Mức độ nghiêm trọng của bạo lực học đường được miêu tả trong phim bộ Hàn
Quốc trên các nền tảng phát trực tuyến lớn đang khiến người xem lo ngại
khi ngày càng có nhiều bộ phim thành công xoay quanh bạo lực học đường
được ghi lại bằng đồ họa.
Những tựa liên quan bao gồm
The Glory / Vinh quang trong thù hận (2022-2023) và
Juvenile Justice / Tòa án vị thành niên (2022) của Netflix,
Weak Hero Class 1 / Người hùng yếu đuối (2022) của Wavve và
Revenge of Others / Sự trả thù của người thứ ba (2022) của Disney+.
Câu chuyện về nhân vật chính Moon Dong Eun của The Glory, một phụ nữ
phải chịu bạo lực học đường khủng khiếp thời niên thiếu, do Song Hye
Kyo thủ vai, đã thu hút người xem trên toàn thế giới khi cô lên kế hoạch
trả thù từng bước một những thủ phạm
|
Khán giả nước ngoài sốc và bối rối trong các bình luận và đánh giá trực
tuyến. Ở Thái Lan, sự nổi tiếng của một phim bộ đã làm dấy lên phong
trào trên mạng xã hội kêu gọi thủ phạm bạo lực học đường thú nhận hành
vi bắt nạt trong quá khứ và xin lỗi.
Các chuyên gia cho rằng bạo
lực và bắt nạt học đường là một hiện tượng xã hội, là mô hình thu nhỏ
của những vấn đề lớn hơn của xã hội Hàn Quốc — do đó khi được miêu tả
trên các phương tiện truyền thông thì vừa thu hút người xem vừa khơi dậy
những hành động thay đổi.
“Trong phim truyền hình Hàn Quốc, bạo
lực học đường và những vết sẹo mà nó để lại luôn là nguồn gốc của chứng
lo âu và sợ hãi,” là bình luận trên trang đánh giá nội dung toàn cầu
IMDb, do một người xem nước ngoài để lại cho
The Glory.
Tám tập Phần 1 của
The Glory,
được phát hành vào ngày 30/12/2022, vẫn cực kỳ nổi tiếng trên Netflix,
giữ vị trí đầu bảng xếp hạng phát trực tuyến trong nước và cũng đứng đầu
bảng xếp hạng phim không nói tiếng Anh trên Netflix.
Juvenile Justice miêu tả học sinh vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của bạo lực học đường
|
Cho đến nay, chỉ mới một nửa của toàn bộ phim được tiết lộ và Phần 2 sẽ
được phát hành vào ngày 10/5. Nhưng câu chuyện về nhân vật chính Moon
Dong Eun, một phụ nữ phải chịu bạo lực học đường khủng khiếp thời niên
thiếu, do Song Hye Kyo thủ vai, đã thu hút người xem trên toàn thế giới
khi cô lên kế hoạch trả thù từng bước một những thủ phạm.
Mức độ
nổi tiếng của bộ phim này, thể hiện qua nhiều bình luận để lại trên IMDb
và các trang đánh giá khác, phản ánh bạo lực học đường xuất hiện ngày
càng nhiều hơn thành chủ đề chính trong phim truyền hình Hàn Quốc.
Weak Hero Class 1
của Wavve, được phát hành tháng 11 năm ngoái và nhận nhiều đánh giá
tích cực, cũng thuộc thể loại hành động học đường, kể câu chuyện một học
sinh gương mẫu đứng lên chống lại bạo lực trong và ngoài sân trường.
Và mặc dù không thu hút sự chú ý của công chúng nhiều bằng
The Glory hay
Weak Hero Class 1,
The King of Pigs,
của Tving, phát hành năm ngoái, là một phim ly kỳ tội phạm khác, trong
đó nhân vật chính mang vết sẹo sâu sắc từ thời thơ ấu bị bạo lực học
đường trả thù kẻ thủ ác.
The Kings of Pigs được các nhà phê
bình khen ngợi là phim bộ được làm tốt. Được giới phê bình khen ngợi
rộng rãi về cốt truyện, đi sâu vào các chủ đề xã hội và quay phim đẹp,
The King of Pigs thành công bất ngờ đối với những người theo dõi phim bộ Hàn Quốc.
Weak Hero Class 1 của Wavve, được phát hành tháng 11 năm ngoái và nhận nhiều đánh giá tích cực, cũng thuộc thể loại hành động học đường
|
Ngoài ra, các phim bộ như
Revenge of Others và
Juvenile Justice miêu tả học sinh vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân của bạo lực học đường.
Với
phim bộ chủ đề bạo lực học đường sôi sục trên hầu hết các nền tảng phát
trực tuyến của Hàn Quốc từ năm ngoái, khán giả nước ngoài nói riêng
đang bày tỏ sự bất ngờ và khó chịu trước mức độ nghiêm trọng của bạo lực
được miêu tả.
“Tôi thực sự không biết trường học Hàn Quốc ngoài
đời thực như thế nào, nhưng trên phim truyền hình, tất cả thanh thiếu
niên Hàn Quốc dường như đều xấu tính và bạo lực đến mức khiến tôi nổi da
gà,” đọc một bình luận trong phần đánh giá
The Glory trên IMDb.
“Tôi
biết là phiến diện vì chỉ nhìn cuộc sống học đường ở Hàn Quốc qua phim ảnh,” một khán giả nước ngoài yêu cầu giấu tên nói.
“Nhưng từ những gì đã xem trong
The Glory và
The King of Pigs,
mức độ bạo lực trong trường học ở Hàn Quốc có vẻ cao đến mức tôi không
nghĩ chính mình muốn trải nghiệm cuộc sống học đường ở đất nước này.”
The King of Pigs là một phim ly kỳ tội phạm khác, trong đó nhân vật
chính mang vết sẹo sâu sắc từ thời thơ ấu bị bạo lực học đường trả thù
kẻ thủ ác
|
Các phim như
The Glory thậm chí còn khơi dậy các phong trào xã
hội ở nước ngoài. Với sự nổi tiếng của phim này, một loạt cáo buộc bạo
lực học đường đã lan truyền trên mạng xã hội Thái Lan, khiến một số
người nổi tiếng phải lên tiếng xin lỗi. Giống như phong trào #MeToo bùng
phát ở Hollywood làm dấy lên làn sóng cáo buộc quấy rối tình dục, phim
truyền hình bạo lực học đường của Hàn Quốc đã kích động phong trào gắn
thẻ #TheGloryThai và gây ra hiệu ứng lan truyền trên mạng xã hội.
Theo
các chuyên gia, sở dĩ bạo lực học đường trở thành chủ đề trọng điểm của
phim truyền hình Hàn Quốc là bởi vì nó dễ thu hút sự chú ý của người
xem, đồng thời bạo lực học đường phản ánh những căn bệnh sâu xa của toàn
xã hội Hàn Quốc.
“Không gian trường học là nơi mọi người có được
trải nghiệm đầu tiên về xã hội, đồng thời, là điểm khởi đầu mà từ đó
mọi vấn đề xã hội — chẳng hạn cạnh tranh bất tận trong xã hội tư bản dẫn
đến tha hóa — nổ ra,” Koo Jeong Woo, giáo sư xã hội học tại Đại học
Sungkyunkwan, chuyên về xã hội học giáo dục, nghiên cứu Hàn Quốc và nhân
quyền, nói. “Bạo lực học đường được sử dụng rộng rãi làm chất liệu chủ
đề vì nó có thể khơi gợi sự đồng cảm phổ quát từ khán giả đồng thời thể
hiện xung đột một cách kích thích.”
Trong trường hợp của
The Glory, các vấn đề xã hội như bất bình
đẳng giai cấp và lạm dụng quyền lực công đã được chỉ ra bằng cách cho
thấy giáo viên, cảnh sát và thậm chí phụ huynh của các nạn nhân sẽ khuất
phục trước sức mạnh tài chính của những kẻ bắt nạt ở học đường.
Các
phim bộ truyền hình khác về bạo lực học đường cũng nhận được đánh giá
tích cực vì làm nổi bật sự phi lý của thế giới người lớn bằng cách liên
kết nó với vấn đề bạo lực học đường.
Bạo lực học đường là vấn nạn
kinh niên tồn tại ở mọi nơi trên thế giới, nhưng với sự ra đời của các
dịch vụ phát trực tuyến, mức độ tự do ngôn luận cao hơn so với các hệ
thống phát sóng truyền thống, một số khía cạnh của vấn đề này đã trở nên
nổi bật hơn trong nội dung nghe nhìn.
Trên thực tế,
The Glory,
The King of Pigs và
Weak Hero Class 1 đều được xếp loại R vì miêu tả bạo lực rõ ràng, khó có thể phát sóng trên các đài truyền hình truyền thống.
The Glory thậm chí còn khơi dậy các phong trào xã hội ở nước ngoài
|
Kim Seong Soo, một nhà phê bình văn hóa đại chúng, nói: “Bạo lực học
đường đã là chủ đề chính của phim điện ảnh và truyền hình từ lâu, nhưng
các nền tảng phát trực tuyến bắt đầu xử lý vấn đề này một cách nghiêm
túc khi nội dung sản xuất thay đổi.
“Mức độ bạo lực và cách miêu
tả bạo lực có thể tùy ý điều chỉnh trên các nền tảng phát trực tuyến
này. Vì những vấn đề như phân cực giàu nghèo liên quan trực tiếp đến bạo
lực học đường là một hiện tượng toàn cầu, nên câu chuyện nạn nhân tự
giải thoát hoặc tự trả thù, bên ngoài hệ thống xã hội, cũng có thể nhận
được sự đồng cảm rộng rãi.”
Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng
miêu tả bạo lực học đường trên các phương tiện truyền thông phải có
chọn lọc, vì thanh thiếu niên và trẻ em vừa là chủ thể vừa là đối tượng
của bạo lực.
“Nếu hành động bạo lực và trả thù được miêu tả theo
cách chỉ tập trung làm phấn chấn hoặc kích thích adrenaline, thì có thể
có vấn đề trong việc thể hiện sự tàn bạo và mức độ bạo lực gây xúc động
xảy ra trong đời thực,” Kim nói. “Ngay cả khi bạo lực được miêu tả một
cách trần trụi và công khai, thì cũng cần hướng cách miêu tả sao cho
người ta đồng cảm với nỗi khổ của các nạn nhân, và đưa ra một câu chuyện
có thể tạo nên diễn ngôn xã hội bình thường.”
Bạo lực học đường phản ánh những căn bệnh sâu xa của toàn xã hội Hàn
Quốc. Chủ đề bạo lực học đường sôi sục trên hầu hết các nền tảng phát
trực tuyến của Hàn Quốc từ năm ngoái, khán giả nước ngoài nói riêng đang
bày tỏ sự bất ngờ và khó chịu trước mức độ nghiêm trọng của bạo lực
được miêu tả
|
Koo đồng ý với Kim rằng những miêu tả này nên mang tính xây dựng.
“Nếu
quan điểm tiêu cực về trường học như thế này trở nên phổ biến, tôi lo
ngại tác động tiêu cực của việc tiếp thu những quan điểm như vậy trong
xã hội,” Koo nói. “Một yếu tố có thể đưa đến thảo luận mang tính xây
dựng và hiểu biết để xóa bỏ bạo lực học đường cũng cần thiết trong văn
hóa đại chúng.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily