Tin tức

Trung Quốc tìm cách tăng cường sức ảnh hưởng thông qua phim ảnh

15/11/2021

Kể từ khi bộ phim đầu tiên của Trung Quốc Dingjun Mountain được sản xuất vào đầu những năm 1900, ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc, mặc dù có bề dày lịch sử, đã phát triển từ sức mạnh này sang sức mạnh khác. Ngày nay, Trung Quốc là nơi có thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới; doanh thu phòng vé của nước này vượt xa Bắc Mỹ, nơi từng là thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới.

Khách tham dự Thành tựu Triển lãm hồi tưởng Liên hoan phim quốc tế Bắc Kinh (2011-2020) tại Bảo tàng Điện ảnh Quốc gia Trung Quốc ở Bắc Kinh, ngày 23 tháng 8 năm 2020

Trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đã có quá đủ bằng chứng chỉ ra rằng thị trường điện ảnh Trung Quốc sẽ sớm trở thành thị trường điện ảnh lớn nhất thế giới. Đối với nhiều người trong ngành, không có gì ngạc nhiên khi năm 2020, doanh thu phòng vé của Trung Quốc lên tới 3 tỉ USD, cao nhất thế giới, trong khi Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) và Nhật Bản, lần lượt xếp thứ hai và thứ ba, theo thứ tự có doanh thu 2,2 và 1,3 tỉ USD.

Xét về quy mô sản xuất, ngành điện ảnh Trung Quốc chỉ đứng sau Bollywood, điện ảnh Ấn Độ, nhưng điều này không ngăn cản các nhà làm phim Trung Quốc tạo nên những bom tấn phá kỷ lục trong nước và quốc tế.

Được phát hành vào cuối tháng 9 năm 2021, sử thi chiến tranh The Battle at Lake Changjin, do ba nhà làm phim hạng A của Trung Quốc là Trần Khải Ca, Từ Khắc, Lâm Siêu Hiền đồng đạo diễn và do Bona Film Group, Shanghai Film Group và Hauxia sản xuất, đã thu về 237 triệu USD (tương đương 1,5 tỉ nhân dân tệ Trung Quốc) trong tuần đầu tiên công chiếu.

Người xem phim chụp ảnh trước áp phích khổng lồ quảng cáo Trận chiến Hồ Trường Tân trong một rạp chiếu ở Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, ngày 1 tháng 10 năm 2021

Được Maoyan Entertainment dự đoán đạt đỉnh 812 triệu đôla, bộ phim đã vượt qua doanh thu phòng vé của các phim hàng đầu khác. Hiện tại, The Battle at Lake Changjin là phim có doanh thu cao thứ ba của Trung Quốc trong năm nay sau Hi, Mom ​​và Detective Chinatown 3 với doanh thu lần lượt là 821 triệu USD và 685 triệu USD.

Trong khi Hi, Mom ​​ hiện có doanh thu cao nhất thế giới năm 2021, bộ phim lấy nước mắt này còn là phim có doanh thu cao nhất thế giới của một đạo diễn nữ. Đây là tác phẩm đạo diễn đầu tay của Cổ Linh; kiệt tác của nữ diễn viên Trung Quốc này đã phá kỷ lục phim có doanh thu cao nhất thế giới của một đạo diễn nữ mà trước đó Patty Jenkins nắm giữ với Wonder Woman, một phim siêu anh hùng của Mỹ.

Thật ra, thành tích đáng nể của Cổ Linh không phải nhờ may mắn, nhất là khi đây là tác phẩm đạo diễn đầu tay của cô. Đối với một ngành công nghiệp điện ảnh vốn do nam giới thống trị, chỉ riêng việc các nhà làm phim nữ trở nên xuất sắc trong ngành công nghiệp nội địa của họ cũng đủ để lại dấu ấn không phai mờ với toàn cầu.

Áp phích Hi, Mom Detective Chinatown 3 trong một chiếu ở Bắc Kinh, ngày 27/2/2021

Tuy nhiên, các nhà làm phim nữ Trung Quốc đang tiến rất nhanh trong việc phá bỏ những rào cản này, vì họ luôn mở đường cho phụ nữ ở các nền văn hóa khác trên thế giới noi theo.

Trong khi những thành tựu đáng ghi nhận của các nhà làm phim nữ Trung Quốc trên trường thế giới đang khuyến khích phụ nữ đa dạng chủng tộc và truyền cảm hứng đạt được ước mơ bất kể xuất thân của họ, Trung Quốc cũng đang sử dụng hiệu quả phim ảnh làm phương tiện phổ biến văn hóa Trung Quốc đến tất cả các khu vực của thế giới, đồng thời hoan nghênh phim từ các nền văn hóa khác với mục tiêu cuối cùng là tạo điều kiện giao lưu văn hóa và thúc đẩy hòa bình giữa các quốc gia.

Để thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và các nơi khác trên thế giới, năm 2015, Trung Quốc đã mở viện nghiên cứu về điện ảnh và truyền hình châu Phi tại Đại học Sư phạm Chiết Giang với mục tiêu tăng cường trao đổi học thuật và phát triển tài năng.

Chuyện tình Trung Quốc-Phi châu dự kiến sẽ sớm được công chiếu trên màn ảnh rộng Trung Quốc. A Daughter-in-law in the Village kể câu chuyện một cặp vợ chồng trẻ về quê của chú rể ở vùng nông thôn Trung Quốc, nơi cô dâu mới gốc Phi của anh phải đối mặt với những thách thức thích nghi với cuộc sống trong một nền văn hóa bảo thủ, không quen tiếp xúc với người ngoài

Kể từ khi thành lập, Trung tâm Nghiên cứu Điện ảnh và Truyền hình Châu Phi không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường nghiên cứu học thuật Trung-Phi liên quan đến ngành công nghiệp điện ảnh, mà còn đóng vai trò là nền tảng kết nối Trung Quốc với châu Phi thông qua các diễn đàn và đối thoại hằng năm rất cần thiết cho việc thúc đẩy hợp tác giữa hai bên.

Các thỏa thuận như thỏa thuận này, phù hợp với mục tiêu của Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC), đang tăng cường hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa châu Phi và Trung Quốc.

Trong khi Trung Quốc hiện là đối tác thương mại và nhà cung cấp cơ sở hạ tầng nước ngoài lớn nhất của châu Phi, các tổ chức, chẳng hạn như Trung tâm Nghiên cứu Điện ảnh và Truyền hình Châu Phi và chiếu phim Trung Quốc đến các hộ gia đình ở châu Phi thông qua StarTimes, một công ty truyền hình hàng đầu của Trung Quốc, cùng với các dự án liên quan khác trong ngành công nghiệp điện ảnh, đã đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng quyền lực mềm của Trung Quốc ở các quốc gia trên lục địa này.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: CGTN


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.