với
nhau ở những dự án khác,” Torun nói. “Họ nghĩ ra cách sắp đặt này: đặt
máy quay trên một cái bệ kê thật sát mặt đất và họ vẫn có thể giữ máy
quay trong khi đứng thẳng và đi lại bình thường.
“Có lúc, bạn gây
nguy hiểm cho bản thân nếu cúi người xuống càng sát đất càng tốt,”
Torun lưu ý. ‘Vì vậy các nhà quay phim phát triển kiểu ngược lại, gần
giống Steadicam (hệ thống ổn định máy ảnh) giúp bắt được những cảnh qua
vai không ổn định. Đây là cách kết hợp giữa việc sử dụng ống kính tiêu
cự dài và làm cho lũ mèo tin tưởng khi ở bên cạnh chúng.”
Đạo diễn Ceyda Torun và các nhân vật của cô
|
Và Torun cũng có khoảng thời gian ôm ấp nựng nịu những ngôi sao lắm lông
của cô. “Tôi không ngần ngại âu yếm lũ mèo,” cô nói và cười to. “Nhiều
lúc khi có một chú mèo đứng ở bậc thang, tôi sẽ ngồi xuống bên cạnh,
cưng nựng nó một chút rồi chầm chậm né ra khỏi khung hình. Bạn sẽ ngạc
nhiên khi biết chúng thấy thoải mái với máy quay đến mức nào.”
Dịch: © Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times