Bình luận phim

Xin chào, Yêu, Tạm biệt: Bom tấn của điện ảnh Philippines về người lao động trẻ xa xứ yêu và ước mơ

27/09/2019

Ra đi để theo đuổi ước mơ, hay ở lại vì tình yêu của đời bạn? Hello, Love, Goodbye / Xin chào, Yêu, Tạm biệt hỏi chúng ta câu đó.

Kathryn Bernardo trong vai Joy và Alden Richards trong vai Ethan

Phim mới nhất từ đạo diễn Cathy Garcia-Molina, nổi tiếng với những phim hài lãng mạn của Philippines, diễn ra ở Hồng Kông. Molina làm sáng tỏ trải nghiệm của người Philippines làm việc ở nước ngoài bằng cách theo dõi câu chuyện của Joy và Ethan, hai người Philippines lao động xa xứ.

Chúng ta thấy cuộc sống của họ mở ra qua con mắt của Joy, một người giúp việc gia đình chăm chỉ, cố gắng tiết kiệm tiền để chuyển đến Canada làm y tá, và Ethan, một bartender đang cố gắng tìm động lực cho mình trong cuộc sống.

Xin chào, Yêu, Tạm biệt có sự góp mặt của hai trong số những tên tuổi lớn nhất của Philippines, từ hai ‘nhóm cưng’ lớn nhất — Kathryn Bernardo (từ KathNiel) và Alden Richards (từ AlDub). Cũng đáng ngạc nhiên là Bernado và Richards đến từ hai đài truyền hình đối thủ; ở Philippines, diễn viên ký hợp đồng độc quyền với một nhà đài là chuyện phổ biến. Diễn xuất của họ trong Xin chào, Yêu, Tạm biệt chứng minh rằng thỉnh thoảng, thoát ra khỏi nhóm cưng để phát triển như một nghệ sĩ đâu hại gì.

Joy chịu đựng gian khổ để chu cấp cho gia đình ở quê nhà

Diễn xuất chân thực, đồng cảm

Trong Xin chào, Yêu, Tạm biệt, Bernado tốt nghiệp từ những vai diễn tuổi teen và thăng hoa thành một nữ diễn viên kịch tính — hoàn toàn lột xác với thời làm diễn viên nhí — trong một vai diễn xuất sắc. Richards vượt lên thử thách và thể hiện khả năng diễn xuất đa dạng, chứng minh lý do tại sao anh là một trong những thần tượng của đất nước Philippines.

Để vào vai diễn, Bernardo đã được tách khỏi dàn diễn viên để đồng cảm tốt hơn với cảm giác cô lập của Joy; chỉ sau một tuần quay phim ở Hồng Kông, cô đã muốn quay về Philippines. Ngược lại, Richards giảm gần 25 kg để đóng vai Ethan. Đạo diễn Molina nổi tiếng nghiêm khắc với các diễn viên mà cô làm việc — nhưng điều đó đã được đền đáp vì tất cả họ đều là những cái tên quen thuộc, và các phim của cô đã trở thành bom tấn.

Câu chuyện tình trong Xin chào, Yêu, Tạm biệt không mới, nhưng nó cung cấp cho chúng ta một góc nhìn độc đáo về thực tế của người lao động xa xứ. Bộ phim bóc những lớp trải nghiệm hết sức dữ dội của lao động Philippines ở nước ngoài. Dịch ra khỏi việc thể hiện mối quan hệ giữa lao động-người chủ trong các phim khác về lao động Philippines ở nước ngoài, đạo diễn Molina tập trung vào chính bản thân người lao động và gia đình của họ ở quê nhà.

Ethan là anh chàng bartender sống kiểu tới đâu hay tới đó

Bộ phim bóc đi sự quyến rũ của Hồng Kông, khi chúng ta theo chân Joy thức dậy lúc 5 giờ sáng mỗi ngày, hối hả qua những con đường đông đúc ở Hồng Kông — cách xa gia đình, không bao giờ bắt được giấc mơ. Cô ngồi lên thùng các-tông vào ngày chủ nhật ở khu trung tâm và tung hứng giữa việc chăm sóc con gái và bà ngoại của nhà chủ đồng thời bán bộ sạc di động để kiếm thêm (thực sự là bất hợp pháp). Đạo diễn Molina pha trộn kịch tính và sự rõ ràng trong việc miêu tả nỗi cực khổ này, và quan trọng nhất, cho biết “tại sao”.

Gánh nặng trách nhiệm

“Ngừng làm việc thì chết đói” — đó là lý do tại sao.

Joy, và hàng ngàn lao động Phillipines ở nước ngoài khác, chịu đựng gian khổ để chu cấp cho gia đình họ ở quê nhà — một thông điệp mà bộ phim củng cố mạnh mẽ. Chúng ta thấy bạn của Joy nhắc nhở em họ cô hãy khôn ngoan với tiền của cô để cô có thể có đủ tiền trở về Philippines, cũng cùng người bạn đó nói với cha Joy rằng cô ấy sẽ ở lại thêm hai năm nữa vì gia đình cần tiền.

Người giúp việc nhà chỉ kiếm được 4.520 đôla Hồng Kông (576 đôla Mỹ) mỗi tháng, trong khi làm việc nhiều giờ. Theo lời Joy, nếu ngừng làm việc, gia đình sẽ chết đói. Hầu như luôn phải hy sinh — một thực tế khắc nghiệt nếu bạn là một lao động người Phillippines ở nước ngoài vì bạn có trách nhiệm với gia đình ở quê nhà. Trách nhiệm mà Joy gánh vác cộng hưởng với nhiều lao động người Phillippines khác.

Joy và Ethan nhận ra, khi họ cố gắng để thành đôi, giấc mơ đó không hề miễn phí

Nhưng lao động người Phillippines ở nước ngoài gánh trách nhiệm này với cái giá nào?

Tương tự như Still Human, cũng có một giúp việc nhà người Philippines, Joy có bằng cấp điều dưỡng. Thực tế, điều dưỡng là một bằng cấp phổ biến ở những người Philippines với hy vọng ra nước ngoài làm việc để được trả lương cao hơn so với ở quê nhà. Hóa ra, điều dưỡng mới thực sự là giấc mơ mà Joy muốn theo đuổi, và làm người giúp việc nhà chỉ là bước đệm cho mục tiêu đó.

Rồi Ethan bước vào câu chuyện. Mặc dù bộ phim đi theo cảnh ngộ của những người giúp việc gia đình và lao động người Phillippines ở nước ngoài không thực sự cần câu chuyện lãng mạn, câu chuyện tình yêu vẫn có một mục đích. Nhân vật Ethan tương phản với Joy. Trong khi Joy chăm chỉ, quyết đoán và biết mình muốn gì trong cuộc sống, Ethan là chàng trai tới đâu hay tới đó, nhảy từ mối quan hệ này sang mối quan hệ tiếp theo và không biết mình muốn gì trong cuộc sống.

Nhưng cuộc sống vô tư lự của anh cũng âm hưởng sự chất vấn bản thân của Joy đối với việc đặt mình hơn gia đình có gây thất vọng, hay ích kỷ không.

Làm điều dưỡng mới thực sự là giấc mơ mà Joy muốn theo đuổi

Joy than thở về sự thiếu lựa chọn trong cuộc sống. Là người trụ cột, gia đình cô không biết cô phải chịu đựng những gì hằng ngày. Một sinh viên tốt nghiệp ngành điều dưỡng cọ rửa toilet và ăn thức ăn thừa — “Tôi xứng đáng hơn công việc này, tôi hơn thế, và tôi muốn được nhiều hơn,” Joy nói.

Chắc chắn, cảm nghĩ này phản ánh giấc mơ của những lao động người Philippines ở nước ngoài khác. Họ có ước mơ nhưng trách nhiệm níu giữ họ. Tình cảm lãng mạn của Joy và Ethan cho thấy những gánh nặng và lựa chọn mà lao động người Philippines ở nước ngoài phải đối mặt hằng ngày. Ngay cả chuyện nhỏ nhặt như mua đồ ăn vặt hay không cũng khó nghĩ, bởi vì mỗi đôla tiêu xài là một đôla có thể đã tiết kiệm để gửi về cho gia đình.

Ước mơ và tình yêu

Một cụm từ phổ biến của người Philippines, “libre lang mangarap”, tức là “mơ đâu có mất tiền”. Nhưng Joy và Ethan nhận ra, khi họ cố gắng để thành đôi, giấc mơ đó không hề miễn phí. Đã lựa chọn là phải từ bỏ một cái gì đó.

Tình cảm lãng mạn của Joy và Ethan cho thấy những gánh nặng và lựa chọn mà lao động người Philippines ở nước ngoài phải đối mặt hằng ngày

Câu chuyện tình của Joy và Ethan phản ánh những quan điểm giống nhau mà từng cá nhân họ có: lựa chọn, trách nhiệm và ước mơ.

Có lẽ đó là lý do tại sao yếu tố lãng mạn lại hiệu quả trên bối cảnh của câu chuyện lao động ở nước ngoài. Theo nghĩa này, Xin chào, Yêu, Tạm biệt không phải là một câu chuyện tình, cũng không phải là một câu chuyện về người lao động Philippines ở nước ngoài, mà là câu chuyện về việc tìm lại chính mình và yêu chính bản thân mình trong quá trình này. Thông điệp phổ quát đó đánh trúng tình cảm của khán giả.

Thông điệp của Xin chào, Yêu, Tạm biệt rất đơn giản: hãy cho bản thân cơ hội làm điều mình muốn, thoát ra khỏi những thất vọng, đủ can đảm để yêu và chọn lựa ra đi hay ở lại. Bộ phim không mô tả nhân vật của Bernardo và Alden là người đáng thương — phim miêu tả họ là con người, với những câu chuyện và trải nghiệm cho họ sức mạnh để rốt cuộc chọn cách mở đường cho tương lai của họ — có hoặc không có nhau.

Ethan và Joy là những con người, với những câu chuyện và trải nghiệm cho họ sức mạnh để rốt cuộc chọn cách mở đường cho tương lai của họ — có hoặc không có nhau

Hello, Love, Goodbye — phim nói tiếng Philippines và tiếng Anh. Đạo diễn Cathy Garcia-Molina. Phát hành ở Việt Nam từ ngày 27/9/2019 với tựa Xin chào, Yêu, Tạm biệt. Thời lượng 118 phút. Diễn viên chính Kathryn Bernardo và Alden Richards.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Cinema Escapist