Bộ phim chỉ kiếm được 8,2 triệu nhân dân tệ (1,2 triệu USD) trong tuần
đầu tiên – và con số đó thậm chí còn thấp hơn nếu không có sự hỗ trợ của
chuỗi rạp chiếu phim thuộc sở hữu của nhà bỏ vốn, Wanda Media, khi các
rạp khác đã cho bay khỏi các phòng chiếu của họ.
Điều này trái
ngược hoàn toàn với sự quan tâm mà bộ phim khuấy động ở Hồng Kông. Ba
buổi chiếu tại Liên hoan phim quốc tế Hồng Kông (lần cuối cùng diễn ra
vào ngày 1/4) đều cháy vé.
Bộ phim xoay quanh Bội Bội (Hoàng Nghiêu) 16 tuổi, người Thâm Quyến
dan fei
– thuật ngữ được sử dụng để mô tả một đứa trẻ sinh ra từ một cuộc hôn
nhân Hồng Kông-Trung Quốc – rơi vào lầm lạc khi cô tìm kiếm tiền bạc và ý
nghĩa trong cuộc sống cô đơn của cô. Nhưng đây không phải là phim vạch
trần như phim của Mạch Đương Hùng
Lonely Fifteen (1982) hay phim của Ông Tử Quang
May We Chat (2013), những bộ phim phát triển mạnh về hình ảnh, miêu tả về những phụ nữ trẻ bị cuốn vào buôn bán xác thịt.
Bộ phim xoay quanh Bội Bội (Hoàng Nghiêu) 16 tuổi, người Thâm Quyến dan fei– thuật ngữ được sử dụng để mô tả một đứa trẻ sinh ra từ một cuộc hôn nhân Hồng Kông-Trung Quốc
|
Tiêu đề tiếng Trung vô thường vô phạt của
The Crossing,
Quá xuân thiên,
nghĩa là “đi qua mùa xuân”, thực sự là thuật ngữ của giới buôn lậu khi
đã trót lọt qua các trạm kiểm soát hải quan. Đưa Bối Bối vào một đường
dây buôn lậu xuyên biên giới là một mô tả mạnh mẽ nếu được chỉn chu một
chút về buôn bán hàng hóa bất hợp pháp ngoài đời thực giữa Hồng Kông và
Thâm Quyến.
Bộ phim diễn ra như một phim ly kỳ căng thẳng. Các
cảnh trong đó Bối Bối mặc đồng phục và các cộng sự của cô di chuyển qua
các trạm kiểm soát so với đối thủ cạnh tranh trong bộ phim thi cử lừa
đảo Thái Lan năm 2017,
Bad Genius, về sự năng động và kỹ năng gian lận.
Đạo
diễn Bạch Tuyết người Bắc Kinh nói rằng cô đã dành hai năm qua lại giữa
Thâm Quyến (nơi cô sống khi còn trẻ) và Hồng Kông, để quan sát và gặp
gỡ những kẻ buôn lậu và những đứa trẻ Đại lục-Hồng Kông. Nhưng tại sao
một đạo diễn Trung Quốc lại phải giải quyết vấn đề xã hội gây tranh cãi
nhất ở Hồng Kông?
Phim cung cấp một cái nhìn sâu bên trong về Hồng Kông thường bị chính các nhà làm phim của địa phương này chối bỏ
|
Cho đến gần đây, Hồng Kông đã xuất hiện chủ yếu dưới dạng giả tưởng hoặc
biếm họa trong phim Trung Quốc. Lấy ví dụ, bộ phim hài của Từ Tranh
Lost in Hong Kong
(2015), theo chân một người đàn ông Trung Quốc, trung niên, trung lưu
trong các thành phố khi anh ta cố gắng kết nối lại với một mối tình cũ.
Nhưng
The Crossing đã bỏ hẳn cái ấn tượng đó với hiện thực trên
vùng lãnh thổ này. Đối với khán giả địa phương, nó cung cấp một cái
nhìn sâu bên trong về Hồng Kông thường bị chính các nhà làm phim địa
phương này chối bỏ.
Không có gì ngạc nhiên khi người Hồng Kông đổ xô đến các bộ phim như
Mad World
(2017) của Hoàng Tấn, câu chuyện về một người đàn ông bị bệnh tâm thần
đấu tranh để không phát điên và phê phán hoàn cảnh xã hội kéo anh xuống
mỗi lượt, và
Still Human (2018) của Trần Tiểu Quyên, trong đó
nêu rõ cảnh ngộ của người khuyết tật và lao động nhập cư ở Hồng Kông khi
đi theo một người đàn ông ngồi xe lăn và người giúp việc người
Philippines của ông ta. Sự cường điệu xung quanh bộ phim nói lên nhiều
điều về nhu cầu mô tả nhiều sắc thái của thành phố vượt ra ngoài những
câu chuyện ngụ ngôn kỳ quặc được cung cấp bởi các phim năm 2018 như
G Affairs và
Three Husband.
The Crossing kết thúc với cảnh Bối Bối đưa mẹ lên đỉnh Phi Nga Sơn.
“Rốt cục đây là Hồng Kông,” mẹ cô nói, khi bà kinh ngạc trước đường chân trời rộng lớn và cảnh quan đô thị lổn nhổn trước mặt.
Không còn nghi ngờ gì nữa, cũng nên chú ý đến ý định làm điều tương tự cho khán giả của đạo diễn Bạch Tuyết và các nhà làm phim.
The Crossing dự kiến sẽ khởi chiếu tại các rạp chiếu phim Hồng Kông từ ngày 9/5.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post