Khán giả đã chán các hiệp sĩ áo choàng và bản khởi động lại gai góc
chưa? Hay đây mới chỉ là điểm khởi đầu cho một thế kỷ 21 chiếm đóng bởi
điện ảnh truyện tranh?
Năm 1957,
Life Magazine viết về sự sụp đổ của hệ thống các hãng phim lớn của Hollywood:
“Với
băng chuyền sản xuất đã ngừng hoạt động và cách sản xuất phim hàng loạt
trước kia đã trở nên lỗi thời, hiện không có nguồn lợi nhuận chủ chốt
hay bất cứ khả năng hoạt động nào khác còn đọng lại. Tỷ lệ doanh thu của
Hollywood đến từ nước ngoài ngày càng tăng cao trong những năm gần đây
(vì doanh thu trong nước giảm mạnh) và hiện nắm tỷ lệ từ 40 đến 50%
doanh thu toàn cầu mà Hollywood thu về.”
The Avengers (2012)
Năm mươi năm sau, những hồi chuông cảnh báo đó vài tháng lại kêu một
lần. Tuy vậy, như để thách thức hệ thống cảnh báo, nếu đây thực sự là
tình trạng báo động, theo sau thông điệp này đã là một chuỗi những phim
mà khi chiếu ở Mỹ cần phụ đề và một bản làm lại
Pippi Longstocking đen tối.
Tính tới năm 2014,
The Avengers,
phim chuyển thể từ truyện tranh có doanh thu cao nhất tính tới nay (và
phim có doanh thu cao thứ ba mọi thời đại), thu về 59% doanh thu đó từ
phòng vé nước ngoài. Năm 2013, năm cuối cùng có số thống kê này, doanh
thu nước ngoài trung bình của các phim là 69%.
Tỷ lệ tăng 30-40% là có vẻ cao, nhưng kéo dài trong vòng 57 năm kể từ khi
Life đưa
ra lời cảnh báo u ám kia, tức là mức tăng chỉ ở 0,6% một năm. Cùng với
hướng suy luận đó, có thể cho rằng tới năm 2060, 100% doanh thu phòng vé
của Hollywood sẽ đến từ túi tiền khán giả nước ngoài. Đó là năm đài BBC
dự tính có thể khai thác mỏ trên Mặt trăng. Từ năm 1972,
Life Magazine đã bị ngừng xuất bản tới ba lần.
Guardians of the Galaxy (2014)
Với hơn 20 phim chuyển thể từ truyện tranh được lên kế hoạch trong những
năm tới, thật dễ để cho rằng một “bong bóng xà phòng” đang được thổi
lên quanh thể loại phim truyện tranh. Nhưng những lời tiên đoán về
sự sụp đổ của thể loại này phần lớn đang bị thổi phồng. Năm ngoái,
Cracked.com dự đoán “bong bóng xà phòng” này sẽ vỡ và cho rằng
Guardians of the Galaxy
lúc đó sắp ra mắt sẽ là điều chứng minh sự tan vỡ này. Sau khi thu về
hơn bảy trăm năm mươi triệu đôla, bộ phim là phim có doanh thu cao nhất
mùa hè, đánh bại đối thủ gần nhất là loạt phim
Transformers nổi tiếng (bộ phim cũng bị dự đoán sẽ thất bại).
Hóa
ra, thay vì vỡ, bong bóng xà phòng kia mới chỉ đang bắt đầu hình thành.
Marvel đã công bố ngày ra mắt của 11 phim truyện tranh trong vòng năm
năm tới, trong khi DC Comics cũng có từng đó phim được dự tính cho từ
giờ tới 2020.
Bộ phim chuyển thể từ truyện tranh lợi nhuận nhất về mặt ngân sách tính tới nay là
The Dark Knight Rises (2010) với ngân sách 130 triệu USD và 1 tỉ USD doanh thu phòng vé.
The Avengers, dù
có doanh thu cao, chỉ nhận lại được lãi 690%. Vẫn là con số đáng nể,
nhưng chỉ đủ để đưa phim vào hạng ba trong danh sách lợi nhuận các phim
truyện tranh trong thập kỷ qua (sau
300 với doanh thu 456 triệu USD và ngân sách 65 triệu USD).
The Dark Knight Rises (2012)
Với mười bộ phim truyện tranh có doanh thu thấp nhất thập kỷ qua, bảy
trong số phim đó được sản xuất trong vòng năm năm trở lại đây, gồm:
Jonah Hex, Punisher: War Zone, Whiteout, Sin City: A Dame to Kill For, RIPD, Son of the Mask, và
Scott Pilgrim. Cùng lúc đó, năm trong số mười phim có doanh thu cao nhất cũng được làm trong cùng khoảng thời gian:
Captain America: The Winter Soldier, Guardians of the Galaxy, Iron Man 3, The Avengers, và
The Dark Knight Rises. Nhìn chung, có khoảng 73 phim được chuyển thể từ truyện tranh kể từ 2004, và đã thu về lợi nhuận 270%.
Điều quan trọng cần cân nhắc là những con số này chỉ tính doanh thu phòng vé, điều mà Edward J. Epstein, trong cuốn sách
The Hollywood Economist,
chỉ ra chỉ là một phần mười tổng doanh thu liên quan tới các bộ phim.
Ngoài ra còn phải tính lợi nhuận từ bán đĩa DVD, cấp phép sản phẩm, bán
bản quyền phân phối ở nước ngoài. Vả lại, bộ phim còn là một phần của cả
một gói sản phẩm truyện tranh, với các công ty tiếp tục phát hành
truyện tranh và các phim truyền hình liên quan.
Marvel hiện đang có tận ba diễn viên da trắng tóc vàng tên Chris đóng chính trong các phim của mình: Chris Hemsworth (Thor), Chris Evans (Captain America) và Chris Pratt (Guardians of the Galaxy)
|
Yếu tố đa dạng cũng đang ngày càng có vai trò quan trọng hơn trong việc
giữ sức thu lợi nhuận. Dù tỏ ra kỳ thị chủng tộc và người các giới tính
khác trên mạng internet, những “fan cuồng” truyện tranh chỉ là một phần
nhỏ trong nhóm khán giả cho những phim này, với một số con số ước tính
chỉ ở mức 4%. Một kết quả điều tra Facebook năm ngoái cho thấy có 40%
khán giả phim truyện tranh là nữ.
Dù vẫn chỉ là một nhóm thiểu
số to tiếng, sự phục vụ tận tình nhóm người hâm mộ nam da trắng trong
thế giới phim truyện tranh đang mở ra một thứ nhiều người đang gọi là
“Cuộc chiến đa dạng hóa” giữa hai hãng phim truyện trang Marvel và DC.
Dù
The Hollywood Reporter
xác nhận sáu trong số các phim chuyển thể từ truyện tranh đang được lên
kế hoạch vẫn tập trung vào những nhân vật nam chính da trắng với xu
hướng giới tính đúng với giới tính sinh học của mình, thì trong số những
phim này cũng sẽ có những phim với nhân vật chính là Wonder Woman, hay
có xuất hiện Cyborg, Shazam, và Aquaman với các diễn viên da màu thủ
vai. Trong thông báo gần đây, Marvel đáp lại lời khiêu chiến này của DC
với kế hoạch phim về Captain Marvel, với nhân vật nữ chính Carol Danvers
và phim Black Panther với diễn viên da màu Chadwick Boseman trong vai
chính.
Tạo hình dự tính của Wonder Woman (Gal Gadot đóng) trong phim sắp tới của DC Comics
Sự đa dạng chủng tộc và giới tính trong phim chuyển thể từ truyện tranh,
dù được nhiều người cho rằng là một xu hướng của những năm gần đây,
thật sự là một sự trở về với gốc gác. Dù Spider-Man thường được nêu là
một trong những phim tiên phong trong hoạt động khơi dậy thể loại phim
truyện tranh, chính Wesley Snipes trong vai Blade và Michael Jai
White/Keith David trong vai Spawn là những tên tuổi đã cứu phim truyện
tranh khỏi bờ vực thẳm vào cuối thập kỷ 1990.
Nỗi sợ bây giờ là
bất cứ sự giảm thiểu nào về doanh thu sẽ bị đổ lỗi cho những nỗ lực đa
dạng hóa thế giới trắng toát của phim truyện tranh, thay vì lý do có thể
chính đáng hơn là khán giả đang dần chán nản với những bộ phim siêu anh
hùng theo khuôn mẫu về một văn hóa định chuẩn hóa dị tính.
Cũng
đáng nêu ở đây là những thành công trước kia không hề có nhiều khả năng
tiên đoán hoạt động tương lai. Dù nhiều người vẫn nhớ
Star Wars, Star Trek, và
Jaws,những
phim tạo nên Kỷ nguyên Bom tấn của Hollywood, ít người nhớ những bộ
phim muốn đu theo thành công này, cũng đắt đỏ không kém nhưng cuối cùng
vẫn thất bại như
The Adventure of Buckaroo Banzai Across the 8th Dimension, Solarbabies, và
Orca.
Với
một chút may mắn, bong bóng xà phòng phim truyện tranh sẽ không bao giờ
vỡ, nhưng bất cứ thời hoàng kim nào cuối cùng cũng phải kết thúc. Và
chỉ hy vọng rằng nó sẽ không bị thay thế bởi những phim chiến tranh mang
tính tuyên truyền và phim viễn Tây đã từng một thời đóng chiếm ở mọi
rạp chiếu phim Mỹ.
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi