Bình luận phim

Hereafter: Clint Eastwood tìm đến siêu nhiên

09/01/2011

Clint Eastwood mở đầu phim Hereafter bằng cảnh trận lũ được thực hiện một cách chuyên nghệp, hồi hộp nhất trong lịch sử điện ảnh. Một đợt sóng thần ập đến một khu nghỉ mát trên bờ biển châu Á, đánh mạnh vào một con tàu lớn như thể đánh vào chiếc tàu đồ chơi. Tiếp đến nó phá tan nát trên bờ biển và tràn ngập thành phố.

Những chuyên gia hiệu ứng đặc biệt hiểu rõ nước là một trong những yếu tố tạo hình máy tính khó diễn tả một cách chính xác nhất, nhưng sức mạnh của cơn sóng thần này lại vô cùng chân thật. Trong buổi công chiếu ra mắt thế giới vào ngày 12/9 tại Liên hoan phim Toronto, 1.500 khán giả ở rạp chiếu phim Elgin đã há hốc mồm kinh ngạc giống như nhau – như đứa trẻ bị mê hoặc đầy kinh hãi tại đêm nhạc kịch tuyệt vời chiều thứ bảy.

Những gì họ thấy là một khung cảnh được chỉnh sửa tạo nên cơn sóng thần khủng khiếp đầy khẩn trương và rõ ràng. Bộ phim nhấn chìm người xem với thảm họa lớn hơn trong khi đảm bảo khán giả vẫn theo dõi mạch truyện của hai nhân vật chính: Marie (Cecile de France đóng), một nữ phát thanh viên nổi tiếng trên kênh truyền hình French TV, cô đang đi mua sắm trong ngôi làng khu nghỉ mát khi con sóng tàn phá và cô bị cuốn trôi theo dòng nước cuồn cuộn, và ông chủ kiêm người tình của cô (Thierry Neuvic đóng), trở lại khách sạn của họ. Marie bị rơi xuống nước nhưng cô nổi lềnh bềnh, và có vẻ cô đã sống sót, ngay lúc đó – Huỵch! – cô bị bất tỉnh. Khi nửa mê nửa tỉnh, cô có thoáng thấy hình ảnh không rõ ràng những bóng người trong một luồn sáng chói lòa đầy sinh động. Cô bị ném vào bờ, nơi đó hai người đàn ông cố gắng cứu cô một cách tuyệt vọng, nhưng không thành công. Một phút sau đó, cô ọc nước ra. Nếu cô đã chết lúc đó, thì bây giờ cô đang hồi sinh.

Các phim của Eastwood không thường khoe khoang những khoảnh khắc kiểu như vậy: một cảnh hành động tạo hình bằng đồ họa vi tính được thực hiện quá rực rỡ đến mức mà Michael Bay cũng chỉ có thể mơ mộng mong có được cảnh đó trong bản lý lịch của mình. Có phải cảnh quay trận sóng thần phần lớn là thành quả làm việc của các đạo diễn thuộc đơn vị thứ hai và những phù thủy về hiệu ứng? Hay là Steven Spielberg, một trong những nhà sản xuất của Hereafter, đã cho mượn tài năng thần kỳ của ông trong việc vừa vẽ lên bức tranh sơn dầu khổng lồ về thảm họa và cũng vừa cho thấy một sự quan tâm sâu sắc vào chi tiết con người? Cho dù tất cả cảnh quay đều do Eastwood thực hiện, thì ông đã cho ra mắt bộ phim với sự pha trộn đáng ngạc nhiên giữa nghệ thuật, công nghệ và giải trí. Và điều đó hầu như không có gì chung trong một câu chuyện siêu nhiên đầy ngổn ngang và sâu sắc mà bộ phim đang theo đuổi.


Poster phim Hereafter

 

Với vóc dáng gầy gò, phong nhã ở tuổi 80, và vào phút cuối của thập kỷ được tán dương nhất trong suốt sự nghiệp trải dài và đầy những lời khen của mình (với các giải Oscar ở hạng mục đạo diễn và nhà sản xuất trong phim Million Dollar Baby, thêm vào năm lần được đề cử Oscar cho các phim Baby, Mystic River Letters from Iwo Jima), Eastwood chẳng cần phải chứng tỏ gì nữa cả. Nhưng ở Toronto, ông dường như có chút bảo vệ cho phong cách “kiệm lời” trong bô phim của mình. Như ông đã nói với Andrea Baillie của hãng tin Canadian Press: “Trong thời đại thế hệ MTV mà chúng ta đang sống, tôi nghĩ có điều gì đó mà tôi vẫn thích thể hiện: rằng chúng ta thật sự mở ra những câu chuyện và nhận biết con người và hiểu thêm một chút ít chi tiết về họ, hơn là đóng vai trò mẫu số chung hoặc thiếu khoảng thời gian quan tâm mà thỉnh thoảng mọi người cảm thấy đang diễn ra.” Hereafter là một bài thử nghiệm dễ gây nản lòng đối với vô số dân chơi trò chơi điện tử - và, đối với những khán giả kiên nhẫn hơn, một phim hỗn hợp nhiều sự tưởng thưởng và thử thách.


Kịch bản do Peter Morgan viết, ông nổi tiếng với sự mổ xẻ tỉ mỉ về hoàng gia Anh (phim The Queen, The Other Boleyn Girl và loạt phim truyền hình Henry VII), các tổng thống Mỹ (phim Frost/Nixon) và những bạo chúa châu Phi (phim The Last King of Scotland). Không ai trong Hereafter có tước vị nào cả; ba nhân vật chính là những người bình thường với những khả năng phi thường và sức tưởng tượng đáng kinh ngạc. Marie, sau khi bị hôn mê do cơn sóng thần, đã rất khó khăn để tiếp tục tập trung vào công việc dẫn chương trình của mình; quyết định rời bỏ công việc, cô cảm thấy như bị buộc phải viết một cuốn sách về những trải nghiệm cận kề cái chết. Ở San Francisco, George (Matt Damon đóng), một nhà tâm linh với một mánh khóe rõ ràng cực kỳ thông minh trong việc nối kết con người với những họ hàng đã chết của họ, bị năng lực siêu nhiên của minh bào mòn và bỏ thành phố, chạy trốn người em trai là chủ doanh nghiệp (Jay Mohr đóng) và cô bạn gái (Bryce Dallas Howard đóng). Ở London, cặp sinh đôi 11 tuổi Jason và Marcus (George và Frankie McLaren đóng) mang đến sự hỗ trợ tinh thần cho người mẹ tính khí thất thường của chúng (Niamh Cusack đóng). Khi Jason chết do bị một chiếc xe tải lao tới cán qua người, Marcuse bị bỏ lại đơn độc, chẳng có gì cả ngoài tro bụi của người anh em song sinh đã chết và chiếc nón để an ủi cậu, và có lẽ trò chuyện với cậu.

Eastwood vốn nổi tiếng là một đạo diễn mang phong cách chậm rãi. Ông để câu chuyện diễn ra ở một nhịp điệu chừng mực. Không hề lẩn quẩn với các kịch bản, ông tiến hành quay chúng khá giống như chúng được viết (đó là lý do tại sao những người viết kịch bản phim lại quý ông). Nếu có kịch tính sẵn trong phim, nó sẽ nổi bật lên; nếu không, các cảnh quay có thể nằm đó giống như một hàng cá chép ở công ty Sun Fast Seafood tại San Francisco.

 

Bryce Dallas Howard và Matt Damon trong một cảnh phim Hereafter
của đạo diễn Clint Eastwood
[Ảnh: Ken Regan / Warner Bros. / Reuters]


Hereafter có một vài đoạn kéo dài: sự tan rã cuộc tình của Marie với nhà sản xuất của cô; mối tình lãng mạn chớm nở của George (Howard, cô có thể là một nữ diễn viên đoạt giải, thể hiện nhân vật của cô với tiếng cười rúc rích và tật máy do căn thẳng); những khó khăn của Marcus trong nhà nuôi dưỡng sau khi mẹ cậu bỏ rơi cậu. Một đoạn cắt nửa giờ đồng hồ từ phần giữa phim sẽ củng cố sự huyền bí và không khí phim. Nhưng thậm chí trong đoạn này, bộ phim có những khoảnh khắc đặc quyền của riêng nó. Cuộc phiêu lưu của Marcus trong Charing Cross ở dưới nhà ga là một chi tiết đáng thưởng thức: một sân ga đông đúc, một chiếc nón khó hiểu, nhiều mạng sống kết thúc đột ngột và người khác thì được cứu sống. Giống như cảnh cơn sóng thần, nó đáng tự hào với biên tập khéo tay và một điểm cao trào chết chóc.

Damon, thoải mái trong phim này hơn vai một ngôi sao bóng bầu dục người Nam Phi trong Invictus của Eastwood, mang đến sự lột tả thấu hiểu một cách phi thường về George, một con người mà tài năng của mình là một lời nguyền, tâm trí không yên tĩnh luôn bị những cái chết và cuộc sống bên kia thế giới của những người lạ mặt hành hạ. De France, gây ấn tượng quá sâu sắc qua vai người bạn gái của tên trùm tội phạm trong Mesrine: Killer Instinct, phải có cả hai sự cứng rắn và yếu đuối ở vai Marie, và cô đã khéo léo cân bằng được những mâu thuẩn, nỗi ưu phiền và những giấc mơ của nhân vật. Số mệnh của Marie và George, và của cả Marcus nữa, là được trù định để quy về một mối. Điều này liên quan nhiều đến sự tình cờ do siêu nhiên sắp đặt, nhưng cái giá phải trả có thể khiến người xem rơi nước mắt.

Cũng có thể không. Bộ phim sẽ phân chia một số người hâm mộ Eastwood ra, chinh phục một số khác. Từ vị đạo diễn kiêm diễn viên khỏe mạnh và nghiện làm việc này, những người phản đối sẽ biết ơn rằng luôn có sự hứa hẹn về một bộ phim hay – nếu không ở đây, thì cũng ở tương lai vậy. Nhưng nếu bạn cuốn theo với dòng chảy chầm chậm trong phim mới của ông, và lảng vảng quanh chờ đợi cách giải quyết say mê của phim, bạn sẽ thấy phim như là một tổng kết, một di chúc cuối cùng của rất nhiều nhân vật do Clint thể hiện, từ The Man with No Name đến Dirty Harry, từ nhân vật Frankie Dunn trong Million Dollar Baby đến Walk Kowalski trong Gran Torino, cho tất cả những người đã đối mặt với cái chết như là một phần tự nhiên của cuộc sống. Đối với Eastwood, và những người khán giả đồng điệu với thế giới quan chính chắn và sầu muộn của ông, tương lai là bây giờ.


Dịch: © Khuynh Văn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Time