Tin tức

10 phim châu Á hay nhất thách thức kiểu rập khuôn giới tính

29/02/2020

Châu Á không phải lúc nào cũng đi đầu trong cuộc chiến bình đẳng giới.

Ngay cả trong điện ảnh châu Á, thường thì chỉ nam giới đánh vật với các sự kiện thay đổi thế giới trong khi nữ có xu hướng ở nhà, hoặc tha thiết nhin nam giới giải cứu thế giới.

Song đôi khi sự cân bằng thay đổi, mang đến những câu chuyện đáng nhớ về nam giới và nữ giới vượt ra khỏi vị trí được chỉ định của mình.

Dưới đây là 10 phim yêu thích nhất theo South China Morning Post.

1. Lady Snowblood (1973)

Meiko Kaji trong phim Lady Snowblood (1973)

Meiko Kaji nổi lên từ phim khai thác băng nhóm nữ những năm 1960 củng cố vị trí là gương mặt trả thù lạnh băng trong điện ảnh Nhật Bản thập niên 1970.

Dù có lẽ nổi tiếng nhất với vai Sasori trong loạt phim Female Prisoner Scorpion, cô đã mang nét thanh lịch mạnh mẽ, tinh tế đến cho vai Yuki trong Lady Snowblood.

Kaji sử dụng thanh kiếm katana tàn nhẫn, báo thù trong phim kinh dị kinh điển mãn nhãn của Toshiya Fujita.

2. Police Story 3: Supercop (1992)

Dương Tử Quỳnh cho biết ai mới là sếp trong Police Story 3: Supercop (1992)

Sau khi ly hôn Dickson Poon, nữ diễn viên gốc Malaysia Dương Tử Quỳnh trở lại màn bạc tài tình, vào vai thượng cấp của Thành Long trong phần ba của loạt phim hành động bom tấn này.

Phim hành động sớm chứng kiến Dương Tử Quỳnh kề vai sát cánh chiến đấu với bạn diễn nam, và hơn cả là tự mình thực hiện nhiều cảnh võ thuật đẹp mắt.

3. Swordsman II (1992)

Lâm Thanh Hà trong Swordsman II (1992)

Dày dạn kinh nghiệm với những vai diễn khác giới như trong Peking Opera Blues, biểu tượng màn ảnh Đài Loan Lâm Thanh Hà phi thường với vai diễn trong kiệt tác võ thuật của Từ Khắc.

Lâm Thanh Hà hóa thân thành nam chính Đông Phương Bất Bại, giáo chủ Nhật Nguyệt thần giáo tự cung để luyện thần công, đã trở thành nhân vật yêu thích nhất của cộng đồng LGBT.

4. My Sassy Girl (2001)

Cha Tae-hyun (trái) và Jun Ji Hyun trong My Sassy Girl

Là lá cờ đầu của làn sóng Hàn, phim tình cảm hài độc đáo này được chuyển thể từ một blog thực tế cực kỳ nổi tiếng.

Jun Ji Hyun trở thành người đẹp nghiện rượu, ngổ ngáo hăm dọa cuộc sống của chàng sinh viên khiêm tốn Cha Tae Hyun với thái độ hống hách và hành vi khó lường.

Câu cửa miệng trống không của cô nàng ,”Muốn chết á?” được phụ nữ khắp nơi bắt chước theo.

5. My Wife is a Gangster (2001)

Shin Eun Kyung trong phim My Wife is a Gangster

Gần với My Sassy Girl, phim hài tội phạm lật ngược giới tính của Cho Jin Kyu cho nhân vật trùm băng đảng ương ngạnh của Shin Eun Kyung miễn cưỡng đồng ý kết hôn, theo di nguyện của người chị.

Từ những hình xăm lòe loẹt đến cách cư xử tàn nhẫn, nhân vật Eu Jin táo bạo lật ngược chuẩn mực giới tính, đặc biệt khi cô nàng chọn một gã mũm mĩm, hòa nhã (Park Sang Myun) làm chồng hờ.

6. Offside (2006)

Golnaz Farmani trong Offside (2006)

Khi Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA tiếp tục đấu tranh cho phụ nữ Iran có quyền trực tiếp tham dự các trận đấu, còn thời điểm nào tốt hơn để xem lại phim đoạt giải Gấu Bạc Berlin của Jafar Panahi.

Khéo léo cân bằng giữa phân biệt đối xử phi lý với hài hước, Offside được quay theo kiểu phim tài liệu tại sân vận động Azadi của Tehran, và ghi lại nỗ lực của một nhóm phụ nữ cuồng bóng đá lẻn vào xem trận đấu vòng loại World Cup.

7. 100 Yen Love (2014)

Sakura Ando trong phim 100 Yen Love

Trong khi phim tâm lý thể thao thường có cả ứng viên nam và nữ, ít phim nào vẽ lên hành trình thăng hoa như phim tâm lý hài xuất sắc của Masaharu Take.

Sakura Ando vào vai một người nhếch nhác, kém cỏi bị buộc làm ban đêm tại cửa hàng 100 yen cạnh phòng tập boxing. Tại đó nhân vật chính bất đắc dĩ của chúng ta bắt đầu hành trình lột xác gói trong cú đấm đong đầy cảm xúc bất ngờ.

8. Dangal (2016)

Fatima Sana Shaikh trong Dangal (2016)

Một thành công đình đám, bất ngờ ở Trung Quốc và khắp châu Á, Dangal là miêu tả xúc động về chị em nhà Phogat, lớn lên giữa nghèo đói và phân biệt đối xử giới tính ở Haryana của Ấn Độ trở thành những nhà vô địch đấu vật tại Đại hội thể thao khối thịnh vượng chung.

Siêu sao Bollywood Aamir Khan vào vai người cha đồng thời là huấn luyện viên của họ, bản thân ông vốn là nhà đấu vật, đã nhìn thấy tiềm năng trong các cô con gái mạnh mẽ và cơ hội để tiếp bước ông.

9. I Am Not Madame Bovary (2016)

Phạm Băng Băng trong phim I Am Not Madame Bovary (2016)

Tài mỉa mai của Phùng Tiểu Cương bên cạnh màn hóa thân tuyệt vời của Phạm Băng Băng thành một phụ nữ ngoan cường nhẫn nại trong một tác phẩm châm biếm một hệ thống xã hội được xây dựng và phục vụ các nam tử hán.

Dán nhãn “Phan Kim Liên” - ả đàn bà ngoại tình và giết người huyền thoại – không chỉ là giản đơn hóa, mà đối xử bất công cũng không ép được người phụ nữ từ bỏ cuộc chiến đảo ngược cuộc hôn nhân của cô.

Bằng cách xoáy vào cuộc thập tự chinh 10 năm, phim mang sức mạnh đến cho những người dường như không có quyền lực gì.

10. The Villainess (2017)

Một cảnh trong The Villainess (2017)

Trong thể loại phim bị chi phối bởi những anh chàng điển trai lạnh lùng, vô cảm tấn công nhau theo phong cách bạo lực ngày một gia tăng, The Villainous đã mang đến nữ anh hùng cho một tổ chức cùng tên.

Kim Ok Bin thật sự dữ tợn trong một loạt các pha hành động được dàn dựng khéo léo để cạnh tranh với những gì John Wick có thể xử lý, trong khi bám sát câu chuyện trả thù đặc sắc của cô với sự cảm thông qua tất cả những màn chém giết.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post