Giải Bách Hoa cho Biên kịch xuất sắc nhất vừa được khôi phục lại, sau
khi bị loại bỏ trong nhiều năm. Thay đổi này gần như không thu hút sự
chú ý nào mặc dù giải Bách Hoa từng được xem là một trong ba giải thưởng
điện ảnh uy tín nhất tại Đại lục.
Đây không phải là giải thưởng điện ảnh Trung Quốc duy nhất chìm vào quên lãng trong vài năm qua.
Giải
Kim Kê và giải Hoa Biểu cũng ở trong tình trạng tương tự. Từng bị khán
giả xem rạp chỉ trích là các giải thưởng “vô lý”, thậm chí bây giờ ít ai
quan tâm đến các giải thưởng này đủ để đưa ra bình luận.
Quá trình thành lậpCác
giải Bách Hoa, Kim Kê và Hoa Biểu đều có lịch sử trải dài hơn 30 năm.
Được thành lập năm 1957, Hoa Biểu là giải thưởng lâu đời nhất. Ba giải
thưởng này tỏa sáng vào những năm 1980, và thường được so sánh là giải
Quả cầu vàng hay Oscar của Trung Quốc.
Chuyện tình Lư Sơn (1980) và
Tuổi trung niên (
At Middle Age)
(1982) là những bộ phim nổi tiếng hồi đó. Thành công của chúng tại các
lễ trao giải đưa các nữ diễn viên Trương Du và Phan Hồng nổi tiếng.
Quyết
định cuối cùng cho các giải thưởng này xuất phát từ các nguồn khác
nhau. Giải Bách Hoa dựa trên người xem và được khán giả lựa chọn qua
phiếu bầu bằng giấy. Lần đông nhất có tới một triệu lượt bình chọn.
Giải Kim Kê dựa vào những người trong ngành điện ảnh và được xem là giải thưởng chuyên nghiệp nhất.
Giải Hoa Biểu do chính phủ quyết định, căn cứ vào cống hiến văn hóa và nghệ thuật của bộ phim.
Giải Kim Kê, Bách Hoa và Hoa Biểu
“Từ những năm 1990, ba giải thưởng này mau chóng sụt giảm tầm ảnh
hưởng,” nhà phê bình phim Phương Lưu Tường nói. “Giờ đây khi khán giả
lấy thông tin (về chất lượng các bộ phim) từ các giải thưởng quốc tế, họ
ít quan tâm hơn đến ba giải thưởng này.”
Lựa chọn sơ sàiCác giải thưởng này cũng bị chỉ trích là lựa chọn vô lý.
Theo tin từ tờ
Information Times có trụ sở tại Quảng Châu, giải Kim Kê năm vừa rồi được trao cho các phim và diễn viên ít tên tuổi.
Vương
Thiên Nguyên, đoạt giải Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Liên han phim
Tokyo 2010, Quách Phú Thành, hai lần đoạt giải Kim Mã cho Nam diễn viên
xuất sắc nhất, và Châu Húc, nam diễn viên kỳ cựu đóng chính trong các bộ
phim nổi tiếng như
Hồng y thiếu nữ (
The Girl in Red) (1984) là những người được dự đoán thắng cuộc nhiều nhất tại giải Kim Mã năm ngoái. Nhưng không ai trong số họ đoạt giải.
Love on Gallery Bridge, chỉ được 5,3 điểm trên thang điểm 10 tại douban.com và 6,1 điểm tại mtime.com, đánh bại
Đường Sơn đại địa chấn của Phùng Tiểu Cương và
The Piano in a Factory của Trương Manh trong hạng mục phim xuất sắc nhất. Lúc đó, tác phẩm này thậm chí chưa được chiếu ở rạp.
Thường
có hai hay nhiều tác phẩm đồng thời đoạt giải Phim xuất sắc nhất, nhiều
người châm biếm gọi hiện tượng này là “song hoàng đản,” nghĩa đen là
trứng hai lòng đỏ. Từ này cho thấy sự mất tin tưởng của phần lớn khán
giả đối với kết quả.
“Dễ hiểu rằng đôi khi hai bộ phim cùng đoạt
một giải nhưng không thể chấp nhận được điều đó,” ông Phương nói, lấy ví
dụ giải Kim Kê lần thứ 20 năm 2000, khi
Quyết định sinh tử (
Fatal Decision),
Đường về nhà (
The Road Home) và
Roaring Across the Horizon cùng đem về giải Phim xuất sắc nhất.
“Giải Bách Hoa từng có gần một triệu người tham gia bầu chọn, bây giờ con số dao động khoảng 1-2% lúc đầu,” ông nói.
“Những giải thưởng này đã trở thành trò chơi của chính nhà tổ chức,” nhà phê bình phim Lý Trung nói.
“Các
chính trị gia chi phối mạnh mẽ trong nhân tố quyết định. Khác với khán
giả, chính phủ coi phim ảnh là phương tiện tuyên truyền.”
Quá trình và nguyên tắcKhi ngày càng nhiều nghi ngờ dấy lên về tính công bằng và độ tin cậy của những giải thưởng này, Dương Á Châu, đạo diễn phim
Pretty Big Feet, ba lần làm giám khảo vòng lựa chọn tại giải Kim Kê, giải thích với tạp chí
China Pitorial
rằng “Giải Kim Kê không căn cứ vào bộ phim đó đã được chiếu hay chưa.
Bất kỳ tác phẩm nào được Cục Quản lý Điện ảnh, Truyền thanh và Truyền
hình thông qua đều có thể tham dự.”
Áp phích phim The Road Home
Ông nhấn mạnh rằng qua nhiều năm, giải Kim Kê kiên trì nguyên tắc trao giải cho những bộ phim phản ánh xã hội đương đại.
“Thật
khó khăn để giữ vững nguyên tắc đó. Tôi không thể tưởng tượng điện ảnh
Trung Quốc sẽ ra sao nếu giải Kim Kê phá vỡ nguyên tắc này,” ông nói
thêm.
Lý Trung không đồng tình với ý kiến trên. “Một số phim thương mại, như
Piano in a Factory, cũng phản ánh hiện thực,” ông nói.
Một người trong cuộc từng tham gia giải Hoa Biểu và muốn lấy tên là Sam nói với
Global Times rằng dù ít người phát biểu công khai, gian lận là bí mật mà người trong cuộc nào cũng biết.
“Nhiều lần, chúng tôi biết trước bộ phim nào sẽ giành chiến thắng,” anh nói. “Thỉnh thoảng có phim chưa hoàn thành đoạt giải.”
Sam nói rằng khi các mối quan hệ cá nhân xen vào, kết quả thật dễ thấy.
“Được đề cử hay đoạt giải tại giải Kim Kê hay Hoa Biểu có thể đem lại quảng bá sự nghiệp hay tăng lương,” Sam giải thích.
“Với
giải Bách Hoa, bản thân quá trình bầu chọn đã không đáng tin,” Sam nói
tiếp. “Mỗi người tham gia được trao một lựa chọn, tuy nhiên người ta dễ
dàng điều khiển kết quả ở hậu trường.”
Với ngày càng nhiều chỉ
trích, nhiều người nghĩ nên bỏ các giải thưởng này. “Nhưng chính phủ sẽ
không cho phép điều đó,” Lý Trung nói.
Phương Lưu Tường chia sẻ quan điểm. “Qua nhiều năm, đã tạo nên sự quan tâm và khó mà bỏ tất cả các giải thưởng này một lúc.”
Nhưng
so với ba giải thưởng nội địa trên, một số giải thưởng non trẻ đầy hứa
hẹn. Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải và Liên hoan phim Quốc tế Bắc
Kinh đang vươn lên.
Khi cái cũ trở nên lỗi thời, ấy là lúc cân nhắc sự chuyển tiếp, Lý Trung nói.
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi