Câu chuyện của họ thu hút cả thế giới: những thợ lặn quyết tâm chạy đua
với thời gian và nước để giải cứu 12 cậu bé và huấn luyện viên bóng đá
bị mắc kẹt hơn hai tuần trong một hang động ngập sâu bên trong một ngọn
núi phía bắc Thái Lan.
Thử thách vào cuối tháng 6 và đầu tháng 7 năm 2018 gần như chưa kết thúc
khi các nhà làm phim bắt đầu cuộc đua của riêng họ để đưa câu chuyện
khiến người theo dõi cắn móng tay này lên màn ảnh. Dự án đầu tiên trong
số đó,
The Cave của đạo diễn Tom Waller, đã công chiếu tại Liên hoan phim Busan Hàn Quốc 2019. Phim ra rạp ở Việt Nam từ ngày 3/1/2020 với tựa
Cuộc giải cứu hang Tham Luang.
Hình ảnh lấy từ đoạn phim do Hải quân Hoàng gia Thái Lan công bố cho
thấy các nhân viên cứu hộ chuyển một thành viên của đội bóng đá thiếu
niên Lợn Hoang trên cáng trong chiến dịch giải cứu [Ảnh: AFP / Hải quân Hoàng gia Thái Lan]
|
Bộ phim được quay hơn ba tháng đầu năm 2019. Nhà làm phim người Anh gốc
Thái, 45 tuổi, nói rằng thiên anh hùng ca của đội bóng đá Lợn Hoang là
một câu chuyện mà anh phải kể.
Các cậu bé và huấn luyện viên của
họ đã vào hệ thống hang động Tham Luang sau khi tập luyện và nhanh chóng
bị mắc kẹt bởi nước lũ dâng cao. Mặc dù lực lượng tìm kiếm hùng hậu,
các cậu bé phải trải qua chín đêm trong hang trước khi được một thợ lặn
chuyên nghiệp phát hiện. Sau đó là tám ngày nữa trước khi tất cả đều an
toàn.
Waller đang đến thăm cha mình ở Ireland khi anh xem tin tức
trên truyền hình về vụ này. “Tôi nghĩ đây sẽ là một câu chuyện tuyệt
vời để kể trên màn ảnh,” anh nói.
Nhưng việc đặt các miếng ghép
lại với nhau sau cuộc giải cứu đầy kịch tính này là một thách thức.
Chính phủ Thái Lan, vào thời điểm được lãnh đạo bởi một chính quyền quân
sự, trở nên rất bảo vệ câu chuyện, cấm việc tiếp cận mà chưa được ủy
quyền với đội bóng Lợn Hoang hoặc cha mẹ của các em. Waller thường xuyên
lo sợ việc sản xuất bộ phim của anh có thể bị bác.
Thợ lặn người Bỉ Jim Warny, tham gia vào nhiệm vụ giải cứu hang động Thái Lan [Ảnh: AFP/Lillian Suwanrumpha]
|
Các sự kiện tại hang Tham Luang ở tỉnh Chiang Rai có nhiều góc độ và các
nhân vật thú vị. Đặc biệt hấp dẫn là câu chuyện của những người cứu hộ,
nhất là các thợ lặn chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Waller quyết
định làm một bộ phim về tinh thần tình nguyện của đội cứu hộ.
Những
người khác đề xuất kể câu chuyện theo góc nhìn của các cậu bé và Netflix
đã chốt những quyền chuyển thể đó trong một thỏa thuận được môi giới
bởi chính phủ Thái Lan.
“Tôi lấy điểm nhìn rằng đây sẽ là một câu
chuyện về những con người chúng ta không biết, về những người thợ lặn
hang động đến từ khắp nơi trên hành tinh,” Waller nói. “Họ thực sự bỏ
hết mọi thứ để đi giúp đỡ, và tôi chỉ cảm thấy đó là một câu chuyện thú
vị để kể, để tìm hiểu những cậu bé này được đưa ra ngoài như thế nào và
người ta đã làm những gì để đưa các em ra ngoài.”
Waller thậm chí có hơn một tá các nhân viên quan trọng thuộc đội giải cứu đóng chính họ.
Tái hiện cảnh các em đội bóng Lợn Hoang bị mắc kẹt trong hang trên phim
|
Waller nói đó là những diễn viên tự nhiên, hòa vào gần như liền mạch với
những người chuyên nghiệp xung quanh họ, và được giúp đỡ bởi tính chính
xác của việc đặt bối cảnh và sự cẩn thận tới chi tiết của đoàn làm
phim.
“Điều bạn thực sự làm là yêu cầu họ nhớ những gì họ đã làm
và cho chúng ta thấy những gì họ đang làm và họ cảm thấy như thế nào lúc
ấy,” anh nói. “Chuyện đó thực sự rất xúc động đối với một số người
trong số họ vì hoàn toàn có thật.”
Waller nói rằng bộ phim của
anh có thể có hiệu ứng bản năng với một số người xem, ở chừng mực nào đó
gợi lên nỗi sợ bị giam cầm. “Là một loại trải nghiệm chìm đắm trong
tiếng động của môi trường, bạn biết đấy, thực tế là rất tối và âm u,
nước không trong,” anh nói.
“Trong phim Hollywood, khi họ thực
hiện cảnh dưới nước, mọi thứ đều rõ ràng. Nhưng trong bộ phim này, nó
rất âm u và tôi nghĩ rằng đó là khác biệt lớn. Bộ phim này được cho là
giống tả thực về những gì đã xảy ra.”
Đạo diễn Tom Waller nói về chứng sợ bị giam cầm và những điều kiện
thực tế trong quá trình kịch tính hóa nỗ lực giải cứu phi thường đội
bóng Lợn Hoang
|
Một số cảnh được quay ở lối vào hang Tham Luang thật, nhưng hầu hết hành động quay ở nơi khác, Waller nói.
“Chúng
tôi quay phim trong những hang động thật bị ngập lụt, quanh năm,” anh
nói. “Rất chân thực nếu nói về hang động, các đường hầm ngập nước, thợ
lặn thực sự và những sinh vật trườn bò đáng sợ thực sự ở đó. Vì vậy, nỗ
lực đưa một đoàn làm phim đến và quay phim trong những hang động này
thực sự là kỳ công.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post