Người Hồng Kông đã quen với tình trạng độc quyền lũng đoạn song đôi. Mỗi
ngày, cư dân ở đây vui vẻ chọn giữa Wellcome với ParknShop, Café de
Coral với Fairwood, Fortress với Broadway,* hiển nhiên không có sự lựa
chọn nào khác nữa.
Cái cảm giác tự do tiêu dùng giả tạo này được hợp pháp hóa bằng bộ máy
tuyên truyền của chính quyền bảo rằng quá nhiều lựa chọn có thể dẫn tới
rối rắm, cạnh tranh khốc liệt và tận thế về kinh tế.
Nhiều chương trình khác nhau được trưng bày ở trụ sở ATV. ATV giờ
đây hoàn toàn khác với nhà đài quyền lực và nguồn tin uy tín mà nó đã
từng như vậy trong thời kỳ vàng son thập niên 70 và 80
|
Không ở đâu mà hiện tượng này được phát biểu rõ ràng hơn là lĩnh vực
truyền hình miễn phí – phát sóng không đòi hỏi thuê bao trả tiền và có
sẵn lượng khán giả đông đảo nhất là tầng lớp thu nhập thấp.
Người
Hồng Kông xem truyền hình chỉ có thể chuyển kênh qua lại giữa TVB tự
mãn với ATV héo hắt, hai đối thủ không cân sức giờ đây dành cho khán giả
lựa chọn giữa những chương trình dở tệ với việc không xem.
Nhiều
tháng nay, ATV – đài truyền hình phát tiếng Hoa đầu tiên trên thế giới –
chịu đựng cái chết dần mòn giày vò khổ sở. Vấn nạn tài chính của đài
này bắt đầu dậy lên từ mùa thu năm ngoái khi nhân viên đài khiếu nại vì
không được trả lương.
Ban quản lý cấp cao của đài phải viện đến
những thủ đoạn trì hoãn và dựng lên những câu chuyện về nguồn đầu tư mới
và các nhà mạnh thường quân. Và khi thời thế khắc nghiệt đòi hỏi những
biện pháp tuyệt vọng, nhà đài khủng hoảng tiền bạc này cắt giảm chương
trình đến tận xương, thanh lý tài sản từ tác quyền đến thiết bị quay
phim, và thậm chí cầu xin các cổ đông chính cho vay để trả lương nhân
viên.
Tòa nhà Rediffusion Television (tiền thân của ATV) trên đường Fessenden tháng 3/1969
Tất cả những trò hề đó, đa phần là quá đau đớn khi chứng kiến, lên đến
cực điểm trong án tử hôm 1/4/2015 khi chính quyền công bố một quyết định
chưa từng có tiền lệ là không gia hạn giấy phép của ATV. Tuyên bố này
đến sau một ngày quản lý nhà đài làm thêm một trò giọt nước tràn ly là
tung thông tin giả về chương trình thời sự khung giờ vàng mà Vương Duy
Cơ, chủ tịch HKTV, đồng ý mua lại.
Đa số mọi người hoan nghênh
động thái của chính quyền nhằm kết thúc nỗi khốn khổ của nhà đài này.
Thậm chí trước khi một loạt những sự kiện bất hạnh xảy ra gần đây, ATV
lâu nay đã là một tay chơi được tô son trát phấn trong lĩnh vực phát
sóng công cộng – một chị em xấu xí không ai buồn ngó đến.
Cái
đích của sự đùa cợt này ngày hôm nay thật khác xa với nhà đài quyền lực
và nguồn tin uy tín mà nó đã từng là như vậy trong thời kỳ vàng son thập
niên 70 và 80. Tuy nhiên, quyền sở hữu chuyển đổi trong những thập niên
này vì quản lý yếu kém và nguồn lực cạn kiệt.
Giờ đây, người dân Hồng Kông mỗi tuần chỉ mở đài này hai lần trong vòng vài phút để xem xổ số Mark Six.**
Thống đốc Edward Youde (giữa) tham quan Asia Television Ltd tháng
11/1982 - năm mà đài này trở thành ATV. Đi cùng là diễn viên Khương Đại
Vệ (trái), Lưu Chí Vinh và nữ diễn viên Trần Tú Văn
|
Rồi trong năm 2010, doanh nhân Đại lục Vương Chinh mua một lượng cổ phần
kiểm soát ATV, xây dựng địa vị không chính thức là “kênh truyền hình
của Đại lục”. Giới quan sát tin rằng việc Vương Chinh tấn công vào
truyền hình liên quan đến lợi ích thực sự ở ngành công nghiệp giải trí
thì ít mà là một kế hoạch tinh vi của Bắc Kinh nhằm thâm nhập truyền
thông Hồng Kông thì nhiều, như họ đã làm với các tờ báo ngày của đặc khu
này.
Bất luận là gì, việc Vương Chinh đến với với tư cách là
người ngoài nghề đem đến những thiệt hại không sao phục hồi được cho
thương hiệu ATV và tinh thần làm việc của nhân viên. Kết hợp với những
quyết định khinh suất là thay các phim bộ truyền hình bằng những chương
trình talk show kinh phí thấp, đài này khiến cho khán giả càng thêm xa
lánh và doanh thu quảng cáo chúi nhũi.
Chưa đến năm năm sau vụ
thu tóm gây tranh cãi của ông Vương và những hứa hẹn vung cung mây là
biến ATV thành “CNN của châu Á” và “lương tri của Hồng Kông”, vị chủ
nhân màu mè đó đã thành công trong việc điều hành nhà đài này đi xuống
bùn, phung phí hàng trăm triệu tài sản cá nhân và lôi các cổ đông khác
suy sụp theo ông ta.
Tháng 12/2008 ATV công bố thay đổi quản lý cấp cao: Trương Vĩnh Lâm
(phải) là chủ tịch điều hành và Vương Duy Cơ (trái) trở thành giám đốc
điều hành
|
Có lẽ người thua thiệt nhất trong sự sụp đổ một cách mất phẩm giá của
ATV là 700 nhân viên của nhà đài. Nhiều thập niên qua, nhân viên ở đây
đã lầm lũi làm việc cho một nhà đài dưới cơ, đời sống của họ khó khăn
hơn trong những năm gần đây do một ông chủ được chăng hay chớ và thích
xía chuyện. Giờ thì cuối cùng chính quyền đã đặt dấu chấm hết với nhà
đài bị cùng quẫn này, ban quản lý có lẽ sẽ ngừng hoạt động khi tài sản
lưu động của công ty cạn kiệt trong vòng vài tháng tới, dù giấy phép vẫn
còn hiệu lực đến tháng 4 năm 2016.
Và khi màn đã hạ với một định
chế 58 tuổi, hàng trăm con người sẽ mất việc và đối mặt với một thực tế
tàn nhẫn: hoặc gia nhập TVB hoặc rời khỏi ngành giải trí. Một nữ diễn
viên ATV, cựu hoa hậu, đã công bố kế hoạch thử sức với nghề nông khi
công ty này đóng cửa.
ATV khép lại còn vì bị bị chính quyền giáng
thêm thiệt hại. Chỉ mới cách đây 18 tháng, Đặc khu trưởng Hồng Kông
Lương Chấn Anh quyết định có hành động đối với tình trạng song đôi lũng
đoạn trong lĩnh vực truyền hình miễn phí đã tồn tại hơn nửa thế kỷ.
Chính quyền của ông đã cấp phép phát sóng cho iCable và PCCW, nhưng từ
chối HKTV của Vương Duy Cơ, ứng viên được công chúng yêu mến nhất.
Phẫn nộ bùng lên sau khi chính quyền Hồng Kông yêu cầu giám đốc điều
hành của ATV Thịnh Phẩm Nho từ chức năm 2013. Nhà làm luật Mao Mạnh
Tĩnh (trên), đối đầu với những người ủng hộ nhà đài, giương biểu ngữ
chống ATV có ảnh Thịnh Phẩm Nho
|
18 tháng sau quyết định gây trở ngại đó, hai đài mới được cấp phép vẫn
chưa sản xuất được một giờ phát sóng nào, cũng chẳng ai tỏ ra có quan
tâm hay có ý định sử dụng giấy phép đáng thèm muốn của họ.
Sự từ
bỏ của iCable và PCCW, cùng với cái chết đang đến gần của ATV, sẽ sớm
khiến TVB trở thành kênh truyền hình miễn phí duy nhất ở đặc khu này –
hoàn toàn trái ngược với những gì vị đặc khu trưởng đề ra một năm rưỡi
trước.
Điều vô lý cùng cực của tình hình này không những làm xấu
mặt Lương Chấn Anh, mà còn làm dấy lên lại những câu hỏi chưa có lời đáp
mà chính quyền của ông Lương lẩn tránh suốt bao lâu nay: Điều dối trá
gì đằng sau quyết định ưu ái ứng viên này hơn ứng viên khác trong cấp
phép truyền hình miễn phí?
Còn một người thua thiệt nữa trong
trường thiên ATV là đối thủ lâu năm của đài. Nếu bạn nghĩ TVB sẽ nhảy
lên vui sướng vì dứt bỏ được đối thủ thì bạn sai rồi. Bởi vì cái gọi là
“Nhà đài anh cả” này đã có sẵn một vị thế gần như độc quyền cả về tỷ
suất lẫn doanh thu quảng cáo rồi. Không còn ATV trong cuộc chơi chẳng
thay đổi gì dòng lãi lỗ của TVB.
Diễn viên Trần Khải Thái, trái, và Ngô Đình Hân (kế bên) giúp công
bố phát sóng kỹ thuật số và sự tân trang của nhà đài hồi tháng 3/2009
|
Thay vì thế, đi lên từ thế độc quyền đã tồn tại thành thực sự độc quyền
thu hút chú ý không ai muốn vào một sự thật rành rành. Khi độc quyền
song đôi trở thành độc quyền và ảo giác cạnh tranh đột ngột biến mất,
ngay cả người tiêu dùng ngây thơ nhất cũng phải chợt tỉnh cơn mê.
Suy
cho cùng, thứ duy nhất trên chiếc điều khiển tivi từ xa của họ giờ chỉ
còn làm cái việc chỉnh dung lượng âm thanh là hay. Họ sẽ nhận ra rằng
chương trình truyền hình chỉ hay khi so với chương trình của ATV thực sự
không hề hay chút nào, và rằng chương trình truyền hình họ xem mỗi tối
một cách mặc định này tụt hậu so với những nước láng giềng như Nhật Bản,
Hàn Quốc và Thái Lan hàng nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.
Tệ
hơn, không chừng khán giả sẽ gia nhập vào đội ngũ ủng hộ Vương Duy Cơ
gây sức ép với chính quyền mở cửa thị trường truyền hình cho những người
nghiêm túc. Quá chán ngán với TVB, thời đại sản xuất ồ ạt những thứ rác
rưởi ngu muội để ép tiền quảng cáo có lẽ đã đến hồi cáo chung.
Vương Chinh, cổ đông chính, nhảy múa trong cuộc mít-tinh được phát
lên truyền hình vào tháng 11/2012 trước tòa nhà chính quyền Hồng Kông để
đấu tranh cho việc cấp phép phát sóng miễn phí mới
|
Nếu có điều an ủi nào cho bi kịch sụp đổ của ATV, thì đó là hy vọng thị
trường truyền hình miễn phí của đặc khu này trở nên bẩn thỉu đến mức
ngày tính toán lại đã gần kề. Người ta nói trước khi bình minh trời rất
tối, vậy nên có lẽ mất đi một nhà đài hôm nay sẽ tạo ra những nhà đài
tốt hơn trong tương lai.
Và nếu rõ ràng không có sự lựa chọn –
càng hiển nhiên hơn do mất đi một chọn lựa duy nhất khác – có thể làm
thức tỉnh hàng triệu khán giả, thì ngay cả những quan chức quan liêu trơ
lì cũng sẽ buộc phải xử lý hiện trạng này.
Khi điều đó xảy ra,
sẽ có lý do để tin rằng truyền hình không cần phải là một ngành công
nghiệp chiều tà xế bóng chờ bị thay thế bằng YouTube và truyền thông xã
hội, rằng mục thời sự có thể tránh được tự kiểm duyệt và là đầu tàu cho
tự do báo chí, rằng màn ảnh nhỏ có thể lại là nơi cho những siêu sao
tương lai gặt hái những kinh nghiệm đầu tiên như màn ảnh nhỏ đã từng làm
vậy cho Trương Quốc Vinh và Lưu Đức Hoa, và rằng Hồng Kông sẽ trở lại
địa vị là nhà xuất khẩu văn hóa đại chúng cho toàn thế giới..
Hàng chục người xếp hàng trước trụ sở ATV, chờ được tham gia chương trình trò chơi Win a Job hồi tháng 9/2002. Công ty cho biết chương trình này được những người thất nghiệp hưởng ứng cao
|
Trong khi đó, mọi người sẽ tiếp tục theo dõi mùa kế tiếp của phim bộ có thật đã lâu đời này.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post
* Theo thứ tự lần lượt các cặp đôi: siêu thị Huệ Khang (Wellcome) và
Bách Giai (ParknShop); chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh Đại Gia Nhạc (Café
de Coral) và Đại Khoái Hoạt (Fairwood); chuỗi cửa hàng điện máy Phong
Trạch (Fortress) và Bách Lão Hối (Broadway)
** Sổ xố Lục hợp thái của Câu lạc bộ Jockey Hồng Kông