Lưu Thanh Vân vào vai một người cha ám ảnh về mặt cảm xúc, vật lộn
với thực tế tàn khốc rằng đứa con duy nhất còn sống lại chịu trách nhiệm
cho cái chết của những người thân yêu khác của mình
|
Lưu Thanh Vân vào vai một người cha ám ảnh về mặt cảm xúc, vật lộn với
thực tế tàn khốc rằng đứa con duy nhất còn sống lại chính là người gây ra
cái chết cho những người thân yêu khác. Đối với anh, kịch bản
có một sức hấp dẫn “không ồn ào hay đạo đức giả”, anh nói với
South China Morning Post.
“Quan
trọng hơn, lời thoại không đao to búa lớn. Nhiều câu thoại rất bình
thường, là những cuộc chuyện trò trong gia đình chứ không dạy đời hay
miêu tả chuyện gì đã xảy ra,” anh nói thêm. Bởi thế việc thể hiện cảm
xúc của nhân vật trên màn ảnh trở nên “khó hơn.”
Tuy nhiên, Lưu
Thanh Vân, nam diễn viên ba lần Ảnh đế Kim Tượng với giải nam diễn viên
chính xuất sắc nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông thứ ba năm 2023
cho bộ phim ly kỳ tội phạm
Detective vs Sleuths, cho rằng có một số cảm xúc nhất định “chỉ nên quan sát và cảm nhận” mà “không cần” giải thích quá mức.
(Theo chiều kim đồng hồ từ trên cùng bên trái) Lưu Thanh Vân trong
vai Nguyễn Vĩnh Niên, Tô Văn Đào trong vai Nguyễn Hậu Minh, Cốc Tổ Lam
trong vai Kim Yến và Hùng Nặc Di trong vai Nguyễn Hậu Ân trong một cảnh
phim Papa
|
Nhân vật Vĩnh Niên của anh là một ông bố Hồng Kông điển hình, nghiêm
nghị, không bộc lộ lòng tận tụy sâu sắc của mình với gia đình.
Trước khi vụ việc bi thảm làm rung chuyển thành phố xảy ra, anh và vợ (do Cốc Tổ Lam thủ vai) đã điều hành một
trà xan sảnh ở Thuyên Loan thuộc khu Tân Giới, nơi họ sinh sống. Các diễn viên lần đầu Tô Văn Đào và Hùng Nặc Di vào vai con của họ.
Thay vì sử dụng ngôn ngữ giật gân để đưa ra phán đoán hoặc tạo sóng,
Papa đã miêu tả một gia đình từng hạnh phúc thật đẹp và tập trung vào mất mát đau thương và xung đột nội tâm của người cha.
Viết
kịch bản và đạo diễn bộ phim, Ông Tử Quang cho biết: “Đây là một nhân
vật rất phức tạp, từ trạng thái tinh thần và tâm lý của anh ấy đến mối
quan hệ giữa các cá nhân và biểu tượng đằng sau vị thế khiêm tốn là một
‘công dân nhỏ bé’ của anh trong xã hội.”
Papa đã miêu tả một gia đình từng hạnh phúc thật đẹp
|
Papa là “đại diện lý tưởng cho những cảm xúc nhỏ bé chỉ có thể
cảm nhận chứ không thể hiện," mà nhà làm phim “luôn muốn miêu tả qua
phim ảnh.” Ông Tử Quang thực hiện điều này thông qua một số cảnh hồi
tưởng những khoảnh khắc dịu dàng hàng ngày giữa hai vợ chồng và các con.
“Là
người cha và là trụ cột gia đình, ông ấy đã đóng những vai gì và cảm
thấy những cảm xúc gì? Tôi đã xúc động với câu chuyện có thật của người
cha, đó là lý do tại sao tôi viết kịch bản này,” Ông Tử Quang, đã thắng
giải kịch bản hay nhất tại Giải thưởng Điện ảnh Hồng Kông năm 2015 cho
Port of Call, dựa trên một vụ án giết người, cho biết.
Anh
nói thêm: “Ngoài việc là đạo diễn, tôi cũng là người hâm mộ điện ảnh,
vì vậy tôi muốn hợp tác với một diễn viên mà tôi thích — để xem sẽ mang
đến cho khán giả loại diễn xuất và trải nghiệm nào. Tôi biết mình phải
tìm một diễn viên xuất sắc để vào vai người cha.
Lưu Thanh Vân (trái) và đạo diễn Ông Tử Quang trong buổi phỏng vấn với South China Morning Post tại Khách sạn Mira, Tiêm Sa Chủy
|
“Tôi đã muốn có Lưu Thanh Vân ngay từ đầu. Khi chúng tôi đóng máy, tôi
cảm thấy mình đã làm được – bộ phim diễn ra đúng như tôi mong đợi. Rất
thô và kịch tính, nhưng cũng rất mới mẻ.”
Trước khi bắt đầu quay
phim, Ông Tử Quang đã trò chuyện với người cha trong vụ việc có thật và
thu thập được những hiểu biết thấu đáo và tài liệu giá trị giúp anh tạo
ra
Papa. Tuy nhiên, anh khẳng định rằng câu chuyện của mình
giống một bản chuyển thể được tưởng tượng lại hơn và không hoàn toàn
chính xác về mặt lịch sử.
Một trong những cảnh phim giàu cảm xúc
là cảnh người cha lần đầu đến thăm đứa con trai bị giam giữ. Ông Tử
Quang đã viết một số đoạn thoại, nhưng quyết định không sử dụng. Anh tin
tưởng Lưu Thanh Vân có thể truyền tải những cảm xúc tinh tế.
Hùng Lặc Di trong vai Nguyễn Hậu Ân và Lưu Thanh Vân trong vai cha cô
|
Ông Tử Quang nói: “Thường thì ông ấy ở một mình, nấu ăn, sửa khung cửa
sổ, đi bộ trên phố và — thường xuyên nhất — mua cá ở chợ hàng tươi sống.
Ông ấy không nói nhiều vì khá kìm nén cảm xúc, nhưng trong những cảnh
đó, ông không nói gì cả nhưng là nói cả ngàn lời.”
Một trong
những khoảnh khắc “ồn ào” duy nhất từ nhân vật của Lưu Thanh Vân là khi
ông nổi cơn thịnh nộ đập vỡ điện thoại sau khi trong lúc tuyệt vọng đã
gọi gái mại dâm mà bị lừa.
“Ông ấy không biết mình lại mất kiểm
soát như vậy vì chuyện đó. Sau lần đầu tiên ném điện thoại, ông muốn
nhặt lại, nhưng pin rơi ra và ông không thể lắp trở vào, thế là bùm —
cảm xúc của ông trở nên mất kiểm soát,” Lưu Thanh Vân nói.
Một trong những cảnh phim giàu cảm xúc là cảnh người cha lần đầu đến
thăm đứa con trai bị giam giữ. Ông Tử Quang đã viết một số đoạn thoại,
nhưng quyết định không sử dụng. Anh tin tưởng Lưu Thanh Vân có thể
truyền tải những cảm xúc tinh tế
|
“Đàn ông thường cố gắng ‘giả vờ bình tĩnh’ [và kìm nén cảm xúc]. Tôi
nghĩ mình cũng giống vậy. Tôi hiểu rằng có những chuyện không cần phải
nói ra, nhưng có những chuyện cần phải nói ra. Hoặc đôi khi bạn nghĩ nói
ra thì sẽ tốt hơn nhưng chỉ khiến mọi chuyện tệ hơn. [Dù thế nào đi
nữa,] người cha không có ai để nói chuyện.”
Sau cơn bộc phát,
người cha cố gắng đếm lớn lên theo kỹ thuật thiền mà ông mượn từ một đứa
trẻ tự kỷ mà ông đã gặp và đối xử tử tế tại một trung tâm cộng đồng.
“Ông
ấy biết có những chuyện không thể quay lại được nữa,” Lưu Thanh Vân
nói. “Kết nối với đứa trẻ tự kỷ đó giống như một kiểu đền bù [về mặt
tình cảm], vì ông tự trách về [chứng rối loạn tâm thần không được điều
trị và chẩn đoán] của con trai mình.”
Lưu Thanh Vân và Cốc Tổ Lam trong vai Kim Yến
|
Xây dựng tuyến truyện với đứa trẻ tự kỷ “và có lẽ là rối loạn lưỡng cực” là một lựa chọn có chủ đích của Ông Tử Quang.
Anh
ấy nói: “Ông ấy sẽ không biết kỹ thuật thiền này nếu không gặp đứa trẻ;
đồng thời, ông cảm thấy như thể gặp được con trai ruột và muốn truyền
cho đứa trẻ này lòng quan tâm và tình cảm dành cho con trai mình. Gần
như thể ông đang học từ quan điểm của con trai mình.”
Người cha
sử dụng lại kỹ thuật này trong một cảnh sau đó. Lưu Thanh Vân nói rằng
anh “đếm đến 80” và “sẽ tiếp tục đếm” nếu trợ lý đạo diễn không khoát
tay bảo anh ấy dừng lại.
“Tôi đang nhìn vào màn hình quan sát và
tôi thở theo nhịp thở [của Lưu Thanh Vân],” Ông Tử Quang nhớ lại. “Lúc
đó không còn là diễn nữa; mà là giải phóng cảm xúc hoàn toàn. Anh ấy
hoàn toàn nhập tâm vào nhân vật. Đó là những cảm xúc tưởng tượng bị kìm
nén từ lâu của anh ấy đang bộc lộ. Ngay lúc đó, tôi quên mất mình đang
làm phim.”
Tô Văn Đào trong vai kẻ giết người
|
Cùng với diễn xuất lấy nước mắt người xem của Lưu Thanh Vân, hoa bông
gòn — xuất hiện khắp nơi vào mùa xuân ở Hồng Kông — đóng vai trò khách
mời quan trọng trong suốt phim như sợi chỉ kết nối nhiều cảnh hồi tưởng
rời rạc của
Papa.
Tuy nhiên, kịch bản không chủ ý có hoa
bông gòn. Tình cờ bông gòn nở rộ trong quá trình quay phim. Ông Tử
Quang nói chúng “cứ trở đi trở lại trong cảnh quay,” và khi anh nghiên
cứu ý nghĩa tượng trưng của hoa bông gòn, anh cảm thấy lạnh sống lưng.
“Đó là ‘trân trọng người trước mặt bạn.’”
Bộ phim nổi tiếng với
lối kể chuyện phi tuyến tính. Lưu Thanh Vân nói, “Khi nghĩ lại về [quá
khứ của mình], thì như thể ký ức của bạn đã được sắp xếp lại. Giống như
khi ai đó lén chụp ảnh bạn và bạn không nghĩ nó trông giống mình. Thật
kỳ diệu.”
Bộ phim nổi tiếng với lối kể chuyện phi tuyến tính. Đạo diễn Ông Tử
Quang (ảnh) cho rằng ký ức hoạt động trong não người chính là như vậy đó
|
Mặt khác, Ông Tử Quang cho rằng ký ức hoạt động trong não người chính là
như vậy đó. “Ký ức không hoạt động theo tuyến tính và có thể bị chia
thành từng mảnh,” anh nói. “Có vẻ đẹp trong đó — cái đẹp sẽ kích hoạt
bạn [bước vào] một chiều không gian khác trong sự khởi hành trừu tượng
mà thực chất là một dòng ý thức.”
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post