Thế giới sụp đổ. Và có vẻ chúng ta rất thích xem sự sụp đổ đó. Ở dạng 3D.
Cứ nhìn những phim thảm họa năm nay mà xem:
World War Z / Thế chiến Z,
Olympus Has Fallen / Nhà Trắng thất thủ,
White House Down / Giải cứu Nhà Trắng và
Pacific Rim / Siêu đại chiến, và những phim siêu anh hùng gồm những màn phá hủy thành phố như
Iron Man 3 / Người Sắt 3 và
Man of Steel / Người đàn ông thép hay những phim hậu khải huyền khi thế giới đã diệt vong như
After Earth / Trở lại trái đất và
Oblivion / Bí mật trái đất diệt vong
nữa. Sự ám ảnh của loài người với ngày tận thế và bị hủy diệt, do hiện
tượng ngoài hành tinh hay từ những hành động độc ác khác thật đa dạng.
Nhưng nếu những cảnh hủy diệt này có thể được ví như một vụ tai nạn đẫm
máu, thì chúng ta, những người cứ bu lại để xem, đang nói lên điều gì?
Simon Pegg trong The World’s End
Từ thủa sơ khai, chúng ta đã bị ám ảnh với sự hủy diệt. Nỗi lo sợ lũ
lụt, hạn hán, những vị thần tiên tức giận hiện diện trong những câu
chuyện và truyền thuyết. Câu chuyện về sự diệt vong cũng được sử dụng
như bài học cho loài người. Trong thời đại gần đây hơn, những nhà văn
thuộc thời Nữ hoàng Victoria, đối mặt với các phát minh khoa học mới mẻ
hơn, bắt đầu viết về sự hủy diệt loài người liên quan tới bệnh tật hay
người ngoài hành tinh.
Những tác phẩm của các thế kỷ trước đó
vẫn thường đưa con người trở lại với một thế giới mới, đầy hy vọng, để
bắt đầu lại từ đầu, nhưng những thế hệ sau đó, những người lớn lên trong
thế giới của các cuộc thế chiến và đứng trước ngưỡng chiến tranh nguyên
tử, những người sống nặng về thuyết giật gân và lý thuyết khoa học viễn
tưởng, lại muốn đưa loài người tới một thế giới không đường trở lại.
Arthur C. Clarke, Philip K. Dick và J. G. Ballard, cùng nhiều người
khác, kiếm tiền bằng cách nhìn vào bờ vực thẳm của thế kỷ 20, và, xin
sửa lời Nietzsche một chút, bờ vực đó cũng đang nhìn họ.
Dù thể
loại thảm họa không chỉ xuất hiện riêng trong điện ảnh, gần đây trong
điện ảnh, thể loại này đã đi đến tầm cao khác. Đây là thời đại tuyệt vời
và tồi tệ nhất, có thể cho là thế. Chúng ta đưa những mối lo sợ vào
những phim bom tấn Hollywood, với những kỹ xảo vi tính đủ mạnh để làm nổ
tung cả thế giới trên màn ảnh. Và với những đạo diễn như Guillermo del
Toro và diễn viên như Brad Pitt, dường như Ngày tận thế trong phim bom
tấn hè này đã có được sự trưởng thành mới.
Chúng ta đều run sợ với khả năng một thế giới có thể trở nên quá động đúc như trong
World War Z, với những thây ma tấn công con người. Nỗi lo sợ những điều chúng ta không hiểu thách thức chúng ta trong
Pacific Rim và
chỉ bị đánh bại với sự kiên cường khám phá của loài người. Mỗi tuần,
trên màn ảnh, có vẻ lại có một cảnh các thành phố cùng nhà chọc trời đổ
vỡ mới, từ cảnh Manhattan tan thành tro bụi đến cảnh Nhà Trắng bị tấn
công. Ngày tận thế vẫn còn chưa đến xong, vì
World’s End của Edgar Wright sẽ ra mắt vào tháng sau, và phim chuyển thể từ tiểu thuyết
Ender’s Game của Orson Scott Card sẽ ra mắt vào mùa thu.
Pacific Rim
Lý do cho sự bùng nổ này là sự thăng hoa của những phim trước kia được
cho là phim hạng B. Với sự tiến bộ của kỹ thuật hình ảnh vi tính, kỹ xảo
điện ảnh, đã biến những những cảnh tượng đổ vỡ trở nên sống động hơn ở
phòng vé. Và trong khi phim khoa học viễn tưởng, giả tưởng và siêu anh
hùng từ lâu đã là tiết mục chính của mùa phim hè, những phim này gần đây
trở thành những quả bom tấn với ngân sách khổng lồ, với hàng tá bản làm
lại, khởi động lại, phần hai, phần ba…
Nhưng những cơn lũ và
những vị thần nổi giận kia vẫn ám ảnh chúng ta. Joseph Campbell từng nói
“truyền thuyết là giấc mộng của đám đông” và điện ảnh là cách chúng ta
kể lại những truyền thuyết ấy. Nước Mỹ trong thiên niên kỷ mới đã mơ
mộng nhiều về ngày tận thế. Có lẽ hiện tượng này bắt đầu với Y2K và ngày
11/9 cũng không hề giúp làm ác mộng đó phai nhòa.
Trong những
năm từ ngày đó đến nay, hình ảnh khủng bố đã được áp dụng nhiều trong
phim ảnh. Trong nhiều năm nay, không có bộ phim thảm họa nào mà lại
không có ít nhất hình ảnh một tòa tháp cao sụp đổ.
Man of Steel,
Avengers,
Transformers: Dark of the Moon và
Pacific Rim đều có những cảnh này, cho thấy có lẽ trí tưởng tượng trong các đạo diễn cũng không đa dạng là mấy.
World War Z
Nhưng ngày khải huyền trên điện ảnh còn đi xa hơn những hình ảnh gợi nhớ
11/9 và không ai làm phim khải huyền một cách háo hức hơn Roland
Emmerich (
Independence Day,
The Day After Tomorrow,
10,000 B.C.,
2012 và giờ là
White House Down).
Phim của ông chưa bao giờ là phim tuyệt tác, nhưng luôn táo bạo, những
khải huyền của Emmerich chứng minh những nỗi sợ chúng ta thừa kế từ tổ
tiên bao năm nay, nâng lên tầm cao tựa núi Himalya, rồi từ đỉnh núi đó
rơi xuống đất. Lũ lụt, động đất, người ngoài hành tinh, khủng bố, thảm
họa khí hậu, Emmerich đã tưởng tượng ra hết và cho chúng ta những hình
ảnh chất lượng cao sống động. Mỗi phim đều sử dụng những kỹ xảo tiên
tiến nhất (và ngay sau khi phim ra mắt thì những kỹ xảo này đã bắt đầu
trông lỗi thời).
This Is the End, mặt khác, lại là một
phim châm biếm thể loại này. Dù những cảnh đổ vỡ, thiên tai trong phim
đều trông rất thật, yếu tố hủy diệt chỉ là yếu tố phụ, đằng sau mục đích
chính của phim là châm biếm. Điểm hút của phim là sự hiện diện của các
diễn viên đóng vai chính mình như James Franco, Seth Rogen, Jonah Hill,
Danny McBride and, và Michael Cera.
Nhưng với một thể loại phim
điện ảnh, nhiều sự trào phúng lại là lời khen lớn nhất – đó là dấu hiệu
cho thấy những phim này đang rất được yêu thích, và với thể loại phim
hủy diệt này thì cũng cho thấy khán giả không cũng không nghĩ những tình
huống này có thể thành thực.
Dù có phải là hậu quả của việc
chúng ta đã sống hết lịch của người Maya mà không chết hay không, thì
chúng ta giờ đã đi sâu vào đất của sự châm biếm trào phúng. Và những
diễn viên chuyên về thể loại trào phúng ngày nay đang đợi. Đạo diễn
Edgar Wright và các diễn viên Simon Pegg cùng Nick Frost, từng đánh bại
thây ma trong
Shaun of the Dead, sẽ đánh bại một đoàn quân người máy với khiếu hài hước mỉa mai của mình trong
The World’s End.
Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi