Tin phòng vé

Lý giải phòng vé Bắc Mỹ 14-16/12: Tại sao Người Hobbit không kiếm ra nhiều tiền hơn?

18/12/2012

Bộ phim về xứ sở Trung Địa thu 84,6 triệu đôla chỉ trong ba ngày đầu tiên ra rạp, qua mặt con số 77,2 triệu của I Am Legend, kể từ năm 2007 vốn giữ kỷ lục là doanh thu mở màn cao nhất tháng 12.

Người thắng cuộc Không ngạc nhiên khi The Hobbit: An Unexpected Journey / Người Hobbit: Hành trình vô định thống trị phòng vé trong tuần lễ ra mắt. Nhưng có một chút, à, bất ngờ, là phim đã không làm ăn tốt hơn.

Người thua cuộc Hoàn toàn không công bằng khi gọi Life of Pi / Cuộc đời của Pi (thứ 5 với 5,4 triệu đôla, giảm một phần ba lượng khán giả so với tuần trước) là thua cuộc. Nhưng bộ phim tốn kém ngất trời này của Lý An tính đến nay chỉ thu được 69,6 triệu đôla ở Mỹ, và có cơ trở thành phim thua lỗ cho Fox trừ phi doanh thu phòng vé quốc tế bù đắp được phần thiếu hụt đó. Trong mấy tuần sắp tới sẽ có ý nghĩa sống còn, đặc biệt là ở Trung Quốc, ở thị trường này Pi đã trở thành phim Mỹ thứ nhì (sau Titanic 3D) có doanh thu vượt hơn doanh thu của phim tại Mỹ.

Sự thể thế nào? Thất bại ở phòng vé quá quen thuộc với sự siêu thay đổi về doanh thu phá kỷ lục — À thì, đây là một thứ sáu của tháng 12 có doanh mở màn lớn nhất từ trước đến nay còn gì! v.v... và v.v... — sự thật là chỉ có hai con số thực sự đáng quan tâm: tốn bao nhiêu tiền để làm The Hobbit, và chung cuộc phim này sẽ kiếm được bao nhiêu.

Chi phí thực của The Hobbit có lẽ chẳng bao giờ biết được, nhưng có hai người trong nghề am hiểu ước chừng cũng cỡ 300 triệu đôla chỉ để làm phim thôi đó. Triển vọng kiếm tiền của phim này chắc chắn khó đoán bởi cái điều là quá nhiều tai to mặt lớn sẽ càng giàu thên vì có phần chấm mút nào đó ở đây. Không chỉ có hai nhà làm phim Jackson và Walsh, mà những nhà sản xuất trước đây chẳng hạn như đạo diễn hụt Guillermo del Toro, Saul Zaentz, Harvey Weinstein, và cả hậu duệ của nhà Tolkien ắt hẳn phải có phần ngon trước.

Thế nhưng, cũng đáng để chỉ ra rằng tính cả doanh thu ngoài Bắc Mỹ của tuần công chiếu thì doanh thu toàn cầu 222 triệu của bộ phim cũng chỉ là còi cọc, chẳng gây được ấn tượng nếu với con số kỳ vọng cho The Hobbit với tầm vóc và danh tiếng của loạt phim Lord of the Rings: doanh thu mở màn của Người Hobbit chỉ đứng thứ 37 xét về doanh thu công chiếu mọi thời đại, và thậm chí còn thua kém cả The Return of the King năm 2003, thu được gần 91 triệu đôla sau khi trượt giá lạm phát. Thực tế, chỉ cách đây một tháng, phim mới về James Bond Skyfall mở màn với ít hơn 500 rạp mà vẫn thu hơn The Hobbit 3 triệu đôla.

Vậy mới dấy lên câu hỏi, tại sao? Một sếp hãng phim đối thủ làm sáng tỏ bằng ba lập luận thuyết phục: “Thứ nhất, kỹ thuật 48 khung hình trên giây ngay từ đầu là không hạp với khán giả cốt lõi của phim này rồi,” ông sếp gợi ý rằng có một cái thứ gọi là "quá thật" đối với khán giả ám ảnh sự kỳ ảo. “Thứ nhì, bình luận bất lợi, và thứ ba, phim giống một bản làm lại chứ không phải là một cuộc phiêu lưu mới. Ví dụ, nếu tôi không là 'fan" của Hobbit, chiến dịch tiếp thị của phim không cho tôi lý do tại sao tôi nên phát cuồng về chuyến phiêu lưu mới này.”

(Cũng đáng lưu ý thêm nữa là The Hobbit dài tới những 2 giờ 50 phút, khiến cho việc nhồi nhét thêm suất chiếu là khó thể nào thu xếp được với nhà rạp.)

Argo

Trong khi đó, trở lại hiện thực, phim chính kịch nghiêm túc — từ lâu đã được xem là giống loài có nguy cơ bị tuyệt chủng — làm ăn cực kỳ tốt đẹp trong mùa phim cuối năm: Lincoln của Spielberg (thứ 3 với 7,0 triệu đôla) và Argo của Affleck vừa vượt mốc 100 triệu doanh thu vé Bắc Mỹ, và Flight của Zemeckis sẽ có khả năng cũng vậy trước khi Giáng sinh đến.

* Đơn vị tính doanh thu: triệu USD



Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York MagazineEntertainment Weekly


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi