Tiểu thuyết gia kiêm đạo diễn Cheon Myeong Kwan đã biến ước mơ bước vào
làng phim ấp ủ bấy lâu thàn hiện thực sau khi ra mắt bộ phim noir đầu
tay Hot Blooded.
Vị đạo diễn 58 tuổi được biết đến với những cuốn tiểu thuyết
Whale (2004),
Modern Family (2010) và
My Uncle, Bruce Lee (2012).
Cảnh trong phim Hot Blooded, bộ phim về những ta xã hội đen, công việc không phải của phụ nữ
|
Tuy nhiên, phim đầu tay này lại không chuyển thể từ sách của ông mà từ
tiểu thuyết cùng tên năm 2016 của Kim Eon Soo. Diễn ra ở thành phố cảng
phía nam Busan những năm 1990, cốt truyện xoay quanh một ông trùm 40
tuổi tên Hee Soo (Jung Woo thủ vai) mưu cầu giàu có và quyền lực — bằng
cách lật đổ đại ca mà mình dưới trướng bao nhiêu năm trời.
Cơ
bản, bộ phim nói về thế giới đàn ông. Dù Hee Soo có tình yêu của đời
mình, In Sook (Yoon Ji Hye) bên cạnh, anh tạo nên sự hòa hợp tốt hơn với
cánh nam — Ah Mi con trai In Sook (Lee Hong Nae) hay sếp cũ, chỉ được
gọi bằng họ Son (Kim Kap Soo).
Tất cả nhân vật nữ xuất hiện hơn
10 giây trong phim này là gái mại dâm, gồm cả nàng thơ của Hee Soo là In
Sook. Trang điểm đậm và ăn mặc hở hang, họ là phông nền trong thế giới
ngầm, chỉ giữ vai trò là một nút cò đẩy các nam nhân vật hành động.
Cảnh trong phim A Bittersweet Life (2005): câu chuyện xoay
quanh tên cướp tên Sun Woo (Lee Byung Hun, phải), được giao nhiệm vụ
trông chừng bạn gái trẻ của ông chủ là Hee Soo (Shin Min Ah), và bị thu
hút vì cô
|
Trong một phỏng vấn, đạo diễn Cheon không hề biện minh cho sự thiếu vắng nữ chính.
“Tôi
thừa nhận có những lỗi liên quan đến nhân vật nữ trong phim,” ông nói.
“Tôi đã cân nhắc rất nhiều về vai trò của phụ nữ trong câu chuyện. Tôi
đã nghĩ đến việc tạo cho họ độc lập hơn hoặc thể hiện mối quan hệ sâu
sắc hơn với những người đàn ông, nhưng khi tôi nghĩ về cuộc sống của
những tay xã hội đen này trong những năm 90, thì không phải như vậy,
cũng không phù hợp với cách kể chuyện của bộ phim. Tôi nghĩ điều quan
trọng hơn là phải thể hiện không khí của thời đại [...] Không phải tại
quan điểm cá nhân của tôi về phụ nữ, mà đây là phim về những tên xã hội
đen. Tôi sẽ không bào chữa nhưng tôi sẽ ghi nhớ điều đó và cố gắng lấp
đầy lỗ hổng qua các bộ phim khác.”
Tuy nhiên, phim của Cheon
không phải là một ngoại lệ. Phim noir Hàn có xu hướng đặc biệt không
thân thiện với phụ nữ, chỉ sử dụng họ làm công cụ để đẩy câu chuyện tiến
triển — cho dù là phụ nữ đẹp chết người phô trương sự gợi cảm, đứa trẻ
ngây thơ hay mỹ nhân gặp nạn cần được các nhân vật nam cứu.
The Man from Nowhere (2010) kể về một cựu nhân viên cơ quan tình báo ẩn dật cứu một cô bé
|
Nhà phê bình phim Cho Hye Young nói rằng vấn đề của việc sử dụng nhân vật nữ không xuất phát từ bản thân thể loại phim.
“Khi
bạn lần theo nguồn gốc của thể loại này, nó đã được tạo ra sau Thế
chiến thứ hai [1939-1945] khi Mỹ rút quân,” Cho nói. “Họ không thể điều
chỉnh bản thân trở lại với xã hội và thể loại này thể hiện bản năng của
họ ra bên ngoài, đồng thời cũng là nam tính của họ. Phim noir truyền
thống thường xoay quanh một thám tử hoặc một cảnh sát điều tra — những
người đàn ông — lần theo một bí ẩn. Và đối tượng của bí ẩn là phụ nữ.
Người phụ nữ bí ẩn không chỉ có câu trả lời cho câu đố mà còn là phụ nữ
chết người có thể khiến đàn ông gặp nguy hiểm bằng cách khơi dậy ham
muốn tình dục trong anh ta.
“Phụ nữ trong những bộ phim như vậy
không bất lực. Họ mạnh mẽ, nắm giữ một bí mật và biết cách sử dụng bí ẩn
của họ làm lợi cho bản thân. Tuy nhiên, khi theo thời gian và thể loại
này du nhập vào điện ảnh địa phương, đương nhiên nó mang những nét đặc
trưng riêng: Đàn ông xuất hiện bầy đàn và thể loại này được mở rộng ra
nhiều câu chuyện hơn — phim chính trị, phim kinh dị hay phim xã hội đen.
Khi thể loại này tập trung vào nam giới hơn, các nhân vật nam hình
thành mối quan hệ và tranh giành quyền lực giữa họ. Mặc dù các nhân vật
nữ xuất hiện dưới dạng những cô gái đẹp chết người — dù có những đặc
điểm tiêu cực — nhưng họ không gánh vác trọng tâm của câu chuyện [...]
Vấn đề không nằm ở bản thân thể loại. Luôn sẵn sàng thay đổi. Trung tâm
của vấn đề nằm ở chỗ [ngành công nghiệp điện ảnh địa phương] tiếp tục
làm thể loại này với nam giới ở trung tâm.”
Deliver Us From Evil (2020) xoay quanh nỗ lực tuyệt vọng của một sát thủ đã nghỉ hưu để cứu con gái mình ở Thái Lan
|
Những phim noir biểu tượng của Hàn Quốc đã thành công về mặt thương mại và được coi là kinh điển của thể loại này là
Friend (2001), kể về tình nghĩa 14 năm giữa bốn người bạn;
A Bittersweet Life
(2005) xoay quanh tên cướp tên Sun Woo, được giao nhiệm vụ trông chừng
bạn gái trẻ của ông chủ tên là Hee Soo, và bị thu hút vì cô;
The Man from Nowhere (2010) kể về một cựu nhân viên cơ quan tình báo ẩn dật cứu một cô bé;
Nameless Gangster: Rules of Time
(2012) kể về cuộc tranh giành quyền lực giữa các băng đảng xã hội đen
vào những năm 90 sau khi chính phủ tuyên bố đàn áp tội phạm có tổ chức;
New World
(2013) xoay quanh một cảnh sát chìm bị giằng xé giữa sứ mệnh đánh bại
tội phạm và mối quan hệ của anh ta với Jung Chung, ứng viên nặng ký để
kế nhiệm tổ chức tội phạm doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc;
Asura: The City of Madness
(2016) xoay quanh một cảnh sát mờ ám tham gia sâu vào các hành vi đồi
bại của thị trưởng thành phố để kiếm tiền chữa bệnh nan y cho vợ; và
Deliver Us From Evil (2020)
xoay quanh nỗ lực tuyệt vọng của một sát thủ đã nghỉ hưu để cứu con gái
mình ở Thái Lan trong khi bị một kẻ giết người tàn nhẫn đang khát khao
trả thù truy sát.
Nhà phê bình phim Jeong Min Ah nhận xét: “Vấn
đề với phim noir Hàn Quốc là nhân vật nữ được sử dụng để thể hiện những
vai trò gây trở ngại cho con đường dẫn đến thành công của nam giới. Họ
[đàn ông] có con gái, người mẹ, hoặc người vợ yếu đuối [để bảo vệ] hoặc
chỉ khía cạnh tình dục của [nhân vật nữ] được làm nổi bật [...] Những bộ
phim không có câu chuyện lấy nam giới làm trung tâm, chẳng hạn
Coinlocker Girl (2015) và
Hit-and-Run Squad
(2019) không thành công về mặt thương mại. Các nhân vật nữ mạnh mẽ
dường như không phù hợp với thể loại này [...] Tuy nhiên, tôi tin rằng
có rất nhiều tiềm năng cho nhân vật nữ trong phim noir, như đã thấy với
các nhân vật chính trong
Night in Paradise (2021),
My Name (2021) [từ Netflix],
The Villainess (2017) và
The Witch: Part 1. The Subversion (2018).”
Những bộ phim không có câu chuyện lấy nam giới làm trung tâm, như Hit-and-Run Squad (2019, ảnh) không thành công về mặt thương mại
|
Mặt khác, nhà phê bình phim Kang Yoo Jung tin rằng sự phổ biến của thể loại phim noir Hàn đi ngược lại quyền của phụ nữ.
“Tôi
tin rằng các bản chuyển thể được thấy trong thể loại phim noir là do
nỗi sợ việc cải thiện quyền của phụ nữ, một ví dụ khác về xung đột giới
vì nguồn gốc của thể loại này bắt nguồn từ sự khó chịu và sợ hãi tiến bộ
của quyền phụ nữ,” Kang nói. “Trong cấu trúc câu chuyện của phim noir,
không có chỗ cho phụ nữ cũng như không thể để họ thể hiện những vai diễn
phù hợp.
“Trong thể loại phim này, phụ nữ chỉ có thể đảm nhận
những vai phụ nữ lừa đàn ông, và khi nó được chuyển thể thành phim noir
Hàn Quốc, các nhân vật như nhân vật do Kim Eun Hye thể hiện trong
Nameless Gangster: Rules of Time
sẽ được [đàn ông] dẫn dắt để dính vào tội ác bằng cách sử dụng sức hấp
dẫn tình dục của cô ấy. Thể loại phim noir Hàn cho rằng đây là công việc
của nam giới và điều mà phụ nữ có thể làm là sử dụng sức quyến rũ thể
xác hoặc hình thành mối quan hệ với nhân vật nam.”
Trong phim noir Hàn Quốc, các nhân vật như nhân vật do Kim Eun Hye thể hiện trong Nameless Gangster: Rules of Time (ảnh) sẽ được [đàn ông] dẫn dắt để dính vào tội ác bằng cách sử dụng sức hấp dẫn tình dục của cô ấy
|
Kang tin rằng những phim noir lấy phụ nữ làm trung tâm sẽ không thành
công ở các rạp chiếu phim nội địa do những câu chuyện truyền thống và
thường lấy nam giới làm trung tâm.
“Tôi không thể nói rằng không
có bất kỳ trường hợp hoặc nỗ lực nào thay đổi thể loại này, nhưng những
thể loại đã được chứng minh là phổ biến về mặt thương mại ở Hàn Quốc là
những câu chuyện lấy nam giới làm trung tâm, vì vậy cấu trúc thị trường
hiện tại khiến khó mà đưa ra nỗ lực khác biệt,” Kang nói.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily