Tin tức

Góc nhìn về phụ nữ qua lăng kính của các nhà làm phim nữ Trung Quốc

06/01/2011

Để ghi dấu kỷ niệm 100 năm ngày Quốc tế Phụ nữ và những thay đổi về vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại, 10 bộ phim đại lục do các nhà làm phim nữ thực hiện trong ba thập kỷ qua sẽ được chiếu trong “Toàn cảnh điện ảnh Trung Quốc 2010: Góc nhìn về phụ nữ” diễn ra từ ngày 14/10 đến ngày 7/11.

Các tác phẩm mở màn bao gồm phim lãng mạn đô thị của đạo diễn Từ Tịnh Lôi Go Lala Go! (Chuyện thăng chức của Đỗ Lạp Lạp), và tác phẩm cảm động Lan (Ngắm nhìn trời cao) của đạo diễn Tưởng Văn Lệ. Những bộ phim khác gồm có The Park (Công viên) và You and Me (Hai ta) nói về tình yêu và sự giao tiếp giữa người già và lớp trẻ; phim hư cấu ly kỳ The Case (Va ly); Family Feud (Chuyện xấu trong nhà) và The Bloody Morning (Buổi sáng đẫm máu) tập trung vào số phận của phụ nữ trong xã hội nam quyền; The Savage Land (Đồng quê) do Lưu Hiểu Khánh vào vai chính; tác phẩm về đề tài nữ quyền kinh điển của Trung Quốc Woman – Demon – Human (Nhân quỷ tình) và bộ phim đầy chất thơ The Sacrifice of Youth (Tuổi xuân).

Các buổi chiếu sẽ được tổ chức tại nhà hát của toà thị chính Hồng Kông, rạp chiếu phim Trung tâm lưu trữ điện ảnh Hồng Kông, các hội trường thuộc Bảo tàng Không gian Hồng Kông và Bảo tàng Khoa học Hồng Kông. “Toàn cảnh điện ảnh Trung Quốc 2010: Góc nhìn về phụ nữ” do Phòng giải trí và dịch vụ văn hóa và Hiệp hội nhân lực điện ảnh miền Nam Trung Quốc đồng tổ chức, kết hợp với Sil-Metropole Organisation và công ty Southern Film.

Vai trò của phụ nữ trong xã hội thay đổi lớn lao từng ngày. Năm nay, giải Oscar cho Đạo diễn xuất sắc nhất lần đầu tiên thuộc về một nữ đạo diễn còn thập kỷ vừa qua chứng kiến sự dấy lên của các nữ đạo diễn, các tác phẩm của họ phản ánh tình cảm của phụ nữ cùng những cảm xúc tinh tế khác biệt so với phái mạnh. Chuyển thể từ tiểu thuyết được yêu thích A Story of Lala’s Promotion, tác phẩm thành công tại phòng vé Go Lala Go! (2010) miêu tả chính kiến và tình yêu công sở thời nay.

Cảnh trong phim Go Lala Go!

Xuất thân chẳng có gì đặc biệt, Đỗ Lạp Lạp đi lên từ một thư ký tới vị trí quản lý nhân sự trong vòng vài năm giữa tất cả các thế lực trong công ty. Là đạo diễn, biên kịch và diễn viên trong phim, Từ Tịnh Tôi đã đem lại cái nhìn mới mẻ cho các bộ phim dành cho khán giả nữ. Cô từng đạt giải Sò bạc dành cho Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế San Sebastián với Letter from An Unknown Woman (Lá thư từ người phụ nữ không quen biết).

Tác phẩm đầu tay trong vai trò đạo diễn của nữ diễn viên Tưởng Văn Lệ Lan (2009) không chỉ phản ánh sự phi lý diễn ra trong thời kỳ những năm 1970 mà còn là tình yêu giữa con gái và cha mẹ. Cô bé ba tuổi tên Tản sống với ông bà sau khi cha mẹ được gửi tới trại lao động. Vì mang họ Tưởng, bạn cùng lớp gán cho cô là họ hàng của Tưởng Giới Thạch.

Người ông thể hiện tình yêu của mình bằng cách lấy tên của cha mẹ cô bé để viết thư cho cháu gái, nuôi dưỡng niềm hy vọng chờ đợi cha mẹ trở về nơi Tản. Phim đạt giải Phim xuất sắc nhất của tài năng mới châu Á tại Liên hoan phim Quốc tế Thượng Hải lần thứ 13 và giải thưởng của khán giả tại Liên hoan phim Quốc tế Pusan lần thứ 14. The Park (2007) là tác phẩm đầu tay trong vai trò đạo diễn của Doãn Lệ Xuyên, người được tờ Variety gọi là “một trong mười đạo diễn trẻ đáng chú ý nhất trong số các tài năng điện ảnh Trung Quốc hiện đại”.

Phim khắc họa cuộc sống của một người cha và con gái ở Côn Minh với những tình cảm và cảm xúc tinh tế. Người cha về hưu muốn tìm chồng cho con gái qua xu hướng “hẹn hò với người không quen biết trong công viên”, trái lại cô con gái nảy ra ý tưởng tìm một nửa cho cha mình, không nghĩ rằng điều đó sẽ làm sâu thêm rạn nứt giữa họ. Những giải thưởng mà bộ phim đạt được gồm có giải Tác phẩm đạo diễn đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Sinh viên Bắc Kinh lần thứ 15, giải thưởng của các nhà phê bình phim quốc tế và giải thưởng của ban giám khảo bao gồm các chủ rạp chiếu phim tại Liên hoan phim Quốc tế Mannheim-Heidelberg lần thứ 56, và giải Đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Con đường tơ lụa Bursa lần thứ 2.

Cảnh trong phim You and Me

Từ sự chống đối việc quý mến lẫn nhau giữa một phụ nữ cô đơn trong một tứ hợp viện trống trải và người thuê trọ trẻ của bà, You and Me (2005) mang một thông điệp quan trọng về “nhu cầu kết giao”. Đạo diễn thuộc thế hệ thứ sáu Mã Lệ Văn từng dành được 15 giải thưởng quốc tế với tác phẩm đầu tay Gone Is the One Who Held Me the Dearest In The World. Các giải thưởng cho You and Me gồm giải Đạo diễn xuất sắc nhất và Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại giải Kim Kê lần thứ 25, và giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Quốc tế Tokyo lần thứ 18.

Một người chủ nhà trọ nhỏ bị một phụ nữ đặt phòng cùng chồng hấp dẫn. Ông ta nghĩ cô ấy là người phụ nữ trong mộng của mình, song đó chỉ là sự khởi đầu của một cơn ác mộng. Phim truyện đầu tay của đạo diễn Vương Phân The Case (2007) không chỉ là cái nhìn của một phụ nữ về nỗi lo âu và dục vọng của đàn ông, mà còn là một bộ phim kinh dị theo học thuyết Freud.

Vương Phân từng được trao giải xuất sắc trong hạng mục giải thưởng điện ảnh châu Á đương đại tại Liên hoan phim tài liệu Quốc tế Yamagata với More Than One Is Unhappy. The Case đạt giải Tác phẩm đạo diễn đầu tay xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Sinh viên Bắc Kinh lần thứ 14. Family Feud (1994) vạch trần sự suy đồi và lừa gạt giữa con người với con người.

Lưu Miên Miêu là một trong những đạo diễn trẻ nhất của thế hệ thứ năm. Bộ phim đạt giải Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Sinh viên Bắc Kinh lần thứ 2. Dựa trên tiểu thuyết Ký sự về một cái chết được báo trước của nhà văn đạt giải Nobel Gabriel Garcia Marquez, The Bloody Morning (1991) là sự phê bình sắc bén về quyền lực của thế giới loài người.

Áp phích phim The Bloody Morning

Khi cô dâu xinh đẹp bị phát hiện không còn trong trắng, cô bị gửi về nhà cha mẹ đẻ trong hổ thẹn. Những người anh em vô nhân đạo của cô sát hại một cách tàn nhẫn thầy giáo làng sau khi khi ngờ anh này là kẻ đã lấy đi sự trong trắng của cô. Đại diện của thế hệ đạo diễn thứ năm Lý Thiếu Hồng, với trực giác nhạy cảm và độc nhất vô nhị, thuật lại một tấn bị kịch của sự ngu dốt thông qua những cảnh hồi tưởng và cảnh tường thuật chân thật.

Bộ phim tham dự Diễn đàn điện ảnh trẻ quốc tế tại Liên hoan phim Quốc tế Berlin lần thứ 43 và được trao giải Golden Montgolfiere tại Liên hoan phim Ba châu lục, Nantes lần thứ 14. Không thể bỏ qua là The Savage Land (1981), với vẻ đẹp gây chấn động của sự trả thù và lòng căm hận. Tác phẩm được phát hành bảy năm sau khi hoàn thành vào năm 1981.

Do Lăng Tử Phong đạo diễn, đây là phim Trung Quốc đầu tiên được chọn tranh tài tại Liên hoan phim Quốc tế Vernice và đạt giải Phim xuất sắc nhất và Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại giải Bách hoa lần thứ 11. Woman – Demon - Human (1987) dựa trên câu chuyện đời thực của diễn viên kinh kịch Trung Quốc nổi tiếng Bùi Diễm Linh. Đạo diễn thuộc thế hệ thứ tư Hoàng Thục Cần khéo léo pha trộn nghệ thuật sân khấu Trung Quốc với những cạm bẫy của cuộc sống, khắc họa sự trưởng thành về mặt tinh thần của một phụ nữ Trung Quốc, làm cho bộ phim trở thành bước ngoặt trong thể loại phim dành cho phụ nữ của Trung Quốc.

Tác phẩm đọat giải Kịch bản xuất sắc và Nam diễn viên phụ xuất sắc tại giải Kim Kê lần thứ 8 và giải Phim xuất sắc nhất tại Liên hoan phim, truyền hình và băng hình Quốc tế Rio de Janeiro lần thứ 5 và giải thưởng của công chúng tại Liên hoan phim dành cho phụ nữ Quốc tế Créteil lần thứ 11. Với cảnh núi non xanh mướt, The Sacrifice of Youth (1985) họa nên một bức tranh tự nhiên trong khi phản chiếu bản thân và thân thể người phụ nữ và mối quan hệ cá nhân của cô cùng tiến trình của nó. Đạo diễn thuộc thế hệ thứ tư Trương Huyên Hãn thâu lấy khát khao tình yêu và lý tưởng của nhân vật chính.

Tác phẩm được tạp chí Film Biweekly Hồng Kông đánh giá là một trong 10 bộ phim xuất sắc nhất năm 1986. Tất cả các tác phẩm đều bằng tiếng phổ thông và đều kèm phụ đề tiếng Anh, trừ Woman – Demon - Human.

Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: HKSAR Government