Tác giả bài viết này hoàn toàn chấp nhận bạo lực trong phim hành động.
Sự bạo lực có thể mang tính nghệ thuật, có thể máu me, có thể trơ trẽn
và ngu ngốc và, nếu đúng loại kẻ xấu bị nổ tung thì còn có thể rất hài
hước. Hè là mùa của kiểu bạo lực này.
Nhưng hè năm nay đang khiến tác giả khó chịu.
Có thể đổ lỗi cho
tình hình thời sự gần đây, nhưng sự tấn công dữ dội của thể loại phim
bạo lực năm nay khiến tác giả không muốn đến những địa điểm mới. Thực tế
cho thấy rằng khuynh hướng thoát ly của phim bom tấn đang ngả một cách
đầy khó hiểu về thể loại kinh dị máu me khiến phim hè 2013 đủ kiểu đếm
xác dễ gây nhầm lẫn.
Cảnh trong phim Kỵ sĩ cô độc
The Lone Ranger / Kỵ sĩ cô độc, được xác định là tác phẩm giải
trí cho cả gia đình vào dịp Quốc khánh Mỹ mùa hè này, mở đầu với biểu
tượng lâu đài Disney truyền thống. Đầu phim có chút vui vẻ ngớ ngẩn,
trong đó một chàng trai trẻ được gặp thần tượng của mình: Tonto, và anh
được nghe câu chuyện về người anh hùng thực sự, Kỵ sĩ cô độc, người cứu
miền Tây hoang dã khỏi kiểu kinh doanh xây dựng đường sắt tai hại. Gore
Verbinski dựng phim với không khí “tưng tửng” quen thuộc của
Cướp biển vùng Ca-ri-bê,
nhưng đến giữa phim lại đưa ra quyết định quay ngoặt 90 độ và khiến
nhân vật phản diện chính, Butch Cavendish, cắt và ăn tim một người đàn
ông. Khi diễn viên William Fichter quay trở ra, máu nhỏ giọt từ mặt anh.
Tác
giả không tin bạo lực trong các phim hè năm nay lại kinh hơn những phim
của những hè trước. Tác giả thậm chí còn chẳng nghĩ rằng các cuộc tranh
cãi về quản lý quyền sử dụng súng và những khoảng khắc bạo lực trong
đời thường lấp đầy mặt báo trong những năm qua ảnh hưởng tới trải nghiệm
tại rạp của mình. Chính bản thân bộ phim mới bị lạc tông. Verbinski kết
hợp một cuộc rượt đuổi tàu hỏa siêu hồi hộp với một màn mưa đạn nã lung
tung vào những người ngoài cuộc vô tội. Phần lớn đó là công việc của
Armie Hammer và Johnny Depp, nhưng rồi một quân nhân chồm lên khẩu 6
nòng nã tơi bời vào nhóm người Comanches và khiến mọi thứ thành một mớ
hỗn độn.
Kỵ sĩ cô độc, như mọi phim bom tấn của hè 2013, có vẻ
như không biết mình có thể bỏ đi thứ gì, hoặc tại sao những khoảnh khắc
bạo lực vô cớ của mình khi lên phim có vẻ máu lạnh hơn là hấp dẫn. Chi
tiết thì vẫn chưa rõ ràng, nhưng việc Jim Carey đưa ra quyết định đột
ngột tránh xa
Kick-Ass 2 vì cách thể hiện bạo lực của phim này là một lý do nữa để ta kiểm điểm những gì đang xảy ra trong làng điện ảnh đại chúng.
Là
tác giả làm bộ hay đây là một hội chứng? Đừng vội đánh giá, hãy cùng
điểm lại những phim bom tấn hè này có sự chen chân của bạo lực:
Iron Man 3 / Người Sắt 3
Marvel luôn tìm được cách tránh những cận cảnh bạo lực: Người Sắt chiến
đấu trong bộ giáp người máy khổng lồ, Thor đối đầu với một loạt người
băng khổng lồ Frost Giants trông na ná nhau trong các góc quay rộng,
Captain America đánh bại Đức Quốc xã với súng ống laser phun lửa...
Nhưng khi bạn thuê Shane Black, biên kịch của
Lethal Weapon và
The Last Boy Scout, bạn sẽ có được hiệu ứng như phim cuối thập kỷ 80. Số lượng cảnh đấu súng trong
Người Sắt 3
thật đáng sửng sốt. Trong một cảnh, một Tony Stark không giáp sắt bị
buộc phải nhặt một khẩu súng lục và mở đường ra khỏi dinh cơ của The
Mandarin. Rất phong cách Bond, mặc dù có lẽ hơi lạc lõng trong thế giới
phim Marvel màu sắc, “vui nhộn.”
Star Trek Into Darkness / Star Trek chìm trong bóng tối
Ngày càng nhiều các nhà làm phim sử dụng phép ẩn dụ 11/9 để thêm sức
nặng tình cảm cho đống đồ họa vi tính hỗn độn đã tạo nên các phim bom
tấn trong hè này. J.J. Abrams làm vậy trong
Into Darkness bằng
việc biến Khan của Benedict Cumberbatch thành một trùm khủng bố. Phim
không chỉ là sự đối đầu Kirk và Khan – mà còn dẫn tới hàng nghìn con
người tử vong bởi bom cấy tay và phi thuyền va chạm. Giữa những trò đùa
của Scotty và sự dàn cảnh của Kirk trong phòng thiết bị phóng xạ, chúng
ta có những tàn tích cháy âm ỉ cùng với những phần công trình sụp đổ và
cảm giác “cảnh tượng này có vẻ quen quen” trong lòng.
The Hangover III / Siêu quậy Las Vegas
Tinh thần phim xếp hạng R nặng của chuỗi phim
Hangover thường chỉ là do ngôn ngữ tục và những cảnh sử dụng chất kích thích. Trong
Siêu quậy Las Vegas,
mác R này còn chứa đựng một lượng lớn cảnh bạo lực súng ống được đẩy
mạnh một cách khó giải thích. Phần ba đáng nhẽ phải chuyển tải được
nhiều hơn đơn thuần một câu chuyện về xã hội đen, nhưng việc đếm xác đã
che kín bất cứ dấu hiệu hài hước nào trong phim.
The Purge
“Mỗi năm một tối, tất cả tội lỗi đều hợp pháp.” Với các nhân vật của
The Purge,
điều này đem lại 12 giờ giết người thoải mái. Phim ly kỳ của đạo diễn
James DeMonaco có đủ các cảnh đánh đập bằng xà beng, chém giết, bắn súng
và các màn xử tử tự tạo. Phim là một thành công lớn đối với khán giả
muốn xem một thế giới “biết đâu có thể xảy ra” với sự chém giết huy
hoàng đẫm máu.
This Is the EndBộ phim
đầu tay trong vai trò đạo diễn của Seth Rogen khá hài hước, nhưng hãy
xem những lợi thế lớn: trong một phim hài hước về đề tài khải huyền,
khán giả sẽ thấy những nghệ sĩ hài yêu thích chết. Nếu bạn đã từng mơ
thấy Michael Cera bị đóng cọc bởi đèn đường, thì đây là phim mùa hè dành
cho bạn.
Despicable Me 2 / Kẻ cướp mặt trăng 2
Phần tiếp theo của bộ phim hoạt hình kết thúc bằng một vụ đấu súng lớn.
Phải, Gru, các cô con gái và cựu cộng tác Tiến sĩ Nefario lấy mứt làm
đạn, nhưng đây vẫn là một cảnh nổ súng.
Man of Steel / Người đàn ông thép
Phim hồi tưởng sự kiện 11/9. Kết thúc của phim Siêu Nhân gần đây nhất
vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng ngay cả người hâm mộ cũng không thể không
thừa nhận rằng những sự phá hủy vô nghĩa (và thay đổi tập trung vào
những công dân trốn chạy trên đường phố Metropolis) trông khá lạc lõng
trong một phim nói về hai kẻ ngoài hành tinh hạ gục thành phố bằng một
Cỗ máy biến đổi hành tinh. Zack Snyder, David Goyer, và Christopher
Nolan thậm chí còn cố ý cho thấy họ có thể bạo lực đến mức nào cùng với
Người đàn ông thép.
Cú đánh cuối cùng trong trận chiến lớn là Siêu Nhân bẻ cổ Zod – một
hành động táo bạo. Không may, những gì làm được một giờ phim trước đó
phản pháo lại sự lựa chọn này.
Worl War Z / Thế chiến ZVì lý do nào đó, bộ phim về những xác sống ăn não người, chiếm lĩnh địa cầu còn kém bạo lực hơn cả
Siêu quậy Las Vegas.
White House Down / Giải cứu nhà trắngKhông đẫm máu một cách kỳ dị như bản sao hạng R của
Olympus Has Fallen / Nhà trắng thất thủ,
phim bom tấn về đề tài bảo vệ Tổng thống Hoa Kỳ của Roland Emmerich
cũng không thiếu bạo lực. Emmerich chưa bao giờ là người xa lánh phá
hoại vô cớ -
2012 chịu chung số phận hủy hoại bừa bãi cùng với
Star Trek Into Darkness và
Người đàn ông thép
– nhưng trong phim này, ông chứng minh tâm lý “làm hết sức nếu không
thì đừng làm” của mình bằng cách nã đạn không thương tiếc. Đạn bay tứ
phía và người hùng John Cale của chúng ta chẳng thèm suy nghĩ nhiều khi
tặng cho kẻ đột nhập Nhà Trắng hai viên vào đầu. Khi một khẩu súng chĩa
thẳng vào đầu con gái Cale để tạo cao trào,
Giải cứu nhà trắng có dấu hiệu trở nên máu lạnh.
Vậy các phim còn lại trong hè này sẽ tiết lộ gì?
Pacific Rim / Siêu đại chiến
của Guillermo Del Toro là một cuộc chiến ầm ĩ giữa người máy và quái
vật và sẽ phải rất cố gắng mới có thể tạo nên những cảnh bạo lực trông
có tính thực tế. Sau đó chúng ta sẽ có phim viễn tưởng ly kỳ
Esylum của Neil Blomkamp, mà nếu lấy
District 9 làm chỉ dẫn thì có thể đầy cảnh người nổ tung. Người tạo ra
Kick-Ass Mark Millar nói chúng ta có thể mong đợi một vài sự đổ máu trên cả tuyệt vời. Ai mong đợi điều gì đó nhẹ nhàng hơn nào?
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi