Miyazaki của Studio Ghibli đã đi một chặng đường dài để hoàn thành bộ phim có thể là cuối cùng của ông: The Boy and the Heron.
Lúc Hayao Miyazaki bốn tuổi, gia đình ông chui vào thùng sau xe tải
để né một cuộc không kích. Khi bom rơi xung quanh họ, một người mẹ có
đứa con đã cầu xin cho họ được đi cùng. Nhưng cha của Miyazaki nói rằng xe
không còn chỗ nữa và họ đã bỏ gia đình nhỏ đó lại.
Dường như
chẳng thể tưởng tượng ra Studio Ghibli vào cuối Thế chiến 2. Nhưng bây
giờ, gần 80 năm sau, sự nghiệp của Miyazaki kể về những sự kiện trong
quá khứ và những ước mơ cho tương lai của ông. Phim ông tràn ngập những
cỗ máy bay của nhà máy sản xuất máy bay của gia đình ông. Mẹ ông, hình
ảnh người phụ nữ của bà, xuất hiện trong nhiều nhân vật nữ mạnh mẽ của
Miyazaki. Những hình ảnh về chiến tranh và những thành phố bị phá hủy
hiện rõ trong các minh họa của ông. Nhưng ngoài những điều đó, sự ngây
thơ còn thay thế bạo lực, đặc biệt là trong những bộ phim như
My Neighbor Totoro và
Spirited Away, khi trẻ em tìm được sức mạnh lúc gia đình gặp khó khăn.
Tất cả ý tưởng của ông cho các phim đều bắt đầu bằng một bức vẽ đơn giản. Và đây là bức vẽ dẫn đến cả bộ phim The Boy and the Heron
|
The Boy and the Heron là một trong những bộ phim như thế. Đã phát hành ở Nhật Bản và sẽ ra rạp ở Việt Nam từ ngày 15 tháng 12 với tựa
Thiếu niên và chim diệc,
câu chuyện kể về cậu bé 12 tuổi khó làm quen với cuộc sống ở thị trấn
mới sau cái chết của mẹ cậu. Nhưng khi nghe tin đồn rằng bà còn sống,
một con diệc biết nói đã dẫn cậu vào thế giới kỳ ảo. Có tin đồn đây là
bộ phim cuối cùng của Miyazaki, dù trước đó ông đã nghỉ hưu rồi. Nhưng
Movieweb sẽ cho bạn thấy cả cuộc đời ông đã dẫn đến
The Boy and the Heron như thế nào.
Phong cách và buổi đầu sự nghiệp của MiyazakiKhi
Miyazaki làm một bộ phim, ông không bắt đầu bằng việc viết phác thảo
hay cảnh mở màn; không, tất cả ý tưởng của ông cho các phim phim đều bắt
đầu bằng một bức vẽ đơn giản. Miyazaki cốt là họa sĩ minh họa. Ngay cả
khi bộ phim đang được viết, các khung hình vẫn đang được vẽ. Quá trình
sản xuất có thể bắt đầu trước khi ý tưởng cho bộ phim hoàn thành.
Cảnh trong phim Ponyo của Studio Ghibli năm 2008
|
Ví dụ,
Ponyo bắt đầu với vài bức vẽ một cô gái trẻ đang ôm một
cậu bé, một chiếc thuyền đang đi trên biển và một đàn sứa. Tất cả đều là
tranh màu nước được treo trong studio khi phim bắt đầu sản xuất. Sau
đó, dần dần, Miyazaki và nhóm làm phim hoạt hình của ông hoàn thiện bảng
phân cảnh, rồi kịch bản, và cuối cùng là bộ phim
Ponyo của Studio Ghibli năm 2008.
Nhưng
có thể nói, không phải lúc nào Miyazaki cũng là thuyền trưởng của con
tàu. Năm 1963, ông bắt đầu làm việc cho Toei Animation ngay trước khi
hãng ngừng tuyển dụng. Ở đó, ông ấy làm việc với tư cách “họa sĩ trung
gian”. Ở vị trí khá thấp trên nấc thang cấp bậc, họ vẽ các khung chuyển
động khi tay của nhân vật phải vẫy qua lại và các hoạt ảnh tẻ nhạt khác.
Nhưng khi thực hiện bộ phim anime đầu tiên của mình,
Wolf Boy Ken, ông đã gặp đạo diễn Isao Takahata, người đã giúp ông thành lập Studio Ghibli 20 năm sau.
Phim ngắn Panda! Go Panda!, có nét tương đồng mạnh mẽ với My Neighbor Totoro của Miyazaki
|
Khi Miyazaki rời Toei cùng Takahata vài năm sau đó, họ bắt đầu làm việc
cùng nhau trong một số dự án. Lúc đầu, họ ước mơ chuyển thể Pippi Tất
Dài nhưng không được phép. Từ đó nảy ra một phim ngắn có tên
Panda! Go Panda!, có nét tương đồng mạnh mẽ với
My Neighbor Totoro của Miyazaki.
Trong
phim, một cô bé tóc đỏ đi phiêu lưu cùng chú gấu trúc to lớn vui vẻ mà
Totoro của nhiều năm sau trông khá giống. Mặc dù ông và Takahata cùng
đạo diễn nhưng đây là dự án đầu tiên ông viết kịch bản và thực hiện phần
hoạt hình, là vai trò ông sẽ tiếp tục đảm nhận sau này.
The Boy and the Heron sát với cuộc đời Miyazaki
Nhiều nhân vật chính của Miyazaki, hoặc thậm chí cả các nhân vật nữ
phụ, không làm gì khác hơn là hoàn thành công việc nhà. Nhưng họ làm
điều đó một cách anh hùng và họ được khen thưởng vì điều đó
|
Khi còn bé, Miyazaki đã xin mẹ cõng ông đi. Nhưng bà khóc vì không thể
làm thế được do căn bệnh lao cột sống. Nhưng bà vẫn quan tâm sâu sắc gia
đình dù phải nằm liệt trên giường bệnh. Nhiều nhân vật chính của
Miyazaki, hoặc thậm chí cả các nhân vật nữ phụ, không làm gì khác hơn là
hoàn thành công việc nhà. Nhưng họ làm điều đó một cách anh hùng và họ
được khen thưởng vì điều đó.
Trong
Howl’s Moving Castle,
Sofi trúng lời nguyền và nhìn giống một bà già nhưng bên trong lại là
một cô gái xinh đẹp. Howl liên tục tham gia vào một cuộc chiến mà chúng
ta không thấy. Bất chấp xung đột đang diễn ra bên ngoài, sự chú ý của
chúng ta đổ dồn vào Sofi khi cô dọn dẹp nhà cửa và vẫn quyết tâm trở
thành chỗ dựa cho phù thủy bí ẩn này.
Giống như các nhân vật của ông phải trải qua một thế giới xa lạ,
Miyazaki cũng thực hiện một hành trình tâm linh để đưa tâm hồn vào tác
phẩm của mình. Nhưng The Boy and the Heron thực sự có cảm giác chúng ta sẽ kết nối ở mức độ sâu sắc hơn với Miyazaki
|
Miyazaki thần tượng mẹ mình. Có lẽ vì ông cũng bị bệnh. Khi còn trẻ, ông
được chẩn đoán mắc các vấn đề về tiêu hóa và được thông báo sẽ không
thể sống qua tuổi 20. Chuyện này khiến ông suy nhược thể chất và có lẽ
là lý do khiến ông bắt đầu vẽ. Khi đó, ông đã vẽ những thứ cơ khí, xe
tăng, thuyền và máy bay. Tương tự như Jiro trong
The Wind Rises
không bao giờ có thể trở thành phi công — giống như Miyazaki không thể
làm việc trong công ty máy bay của cha mình — nên anh phải thực hiện ước
mơ được bay bằng nhiều cách khác nhau.
Trong
The Boy and the Heron,
một cậu bé 12 tuổi đi tìm mẹ. Nhưng khi vẫn tin rằng bà đã chết, cậu
phải tự mình thích nghi với cuộc sống ở một thị trấn mới, giống như gia
đình Miyazaki thường xuyên chuyển nhà lúc ông còn nhỏ. Đó là một khuôn
mẫu cũng xuất hiện trong
My Neighbor Totoro. Trong khi khám phá thị trấn, cậu bé tình cờ gặp tòa tháp kỳ lạ và bắt đầu hành trình xuyên qua một thế giới kỳ ảo.
Thiếu niên và chim diệc kể về cậu bé 12 tuổi khó làm quen với cuộc
sống ở thị trấn mới sau cái chết của mẹ cậu. Nhưng khi nghe tin đồn rằng
bà còn sống, một con diệc biết nói đã dẫn cậu vào thế giới kỳ ảo
|
Giống như cuộc sống khó khăn ở Nhật Bản thời hậu chiến thấm vào các bộ
phim của Miyazaki, niềm khao khát sâu sắc được kết nối với mẹ trong ông
cũng thấm sâu vào đó. Bởi không bao giờ có thể đạt được mối liên kết này
theo cách mà hầu hết trẻ em đều có, ông phải nghĩ ra những cách mới để
biến mối liên hệ đó thành hiện thực.
Giống như các nhân vật của ông phải trải qua một thế giới xa lạ như trong
The Boy and the Heron,
Princess Mononoke hay
Spirited Away,
Miyazaki cũng thực hiện một hành trình tâm linh để đưa tâm hồn vào tác
phẩm của mình. Chúng ta thật may mắn khi được chứng kiến thành quả của
hành trình đó trong bộ phim có thể là cuối cùng của ông:
The Boy and the Heron.
Giống như cuộc sống khó khăn ở Nhật Bản thời hậu chiến thấm vào các
bộ phim của Miyazaki, niềm khao khát sâu sắc được kết nối với mẹ trong
ông cũng thấm sâu vào đó
|
Miyazaki dạy chúng ta những bài học cuộc sống quan trọng theo cách thật
lôi cuốn thông qua phim hoạt hình của ông. Đây không phải lần đầu tiên
ông lấy cuộc đời mình làm nguồn cảm hứng cho các bộ phim. Nhưng
The Boy and the Heron
thực sự có cảm giác chúng ta sẽ kết nối ở mức độ sâu sắc hơn với
Miyazaki. Ông muốn chúng ta nhìn thấy tất cả con người ông và những điều
ông yêu thích trước khi nói lời chia tay vĩnh viễn.
Nói lời từ
biệt là một trong những điều khó khăn nhất trên đời. Chắc chắn, chúng ta
chưa nói lời tạm biệt với Studio Ghibli hay chính Hayao Miyazaki. Nhưng
chúng ta phải nhận thức rằng có những thứ không tồn tại mãi mãi. Sớm
muộn nhất định chúng ta cũng phải thấy hồi kết cho sự nghiệp của
Miyazaki. Ông đã làm một công việc kỳ diệu khi đưa các vấn đề trong đời
thực vào thế giới tưởng tượng đầy rẫy những món ăn ngon của mình. Ông đã
dạy chúng ta yêu và tôn trọng thiên nhiên. Rằng vẻ đẹp nằm bên trong
chứ không phải ở bên ngoài. Để không trông mặt mà bắt hình dong.
Miyazaki dạy chúng ta những bài học cuộc sống quan trọng theo cách thật lôi cuốn thông qua phim hoạt hình của ông
|
Và bài học cuối cùng của ông cho chúng ta đó là: gạt bỏ những khác biệt để giúp đỡ và yêu thương nhau.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Movieweb