Đã bảy năm từ lần cuối chúng ta được vinh hạnh thưởng thức một bộ phim
từ Alfonso Cuarón. Nhưng ông đã trở lại với sự mến mộ từ công chúng. Gravity,
với sự xuất hiện của Sandra Bullock và George Clooney trong vai hai nhà
du hành vũ trụ, lập tức trở thành một phim khoa học viễn tưởng kinh
điển. Cuarón thảo luận về kỳ công khoa học này tại buổi ra mắt phim ở Mỹ
trong khuôn khổ Liên hoan phim Telluride.
Hãy tin lời tâng bốc của giới báo chí.
Gravity, bộ phim thứ bảy từ nhà làm phim danh tiếng người Mexico Alfonso Cuarón – và cũng là bộ phim đầu tiên kể từ sau
Children of Men năm 2006 – không chỉ là bộ phim công nghệ tân tiến nhất kể từ
Avatar, mà còn là tác phẩm điện ảnh sống động nhất từng được làm về đề tài khám phá vũ trụ.
George Clooney vào vai một phi hành gia lão luyện trong nhiệm vụ cuối cùng
Bộ phim được Cuarón và con trai Jonás cùng xây dựng kịch bản, có nội
dung xoay quanh Tiến sĩ Ryan Stone (Sandra Bullock đóng), một một kỹ sư y
khoa trong sứ mệnh đầu tiên trên tàu con thoi du hành không gian. Do
chỉ được tập luyện vỏn vẹn sáu tháng trong môi trường không trọng lượng,
cô được cùng đồng hành với Matt Kowalsky, một phi hành gia lão luyện,
đây cũng là nhiệm vụ cuối cùng của anh (George Clooney thủ vai), và một
phi hành gia khác, Shariff. Trong một tình huống hết sức khẩn cấp, đơn
vị kiểm soát (Ed Harris lồng tiếng) ra lệnh cho toàn đội hủy bỏ nhiệm vụ
ngay lập tức. Các mảnh vỡ từ một vệ tinh bị phá hủy của Nga đang lao
thẳng vào họ với tốc độ nhanh hơn một viên đạn. Chúng đâm vào tàu con
thoi Explorer của họ, giết chết Shariff cùng phi hành đoàn, bỏ lại Stone
cuốn vào không gian.
Đoạn mở đầu phim đầy ấn tượng dài 13 phút
quay bằng công nghệ 3D là một trong những trường đoạn kinh hoàng và đáng
nhớ nhất trong lịch sử điện ảnh những năm gần đây. Bằng các thủ thuật
quay hiện đại, khán giả sẽ được chứng kiến Kowalsky trôi quanh Stone
trong không gian bên ngoài tàu vũ trụ khi cô cố sửa một lỗi kỹ thuật,
rồi sau đó, khi các mảnh vỡ đâm vào tàu của họ, cảnh chuyển qua lại từ
cơ thể nhào lộn của các phi hành gia sang góc nhìn của những mảnh vỡ để
bám sát cận cảnh khuôn mặt sợ hãi của Stone. Tương tự là phần âm nhạc,
chuyển dữ dội từ những tiếng ồn đinh tai nhức óc sang sự im lặng rồi yếu
ớt dần, trong khi phần hình ảnh, đặt sự tráng lệ của trái đất bên cạnh
sự tối tăm của thế giới bên kia. Đây có lẽ là trải nghiệm gần nhất với
cảm giác ở ngoài vũ trụ thực mà đa số mọi người sẽ có được, ít ra là với
những người không thể phung phí tiền bạc vào một chuyến du hành vũ trụ
trị giá 250,000 đôla của Virgin Galactic.
Cuối cùng, Stone và
Kowalsky rốt cục móc vào nhau qua một cái đai giống như dây rốn, lần mò
trong vùng không gian vô biên để tìm đường đến Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Cuối cùng hai nhân vật chính móc vào nhau qua một cái đai như dây rốn
Ngoài các hiệu ứng âm thanh-hình ảnh tuyệt diệu (để tiết kiệm thời gian,
Viện Hàn lâm có thể trao luôn giải Oscar ở các hạng mục kỹ xảo ngay bây
giờ cho xong chuyện), màn trình diễn can đảm đáng ngạc nhiên của
Bullock cũng giúp
Gravity đến gần với sự siêu việt. Người viết
không thể nhớ được lần cuối quan tâm tới sự sống chết của một nhân vật
trong phim như thế này là bao giờ.
Cuarón đã thảo luận về quá trình thực hiện
Gravity trong buổi phỏng vấn tại buổi ra mắt ở Mỹ theo khuôn khổ Liên hoan phim Telluride. Sau đây là một số phần hay nhất:
Ý tưởng cho Gravity đến từ đâu“Phim
tồn tại vì kịch bản khác mà Jonás đã viết nhằm mục đích tự đạo diễn. Nó
đem cho tôi xem và xin ý kiến đóng góp, và tôi tỏ ý muốn giúp viết kịch
bản đó. Đó là một bộ phim rất chặt chẽ chỉ với một vài nhân tố nhưng
bạn thì luôn trong trạng thái căng thẳng liên miên, nhưng trải qua cơn
căng thẳng, bạn thu xếp được nhiều thứ khác nhau và tập trung giải quyết
vấn đề. Bộ phim mà hiện tại Jonás đang thực hiện diễn ra trên một sa
mạc và chỉ có hai nhân vật, thế là chúng tôi nói về việc đặt bối cảnh
trong không gian vũ trụ bởi chúng tôi nghĩ nó sẽ cung cấp những yếu tố
ẩn dụ mà chúng tôi cần. Chúng tôi bắt đầu bàn bạc, và hầu như toàn bộ ý
tưởng ập đến vào một buổi chiều. Ý tưởng là có một nhân vật đang trôi
dần, ngày một cách xa khỏi Trái đất – nơi kết nối cô với cuộc sống và
con người. Cô sống trong bong bóng của chính mình. Chúng tôi muốn là một
bộ phim về nghịch cảnh, và kết quả có thể là sự tái sinh, hay tri thức
mới lạ.”
Đạo diễn Alfonso Cuarón (giữa) trên trường quay Gravity với Sandra Bullock (trái) và George Clooney
Về việc biến ý tưởng thành phim thực sự“Cả quá trình làm
phim là một sự tính toán nhầm, đó là lý do tại sao mất đến bốn năm rưỡi
để thực hiện. Chúng tôi cứ nghĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ. Khi tôi hoàn
thành một bộ phim, việc đầu tiên tôi làm là đưa cho Chivo – tức Emmanuel
Lubezki, nhà quay phim – thế nên tôi nói, ‘Chivo, xem này: đây là một
bộ phim nhỏ thôi, hai nhân vật, chúng tôi sẽ xong trong một năm,’ và
trong vòng bốn năm rưỡi sau đó, anh ấy vẫn luôn nhắc lại những lời tôi
nói với anh. Tôi biết trước là thể nào cũng phải có một vài hiệu ứng
hình ảnh nhưng tôi vẫn nghĩ là có đủ thiết bị thì sẽ có khả năng đạt
được. Nhưng khi chúng tôi bắt đầu thực hiện các thứ, mọi chuyện bắt đầu
rõ mồn một rằng công nghệ để làm ra bộ phim chưa hề tồn tại, chúng tôi
phải phát minh ra công nghệ đó.”
Về công nghệ đã làm nên Gravity“Vấn
đề gặp phải khi quay phim là việc kết hợp sự thiếu trọng lực vào các
chuỗi cảnh dài, mở rộng. Chúng tôi đã thứ nhiểu cách, ví dụ dùng Vomit
Comet – phi thuyền mô phỏng trạng thái không trọng lượng – nhưng không
hiệu quả. Khi dùng dây đai treo diễn viên lên, họ dễ bị mệt, thế nên bạn
chỉ có thể quay trong một khoảng thời gian ngắn, thêm nữa là bị giới
hạn vì có quá nhiều dây cáp. Đối với phần quan trọng của buổi quay, có
một khối lập phương rỗng 9x9 inch (xấp xỉ 23 cm), bên trong các mặt có
gắn màn hình LED. Trung tâm của khối lập phương này có một thiết bị cho
diễn viên, thực sự rất khó để đưa họ vào đó, rồi thiết bị này sẽ giúp
giữ thăng bằng ở các vị trí khác nhau. Diễn viên khi đó sẽ được trải
nghiệm điểm nhìn của nhân vật thông qua những hình chiếu trong các đèn
LED. Điều này quan trọng bởi bạn không thể làm cho các diễn viên như thế
này [quay vòng vòng], thế nên chúng tôi phải ít nhiều giữ yên các diễn
viên, rồi di chuyển máy quay và ánh sáng xung quanh họ. Loại đèn điện
thông thường không thể thực hiện được nên chúng tôi phải sử dụng đèn
LED, bởi ánh sáng chỉ chuyển từ màn hành đến màn hình. Khối lập phương
có một lỗ trống mà từ đó máy quay có thể nhìn thấy, còn bên ngoài có
đường ray với một rôbô - loại người ta thường dùng trong sản xuất xe hơi
– và có một máy quay đặt trên rôbô vào/ra rồi lên/xuống theo đường
ray... Nó giống như một vở ba lê công nghệ đang diễn ra vậy. Và bên
ngoài khối lập phương là hàng loạt những chuyên viên tin học làm việc
bên máy tính.”
Các cảnh khó khăn của Sandra Bullock trong phim
Về sự trắc trở khi diễn xuất trong Gravity“Mọi
sự đều gây khó nhọc cho các diễn viên, thế nên tôi rất khâm phục những
gì Sandra và George đã làm được. Một mặt là đau đớn, nhưng họ cũng phải
học cách diễn trừu tượng, bởi nhiều khi họ đang diễn mà trước mặt không
có gì – chỉ là những điểm đánh dấu. Đôi lúc, cảnh quay kéo dài nhiều
phút, họ sẽ phải ghi nhớ các điểm khác nhau với thời gian chính xác, bởi
[ánh sáng và hình ảnh] đều được lập trình sẵn rồi. Với Sandra, giống
như một nữ diễn viên ba lê diễn tập với lời nhắc trong một thời gian
dài, thế nên khi chúng tôi tiến hành ghi hình, cô ấy chỉ cần quên hết
những lời nhắc và diễn. Tôi thấy những gì cô ấy làm được thật tuyệt vời.
Cô ấy cũng rất tỉ mỉ. Đôi lần, Sandra phải diễn một đoạn độc thoại đòi
hỏi rất cao về kỹ thuật. Nhiều cảnh của cô ấy rất dài và khó, cô ấy cứ
phải thoại liên tục thế nhưng chỉ mất một lần quay duy nhất.”
Phim khởi chiếu tại Việt Nam từ 11/10/2013.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi