Tin phòng vé

Lý giải phòng vé Bắc Mỹ 1-3/3: Tại sao Jack the Giant Slayer nổ tan xác?

05/03/2013

Người thắng cuộc: Nếu bạn đã đoạt một giải Oscar thì cuối tuần rồi bạn hưởng thắng lợi. Life of Pi của Đạo diễn xuất sắc Lý An tăng 43% thu được 2,3 triệu đôla, đưa phim tới gần 117 triệu đôla doanh thu tại Mỹ. Phim xuất sắc Argo tăng hơn một phần năm, thu 2,2 triệu, chỉ riêng ở Mỹ phim đã kiếm được 133 triệu đôla. Ngay cả Silver Linings Playbook của Nữ diễn viên chính xuất sắc Jennifer Lawrence cũng tăng 3% được 5,9 triệu, tính đến nay thâu tóm 115,5 triệu đôla.

Người thất bại: Nói một cách chính xác, quả là 21 and Over mở màn lạnh lẽo chỉ có 9 triệu đôla, còn The Last Exorcism Part II khục khặc được 8 triệu, tức là chỉ một phần ba của con số mà phần phim đầu gặt hái được ba năm trước. Nhưng kỳ cuối tuần vừa rồi thực sự được định nghĩa bằng thất bại toàn phần của duy nhất một phim: Jack the Giant Slayer (số 1 với 28 triệu đôla), mà lẽ ra nên đặt tựa là, Jack the Giant Writedown, nhưng còn hơn thế nữa…

Cảnh trong phim Jack the Giant Slayer

Sự thể làm sao? Không rõ Warner Bros. sẽ thua lỗ bao nhiêu vì Jack, nhưng mọi nguồn tin có lý đều nói phải hơn 100 triệu đôla. Khi một phim thất bại toàn phần lớn như thế này, người ta phải hỏi: Đã hỏng chuyện gì? Bản thân bộ phim ư? Tiếp thị? Phát hành?

“Bạn không thể quy cho một bộ phận nào,” sếp một hãng phim đối thủ nói, “Đây là phiên bản thảm họa điện ảnh về một nhóm chùm nhum thì đúng hơn.”

Để bắt đầu, đây là một câu chuyện cổ tích mà hãng phim chọn Bryan Singer làm đạo diễn, người có sự nghiệp chưa từng làm phim nhiều phần — The Usual Suspects, Apt Pupil, Valkyrie, House MD — là một đối cực với phim gia đình. “Đạo diễn này bắt tay làm một phim loại R có bạo lực,” một hãng quản lý tài năng giải thích, “Và hãng phim đã thay đổi giữa dòng và cố làm thành một phim gia đình.” Kết quả là, sếp phó của một hãng đối thủ đế vào, “rối rắm phân loại: gen của phim là ‘trẻ em’ bất chấp dàn diễn viên hay ông đạo diễn, và kết cuộc là phim có nhãn phân loại PG-13.”

Và ở vùng trung dung đó trong phân loại của MPAA, một sếp phát hành của hãng khác giải thích, là một vùng đất không người chết chóc. “Hoặc bạn ăn cả hoặc ngã về không,” sếp phát hành này nói, “Nhưng được xếp loại PG-13 cho một câu chuyện cổ tích thì bạn không ăn cả cũng chẳng ngã về không.”

Một điều hành sản xuất cao cấp thứ ba tại hãng đối thủ nói thế này — không chút mỉa mai — “một tính toán sai lầm cự đại,” cho, vì là một chuyện cổ tích, “bộ phim không dành cho khán giả người lớn” và “lựa chọn đạo diễn đã đảm bảo sự loại trừ khán giả trẻ hơn. Đây chẳng phải là phim cho trẻ con và chắc chắn chẳng phải là một phim mà người lớn muốn xem."

Jack rõ ràng đã thất bại về mức độ thẩm mỹ, như con số doanh thu 3D yếu xìu của phim cho thấy. “Họ cũng chẳng thuyết phục được ai về hiệu ứng đặc biệt,” vị sếp phó ở trên nói. “Chỉ có 37% khán giả xem phim này ở định dạng 3D, và 12% xem IMAX.”

Tuy nhiên, Warner Bros. đã làm tất cả những gì tốt nhất cho một hoàn cảnh tệ hại. “Họ biết họ đã gặp rắc rối và bạn có thể nói là họ đang vùng vẫy,” một sếp quan hệ công chúng của hãng phim đối thủ nhận xét. “Thay đổi tựa phim và ngày phát hành cho thấy họ biết câu chuyện cổ tích này sẽ chẳng kết thúc có hậu.” (Thoạt đầu phim có tựa là Jack the Giant Killer và được lên lịch phát hành hè năm ngoái, chứ không phải mùa xuân năm nay.)

“Tương tự John CarterBattleship,” một nhà sản xuất nói trên email, “Một đạo diễn có quá nhiều quyền lực và quá ít sự giám sát ra những quyết định tồi tệ. Giặt. Giũ. Làm lại. Đừng trách tiếp thị; đây là vấn đề triển khai và sản xuất.”

Rốt cuộc chúng ta quy tới việc phát hành. Nhiều ý kiến cho rằng liệu ngày phát hành của Jack đã giúp phim né đạn, hay là, thực ra trúng đạn khác.

“Ít nhất họ cũng phát hành phim này trước Oz [the Great and Powerful],” một sếp phát hành nói, nhanh chóng bị một sếp phát hành thứ hai nói ngược lại. “Đây là chuyện vấn đề sản xuất biến thành vấn đề phát hành,” vị sếp phát hành thứ nhì nói. “Nếu bạn có một phim kinh phí 200 triệu đôla, bạn sẽ chẳng bao giờ muốn phim mình phát hành gần một phim kinh phí 200 triệu đôla khác. Thoạt đầu, phim này được lên lịch ra rạp hè năm ngoái. Được thôi; nhiều phim quá hả? Vậy thì dời sang mùa xuân. Nhưng còn một vấn đề nhỏ: Oz [của Disney]. Sẽ bị Oz đụng cho cái rầm. Đụng cái rầm. Nếu họ có phim hay, họ có thể thoái lui, nhưng họ đâu có phim hay. Jack không hề là phim hay.”

Nếu có gì mỉa mai về cái tựa Jack the Giant Slayer thì đó là “Người khổng lồ” bị giết này rất có thể chính là hãng phim của nó, New Line Cinema, từng một thời tự hào có những phim chuỗi hái ra tiền như The Lord of the Rings, Rush Hour, Final Destination, Austin Powers, và Blade, nhưng giờ đây suy sụp dữ dội. “Với Rock of Ages và bây giờ là phim này chìm nghỉm ở Mỹ, không chừng bạn sẽ thấy New Line ngừng tồn tại ngoài loạt phim Hobbit còn lại (chỉ vừa qua mốc 1 tỉ đôla),” một hãng quản lý nhân tài thứ hai nói. “Tôi tò mò muốn biết Jack làm ăn ở nước ngoài thế nào, nơi mà người ta ngốn ngấu phim bom tấn 3D và chuyện cổ tích.”

* Đơn vị tính doanh thu: triệu USD



Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York MagazineEntertainment Weekly


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi