Cái đẹp của điện ảnh không chỉ nằm trong giá trị giải trí thuần túy. Là
một hình thức thể hiện nghệ thuật và văn hóa, một bộ phim chính là một
khung cửa sổ cho chúng ta nhìn vào quá khứ, vào sự phản ánh những xã hội
và nền văn hóa đặc thù của một thời kỳ nhất định.
Chẳng hạn nếu nhìn vào những phim được làm từ thập niên 50, chúng ta có
thể thấy lúc đó tiêu chuẩn của thời trang và sự sang trọng là như thế
nào. Hoặc như mức độ nổi tiếng lan rộng khắp nơi của Marylin Monroe cũng
đủ cho chúng ta hiểu được những đường cong thật sự gợi cảm như thế nào.
Nhưng
vượt trên cả điều đó, phim ảnh còn rất quan trọng trong việc truyền tải
các thông điệp văn hóa, theo lời của phó ban thường trực của Cơ quan
Lưu trữ Điện ảnh Trung Quốc Tôn Hướng Huy cho biết.
“Các phim cũ nói riêng đều hay, đơn giản là vì chúng được sản xuất khi trình độ công nghệ còn nhiều hạn chế.”
Bà
Tôn nói rằng chính vì những hạn chế đó mà các nhà làm phim thường phải
tận dụng các cách thể hiện đầy tính nghệ thuật và những kịch bản thật
hay để lấy lòng khán giả.
“Những sản phẩm nghệ thuật này phản ánh
hoàn cảnh của một đất nước và những suy nghĩ của người dân trên đất
nước ấy. Điều này khiến phim ảnh trở thành một công cụ quan trọng cho
việc nghiên cứu văn hóa và lịch sử của nhân loại.
Ý kiến của Tôn Hướng Huy thực sự cho thấy tầm quan trọng của việc bảo tồn và lưu giữ các phim cũ.
Vậy “phim cũ” là gì và làm thế nào để khôi phục lại chúng?
“Cũ
là một tiêu chuẩn mang tính tương đối. Không có một sự đo đạc cố định
nào dành cho nó. Chỉ đơn giản là chỉ việc lưu trữ phim.
“Ở Trung
Quốc, nơi mọi thứ đang phát triển với tốc độ chóng mặt, thì loại hình
nghệ thuật và cách sống của năm năm trước giờ đây cũng có thể được xem
là ‘lịch sử’ rồi.”
Điển hình là các nhà nghiên cứu lịch sử điện
ảnh Trung Quốc sẽ xếp các phim được sản xuất trong thập niên 30 và 40
vào loại “phim cũ”.
Phim Tây An sự biến
Một số nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến phim bị hỏng là không kiểm soát
được nhiệt độ, do tổn hại sinh học và thiên tai. Phim bị hỏng thường có
những biểu hiện như bị phai màu; bị mất hình hoặc hình ảnh bị nhòe hay
bé lại; và bề mặt bị trầy xước.
Theo như Tôn Hướng Huy ước tính,
có khoảng một nửa trong số 2.000 phim được sản xuất ở Trung Quốc cần
phải được khôi phục lại. “Những bộ phim kinh điển như Crows And SparrowsThe Goddess, Angel Of The Road và Spring In A Small Town là những phim đang cần được khôi phục lại nhất.”
Phục chế phim không phải là quá trình đơn giản.
Tôn Hướng Huy đã lấy ví dụ bộ phim năm 1937 của Walt Disney, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn đã mất đến khoảng 3 triệu đôla Mỹ mới có thể khôi phục lại được. Trong khi đó, việc phục hồi phim Tây An sự biến Trung Quốc phải tốn 700.000 nhân dân tệ (tương đương 107.984 đôla Mỹ).
“Phần
lớn chi phí nằm ở các thiết bị phục chế và đội ngũ nhân viên trình độ
cao,” bà Tôn giải thích, và nhấn mạnh một bộ thiết bị như vậy có giá đến
hàng chục triệu đôla.
Bà cũng nói thêm: “Vì việc phục chế phim ở
mức độ nào đó, cũng là một việc giải trí, cho nên rất khó có thể làm
điều này với một đội ngũ trẻ tuổi, vì họ thường không có hoặc có rất ít
mối liên hệ với lịch sử."
Cần có một đội ngũ 40 người để hoàn
thiện được quy trình phục hồi phim nhàm chán gồm 10 giai đoạn, trong đó
có những bước như sửa lại những chỗ bị hỏng, lau rửa các vật liệu, quét,
và tổng hợp âm thanh và hình ảnh.
Citing The Butterfly Lovers là một ví dụ, theo lời Tôn Hướng Huy, tính trung bình ra thì bộ phim này mất ba tháng để khôi phục.
Vì
công việc phục hồi phim rất phức tạp và tốn kém, nên bà Tôn đã bày tỏ
lòng biết ơn sự cộng tác giữa Jaeger-LeCoultre và Liên hoan phim Quốc tế
Thượng Hải.
Hai tổ chức này đã bắt tay cùng khôi phục lại phim A Spring River Flows East, một bộ phim sản xuất năm 1947 được xem là một trong những phim Trung Quốc hay nhất thời kỳ này.
Phim A Spring River Flows East
“Điều này đặc biệt có ý nghĩa vì năm 2011 còn là năm kỷ niệm sinh nhật thứ 100 của đạo diễn Trịnh Quân Lý,” bà Tôn đã chia sẻ.
Tổng
giám đốc Jaeger-LeCoultre Trung Quốc là Daniel Chang đồng ý với điều
này, và còn nói thêm là họ đang tiếp tục bàn bạc với liên hoan phim về
cả những dự án trong tương lai.
“Cuộc đấu giá (trong đó nhà sản
xuất đồng hồ này đã quyên góp một sản phẩm phiên bản giới hạn) chỉ là
màn dạo đầu để gây quỹ cho kế hoạch."
Ông kết lại rằng, “Là một
hãng lớn trong lịch sử ngành sản xuất đồng hồ, chúng tôi nhận thấy việc
bảo vệ các phim truyền thống vì sự kế thừa của các thế hệ tương lai là
một ý tưởng rất tuyệt vời.”
Dịch: © Phương Thanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Malaysia Star