Võ sinh đại chiến thất bại vì nhiều yếu tố (đề tài, cách tiếp thị quảng bá, lịch chiếu), không thuộc về riêng một khâu nào
|
Hôm 10 tháng 1, trả lời
Tuổi Trẻ tại buổi Sunday Talk của không
gian điện ảnh Xinê House về tình trạng phim thất bại khiến nhà làm phim
“sang chấn tâm lý”, nhà sản xuất Charlie Nguyễn nêu quan điểm thẳng
thắn: “Khi làm phim, hãy chỉ quan tâm bộ phim có được đón nhận hay
không. Việc thiếu tiền, mắc nợ thì khi bạn nhào vào cuộc chơi, đó là hậu
quả bạn phải gánh chịu.
“Bảo khán giả đi xem vì ủng hộ phim
Việt là không đúng, họ đi xem vì thấy hay, đáng đồng tiền. Phim thất bại
không khiến tôi ngừng làm phim. Thành công tôi vẫn làm tiếp, thất bại
tôi vẫn làm tiếp.
“Đừng ngồi đó, sống với thất bại, chấn động tâm lý, than thân trách phận, cầu khẩn người này người kia. Như vậy thê thảm quá.”
Phim thắng càng thắng, phim chết càng chếtQuan
sát tình hình thị trường gần đây, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng nêu ý kiến
trên trang cá nhân: “Sau dịch COVID-19, khán giả đến rạp chiếu phim ít
hơn nhiều, suy nghĩ và quyết định chọn phim cũng khác. Hồi trước, họ
chọn phim này xem trước, phim kia xem sau. Bây giờ, họ chọn một phim
phải xem. Kiểu ra rạp xem có gì xem nấy gần như hiếm.”
Người cần quên phải nhớ lỗ nặng một phần vì khán giả thay đổi thói quen đến rạp sau COVID-19
|
Trao đổi với
Tuổi Trẻ, một nhà đầu tư của vài phim trăm tỉ cho
biết, dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến rạp hơn chúng ta vẫn
nghĩ. Đó là thay đổi lớn trong thói quen chọn phim của khán giả, như
Nguyễn Quang Dũng nói: chỉ chọn một phim “hot”, không dành cơ hội cho
phim khác. Do đó, phim thắng càng thắng, phim chết càng chết.
Khi
một bộ phim không được tiếp thị tốt, đó là trách nhiệm của cả tập thể —
bao gồm cả nhà sản xuất và nhà phát hành — vì trước đó họ đã thống nhất
về định hướng.
Hiện tại, nhà sản xuất Võ sinh đại chiến đổ lỗi
rạp “chèn ép thảm thương” về suất chiếu, đổ lỗi cho chiến lược truyền
thông của nhà phát hành Galaxy. Phản bác lại, phía Galaxy cho biết kế
hoạch phát hành có sự đồng ý của nhà sản xuất, còn suất chiếu “phụ
thuộc vào thị hiếu và sự lựa chọn của khán giả.”
Trong văn bản gửi
Tuổi Trẻ,
bà Võ Thị Thùy Trang — đại diện phát hành Công ty cổ phần phim Thiên
Ngân (Galaxy Studio) — bắt lỗi ngược lại nhà sản xuất: “Đây là bài học
lớn cho chúng tôi để nhìn nhận và rút kinh nghiệm khi cộng tác với những
người làm phim chuyên nghiệp hơn trong tương lai.”
Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi, một phim từng khiến đạo diễn phải kêu ‘Trời ơi phim chưa muốn chết’
|
Những năm trước, cũng có nhà làm phim than bị nhà rạp và nhà phát hành “chèn ép”. Đạo diễn Chung Chí Công (phim
Trời sáng rồi, ta ngủ đi thôi) kêu “Trời ơi, phim chưa muốn chết” và kêu gọi 150.000 người trẻ “tiếp sức để phim được sống.”
Năm 2019, phim
Thưa mẹ con đi
nhận ít suất chiếu so với mong đợi, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh chia
sẻ: “Khi xem số suất chiếu, tôi thực sự sốc.” Nhà sản xuất Dung Bình
Dương (phim
Ngốc ơi 17 tuổi) bức xúc về nhà phát hành nhưng không được hưởng ứng do phim dở tệ.
Tại
một hội thảo điện ảnh, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh nêu quan điểm hợp
lý: “Đừng xem phim ảnh như dưa hấu để phải giải cứu. Khán giả không quan
tâm nhà phát hành khổ như thế nào, nhà làm phim mất ăn mất ngủ như thế
nào. Điều chúng ta có thể làm tốt nhất là làm ra những bộ phim thật
hay.”
Phim thắng: phải có chất riêng và được tiếp thị tốtNhận định với
Tuổi Trẻ,
nhà đầu tư các phim trăm tỉ trên đây cho biết, những phim thắng ở phòng
vé phải có chất riêng để khán giả tìm đến và yêu thích, như:
Em chưa 18,
Cua lại vợ bầu,
Hai Phượng,
Gái già lắm chiêu,
Ròm,
Tiệc trăng máu,
Chị Mười Ba,
Thất sơn tâm linh,
Bắc Kim Thang...
“Chất
riêng” cũng là thứ giúp quá trình tiếp thị phim ảnh trở nên thuận lợi
hơn, thay vì những phim chỉ dừng ở mức chỉn chu, sạch sẽ, xem xong không
đọng lại gì.
Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử không phải là phim hay nhưng có chiến lược tiếp thị rất tốt từ nhà sản xuất và nhà phát hành
|
Có ý kiến cho rằng
Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử “ăn may”, là “phim dở thắng lớn”. Nhưng nhận định này đã bỏ qua yếu tố tiếp thị rất thành công của phim.
Phần hai của
Chị Mười Ba
được tiếp thị bằng sự nghiệp và tên tuổi của nhà sản xuất-diễn viên Thu
Trang, bằng thương hiệu phim giang hồ do cô xây dựng cùng dàn diễn viên
quen thuộc, bằng thành công và lượng fan sẵn có của phần một.
Do đó,
Chị Mười Ba: 3 ngày sinh tử được dự báo thắng lớn từ trước khi ra rạp.
Tương tự, loạt phim
Gái già lắm chiêu và phim
Bố già đều tạo dựng thương hiệu từ trước.
Gái già lắm chiêu có chất riêng là một thế giới vương giả, xa hoa, hào nhoáng mà giới trẻ rất thích, còn
Bố già (cả web drama lẫn điện ảnh) theo đuổi đề tài con hẻm nghèo và tình người ở Sài Gòn.
Em chưa 18 là phim học đường Việt kiểu Tây mới lạ, có màn diễn ăn ý giữa hai diễn viên thực lực Kaity Nguyễn và Kiều Minh Tuấn.
Hai Phượng có yếu tố võ thuật tiệm cận điện ảnh quốc tế.
Bắc Kim Thang là dự án nhỏ nhưng có chất riêng, được tiếp thị tốt và thành công với doanh thu trên 40 tỉ đồng
|
Và
Bắc Kim Thang đặc biệt hơn cả khi là phim điện ảnh đầu tay
của cả đạo diễn, nhà sản xuất, diễn viên chính. Một êkíp rất mới nhưng
tiếp thị phim thành công nhờ poster ấn tượng, sự tò mò về một gia đình
nhuốm màu ma quái.
Cần lưu ý, những phim có “chất riêng” nhưng
làm không tốt hoặc khán giả không thích thì vẫn khó thắng. Chẳng hạn,
phim thriller ở Việt Nam chưa đông khán giả dù đó là thể loại thịnh hành
ở nhiều nền điện ảnh. Trong khi đó, phim hài tình cảm dần bão hòa,
không còn chất riêng.
Có tình trạng “con ruột - con nuôi”
Một tồn tại dai dẳng
hơn của thị trường là tình trạng “con ruột - con nuôi” của nhà phát hành
đối với phim Việt, có thể dẫn đến sự thiếu cân bằng trong cơ hội về
suất chiếu.
Đạo diễn Nguyễn Hữu Tuấn nhận định trên trang cá
nhân: “Hiện nay, tất cả các nhà rạp lớn nhất cũng là nhà phát hành, và
họ cũng sản xuất phim luôn. Vì vậy, phim của họ luôn có lợi thế lớn khi
được phát hành trong các hệ thống rạp của chính họ.”
Các năm trước, phim không thắng cũng có thể đạt trên dưới 10 tỉ đồng (trong ảnh: Ước hẹn mùa thu, Thưa mẹ con đi). Còn năm 2020, phim không thắng chỉ đạt trên dưới 1 tỉ đồng
|
Nhiều phim lỗ trên 20 tỉ đồng
Trong các năm trước, phim không “hot” cũng có cơ hội thu trên dưới 10 tỉ đồng. Năm 2019 có (số liệu từ Box Office Vietnam): Ước hẹn mùa thu (10,2 tỉ đồng), Thưa mẹ con đi (8,7 tỉ đồng), Ngôi nhà bươm bướm (11,8 tỉ đồng), Siêu quậy có bầu (9,2 tỉ đồng)... Anh thầy ngôi sao đạt gần 24 tỉ đồng. Tỷ lệ giữa các phim này và phim trăm tỉ chỉ là 1/10, 1/5.
Trong năm 2020 và đầu 2021, doanh thu những phim không “hot” phải nói là thê thảm: Võ sinh đại chiến (1,3 tỉ đồng), Người cần quên phải nhớ (gần 1,9 tỉ đồng), Hoa phong nguyệt vũ (757 triệu đồng), Thang máy (1,5 tỉ đồng), Bí mật của gió (hơn 1,9 tỉ đồng), Chồng người ta (4,7 tỉ đồng)...
Tất
cả đều từ lỗ nhẹ đến lỗ nặng (trên 20 tỉ đồng). Tỷ lệ giữa các phim
thất bại và những phim trăm tỉ là 1/25, 1/80 — thể hiện sự phân cực
nghiệt ngã của thị trường.
|
Nguồn: Tuổi Trẻ online