Tin tức

4 bài học đáng ngạc nhiên về làm và tiếp thị phim Hollywood ở Trung Quốc

17/11/2016

Tiếp thị nhắm đến mục tiêu, đào tạo nhiều chuyên gia bản xứ hơn, và thấu hiểu khán giả Trung Quốc nằm trong số những hiểu biết được những người giàu kinh nghiệm trong ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc chia sẻ.

Sau nhiều thập kỷ thăm dò thị trường Trung Quốc phức tạp cả về văn hóa lẫn chính trị của Hollywood, cuộc triển lãm công nghiệp truyền hình và điện ảnh Mỹ-Trung (UCFTI) thường niên lần thứ ba đã diễn ra ở khu thương mại Los Angeles vào ngày 2 đến 4/11. Business insiders chia sẻ những hiểu biết quan trọng của họ về thị trường phức tạp này từ nhiều góc độ: Tại sao thị trường phim ảnh tăng trưởng nhanh chóng ở Trung Quốc, song Hollywood lại không hốt bạc ở đấy? Liệu phát hành đại trà ở Trung Quốc có bù đắp cho Hollywood?

Thay vì phát hành đại trà ở Trung Quốc, Hollywood nên nhắm đến những thành phố cụ thể một cách có chiến lược

Các nhà điều hành Trung Quốc tại cuộc triển lãm liên tục lưu ý rằng phim nội địa thuần túy vẫn thể hiện tốt hơn phim nhập khẩu, đặc biệt là ở thành phố cấp ba và bốn, có sự gia tăng các rạp chiếu nhiều nhất và là thị trưng phim tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc. Khán giả ở các thành phố này có xu hướng ít quan tâm đến phim Hollywood so với khán giả ở thành phố cấp một như Bắc Kinh và Thượng Hải. Vì thế Hollywood nên phân bổ nhiều nguồn lực cho những thành phố đó.

Chiến dịch quảng bá phim Star Wars: The Force Awakens ở Trung Quốc
sử dụng 'nam thần' Lu Han làm "đại sứ" chính thức

“Khán giả ở thành phố cấp một sẵn lòng chấp nhận văn hóa Mỹ. Song khán giả ở những thành phố nhỏ không biết nhiều về văn hóa Mỹ, vì thế họ không hiểu câu chuyện Hollywood,” Giang Đức Phúc, giám đốc Wanda Pictures nói. “Trước khi phát hành đại trà ở Trung Quốc, Hollywood cần tiến hành phân tích dữ liệu chi tiết và toàn diện về sở thích của khán giả Trung Quốc và chi nhiều tiền bạc và sức lực hơn trong việc nuôi dưỡng khán giả ở những thành phố đặc biệt.”

Trung Quốc cần nhất là những chuyên gia có điện ảnh có chất lượng

Hơn cả vốn tài chính, Giang Đức Phúc nói rằng điều mà ngành công nghiệp giải trí Trung Quốc thiếu nhất là nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Mặc dù công ty Mỹ sử dụng người Trung Quốc nói tiếng Anh để làm việc ở các văn phòng mở tại nước này, “họ thật sự không biết gì về thị trường Trung Quốc,” Giang nói. “Thị trường Trung Quốc đang tăng trưởng rất nhanh mà không có chuyên gia có trình độ. Không phải ai có giấc mơ điện ảnh là có khả năng làm công việc này. [Việc thiếu nhân lực có trình độ] là một điều rất đáng tiếc cho ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc.”

Nhà làm phim Hollywood Steven Spielberg và Jack Ma (phải), nhà sáng lập Alibaba, trong buổi ký thỏa thuận giữa Amblin Partners và Alibaba Pictures Group Limited để đồng sản xuất và bỏ vốn làm phim cho thị trường toàn cầu và thị trường Trung Quốc

Khán giả Trung Quốc đã phát triển thị hiếu phim rất tinh tế - nhờ việc vi phạm bản quyền

Vấn đề vi phạm bản quyền tràn lan của Trung Quốc đã mang đến một lợi ích bất ngờ: Nhờ tiếp cận hầu như không hạn chế nhiều phim trên thế giới, khán giả Trung Quốc đã trở thành những khán giả điện ảnh giàu kinh nghiệm. “Khán giả Trung Quốc là khán giả sành nhất, sáng suốt nhất và sáng tạo nhất trên thế giới,” chủ tịch và giám đốc điều hành Village Roadshow châu Á Ellen Eliasph nói. “Họ yêu thích tất cả [thể loại] phim và biết đánh giá phim nào hay.”

Phim Trung Quốc tiết kiệm nhiều tiền ở khâu tiếp thị nhờ sức mạnh của truyền thông xã hội

So với phim Hollywood, chi phần lớn kinh phí cho tiếp thị và quảng cáo, việc chi cho tiếp thị phim ở Trung Quốc chỉ là một phần kinh phí tương đối trên con số tổng. Thậm chí có khả năng phim Trung Quốc thành công đình đám mà gần như không có kinh phí tiếp thị. Điều này là do mức độ tham gia truyền thông xã hội cao của quốc gia này (514 nghìn người sử dụng mạng xã hội năm 2016), cho phép một phim được yêu thích lan truyền dễ dàng hơn.

The Monkey King

Đây là trường hợp của phim hoạt hình The Monkey King năm 2014, nhà sản xuất đã cạn tiền để làm một chiến dịch quảng cáo thích đáng, theo Tào Tĩnh, luật sư ở O’Melveny & Myers. “Song khán giả thấy phim được khen ngợi trên WeChat. Họ quảng cáo phim này một cách tự nguyện,” cô nói, và Monkey King mang về 167 triệu USD ở Trung Quốc. “Thật thú vị khi thấy nhiều quảng cáo đến từ cộng đồng ‘fan’.”

Eliasoph đề nghị hãng phim Mỹ học cách tiết kiệm chi phí tiếp thị phim của họ ở Trung Quốc. “Có nhiều cách tiếp thị phim hiệu quả kinh tế và thông minh hơn nhiều so với cách Hollywood từng làm trong quá khứ,” cô nói. “Có nhiều thứ chúng ta có thể học nếu chú ý đến khán giả ở đó.”

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter


+ XEM THÊM

© Quaivatdienanh.com, since 2010

» Trang web do các thành viên Diễn đàn Quái vật Điện ảnh xây dựng và phát triển, tự nguyện và phi lợi nhuận. » Trang web không chứa bất cứ nội dung quảng cáo nào. » Mọi hoạt động tuân thủ luật pháp Việt Nam. » Chỉ được chia sẻ bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com với tư cách cá nhân và dưới hình thức share link trực tiếp. Các hạ tầng mạng / website / đơn vị tổ chức muốn sử dụng bài viết / thông tin từ Quaivatdienanh.com (trích đăng một phần hoặc toàn bộ) phải có sự đồng ý của chúng tôi.