Chuyến lưu diễn Eras Tour toàn cầu của Taylor Swift là một trong những
sự kiện âm nhạc trong năm, thu hút số lượng khán giả kỷ lục và lên tít
báo toàn thế giới kể từ khi bắt đầu ở Glendale, Arizona, vào tháng 3.
Taylor Swift biểu diễn tại sân vận động MetLife ở New Jersey hồi
tháng 5. Các đạo diễn phim-sự kiện âm nhạc thường bao gồm một ngày tổng
duyệt để ghi lại cảnh quay người biểu diễn mà không bị nhiễu vì đám đông
khán giả
|
Nhu cầu điên cuồng đã khiến việc mua được một tấm vé trở nên cực kỳ khó
khăn, nếu không nói thực ra là không thể. Nhưng bắt đầu từ thứ sáu 13
tháng 10, các Swifties sẽ có cơ hội dễ tiếp cận hơn để xem qua biểu
tượng sống này, khi bộ phim sự kiện âm nhạc
Taylor Swift: The Eras Tour được AMC Theaters phát hành (ra rạp ở Việt Nam từ ngày 3 tháng 11 với tựa
Những kỷ nguyên của Taylor Swift) — một sự kiện xem phim được nhiều người mong đợi sẽ làm nổ tung phòng vé.
Được
quay trong ba đêm vào tháng 8 tại Sân vận động SoFi ở Inglewood,
California và do Sam Wrench đạo diễn, giống như hầu hết các phim trình
diễn âm nhạc,
The Eras Tour muốn nắm bắt chút ma thuật của
việc xem nghệ sĩ biểu diễn trực tiếp. “Điều cốt lõi mà chúng tôi cố gắng
làm là cung cấp cho khán giả đến rạp một chỗ ngồi tốt nhất trong nhà,”
John Ross, người điều phối thu âm cho
The Eras Tour và là nhân vật kỳ cựu của nhiều bộ phim hòa nhạc ăn khách khác, bao gồm
Justin Timberlake + The Tennessee Kids
của Jonathan Demme, nói qua điện thoại. “Nếu bạn đi xem một buổi hòa
nhạc và muốn chỗ ngồi cao cấp, chính là công việc của tôi, truyền tải
hình ảnh đó đầy âm thanh và hoàn cảnh.”
Một cảnh trong phim Justin Timberlake + the Tennessee Kids.
John Ross, người từng làm việc cho bộ phim đó và bộ phim mới của Taylor
Swift, nói, “Nếu bạn đi xem một buổi hòa nhạc và muốn chỗ ngồi cao cấp,
thì công việc của tôi là truyền tải hình ảnh đó đầy âm thanh và hoàn
cảnh”
|
Tuy nhiên, việc nắm bắt buổi trình diễn trực tiếp không đơn giản là bố
trí máy quay phim, micrô và ghi lại những gì diễn ra trên sân khấu. Yêu
cầu của một bộ phim vô cùng phức tạp, và việc tái tạo trung thực hình
ảnh cũng như âm thanh của một sự kiện trình diễn âm nhạc lên màn ảnh là
một quá trình gian nan vất vả cho nhà làm phim và đoàn làm phim. Đó là
một nhiệm vụ tinh tế — nhiệm vụ mà một số nhà làm phim tin rằng vốn dĩ
là thất bại.
Jonas Akerlund, đạo diễn phim và video ca nhạc, người đã thực hiện các bộ phim hòa nhạc
On the Run Tour: Beyoncé and Jay-Z Live và
Taylor Swift: The 1989 World Tour Live, cho biết: “Bản thân ý tưởng quay phim một buổi trình diễn âm nhạc đã là một ý tưởng tồi.”
Ông
giải thích: “Sẽ không bao giờ bằng trải nghiệm trực tiếp. Về cơ bản,
giống như cố gắng quay phim pháo hoa — ai cũng biết xem trực tiếp không
giống như xem trên màn hình tivi.” Tuy nhiên, Akerlund nói thêm, nếu
nhìn theo một cách khác thì phim trình diễn âm nhạc có thể có giá trị.
“Bạn có thể biến nó thành một trải nghiệm tương đương, nhưng phải là
trải nghiệm cảnh tượng hoặc trải nghiệm xinê chứ đừng cố gắng cạnh tranh
với trải nghiệm trực tiếp.”
Beyoncé và Jay-Z trong phim On the Run Tour. Đạo diễn Jonas Akerlund thừa nhận phim không bao giờ có thể sánh bằng trải nghiệm trực tiếp
|
Ông nói, bí quyết tạo nên giá trị điện ảnh là có thời gian và phương
tiện để quay như một bộ phim thực sự. Nghĩa là phải thuê tới 40 người
điều khiển máy quay; quay nhiều đêm; triển khai máy bay không người lái,
Spidercam và GoPro; và dành một ngày tổng duyệt riêng, khi nghệ sĩ biểu
diễn mà không có đám đông để quay tăng cường, chẳng hạn những cảnh quay
cận cảnh có thể không thực hiện được trong buổi trình diễn trực tiếp.
Tất cả các cảnh quay được tập hợp trong phòng biên tập “với độ chính xác
của một video ca nhạc dài bốn phút” để tạo ảo giác rằng những gì bạn
đang thấy đang diễn ra trong thời gian thực. “Tôi nghĩ là có gian lận
một chút,” Akerlund nói.
Những kiểu gian lận này là phổ biến và, theo lời các nhà làm phim, là cần thiết. Khi đạo diễn Jon M. Chu của
Crazy Rich Asians thực hiện
Justin Bieber: Never Say Never,
anh ấy quay màn trình diễn và khán giả vào những đêm riêng biệt, sau đó
biên tập ráp chúng với nhau vì, nghịch lý thay, lại khiến phản ứng của
khán giả trở nên chân thực hơn. “Tôi luôn yêu thích những bộ phim trình
diễn âm nhạc đem lại cảm giác như khán giả thực sự ở đó,” anh nói. Nhưng
vì có máy quay, thiết bị ghi âm và ánh sáng nên “khán giả không phản
ứng lớn” như trong một đêm bình thường. “Bạn cố gắng mô phỏng cảm giác
đó,” anh nói.
Để thực hiện Justin Bieber: Never Say Never (ảnh), đạo diễn
Jon M. Chu quay màn trình diễn và khán giả vào những đêm riêng biệt,
sau đó biên tập ráp chúng với nhau vì, nghịch lý thay, lại khiến phản
ứng của khán giả trở nên chân thực hơn
|
Một trong những điều đáng ngạc nhiên nhất khi làm phim sự kiện âm nhạc
là mô phỏng, thậm chí tái lập đến mức nào, thay vì có thế nào thì ghi
lại thế ấy. Không thể chỉ việc ghi âm tiếng nhạc sống trong sân vận
động: “chỉ ghi âm tại chỗ thì vô dụng.” Mà phải là, hàng chục micrô —
đôi khi hơn 100 micrô cho các địa điểm lớn hơn — ghi tiếng hát, tiếng
của các nhạc cụ và tiếng đám đông trên từng track riêng biệt, hòa âm
phối khí cẩn thận trộn chúng lại với nhau, thêm hồi âm và tiếng vang để
giả lập âm thanh của sự kiện.
Nói cách khác, âm thanh trong phòng
về cơ bản được áp dụng như một bộ lọc những âm thanh thô được ghi từ
nghệ sĩ trên sân khấu. Bộ lọc này, được gọi là phản hồi tín hiệu, lấy
ghi âm từ đị điểm thực tế, sau đó “tái tạo tổng hợp âm thanh của một
không gian thực như câu lạc bộ hoặc sân vận động,” Jake Davis, kỹ sư
phối âm chính tại SeisMic Sound, một cơ sở âm thanh ở Nashville chuyên
quay phim sự kiện trình diễn âm nhạc, nói.
“Trình diễn sân khấu, cần có mức độ kỹ xảo — có màn hình, có pháo hoa, phục trang, đủ thứ đồ nghề,” Paul Dugdale, đạo diễn của Shawn Mendes: Live in Concert (ảnh), nói
|
Những người hòa âm như Jake và cha anh, Tom Davis, sáng lập SeisMic, có
rất nhiều quyền kiểm soát âm thanh trong phim hòa nhạc, và thực hiện
điều chỉnh là một phần quan trọng trong công việc của họ. Có những điều
chỉnh là tinh chỉnh nhỏ. Một số khác giống hiệu chỉnh hơn: Họ làm cho bộ
phim hòa nhạc giống với những gì nghệ sĩ mong muốn hơn là những gì nhất
thiết đã xảy ra vào đêm nó được quay. Tom Davis nói: “Khi bạn chốt cái
gì đó vào DVD hoặc để phát trực tuyến hoặc bất cứ gì, một khi được thực
hiện xong, nó sẽ tồn tại mãi mãi. Nó không bao giờ biến mất. Vì vậy, bạn
muốn nó tốt nhất có thể.”
Người hòa âm có thể phối các phần của
một ca khúc được ghi vào một đêm này với các phần của ca khúc đó được
ghi vào đêm khác để tạo ra bản phối hay nhất. Họ có thể sửa một nốt
thăng sai trong một bản độc tấu guitar bằng cách xử lý nó trong quá
trình hậu kỳ hoặc họ có thể yêu cầu nghệ sĩ thu âm lại giọng hát yếu
trong phòng thu, chèn vào bản phối sao cho âm thanh như thể trình bày
trực tiếp. “Chúng tôi sao chép, cắt và dán, giống như bạn làm trên một
trình xử lý văn bản,” Davis nói. “Nếu có dừng một chút trong đoạn điệp
khúc đầu tiên, nhưng anh ấy hát tốt ở đoạn điệp khúc thứ hai trong cùng
một phần, chúng tôi có thể cắt và dán. Chúng tôi có thể duy tu giọng
hát. Chúng tôi có thể khắc phục chút vấn đề về cao độ hoặc uốn một nốt
nhạc một chút.”
Một buổi hòa nhạc của Swift có thể kéo dài hơn ba giờ, cho phép đạo
diễn có nhiều quyền tự quyết hơn trong cách tiếp cận bộ phim quy củ.
Ảnh: Taylor Swift: Reputation Stadium Tour
|
Mặc dù thiết bị xử lý âm thanh thu tiếng của đám đông bằng một loạt
micrô được giấu xung quanh nhà thi đấu, nhưng vẫn có thể — và thực sự là
phổ biến — phóng đại âm thanh của đám đông khán giả đó, để tăng thêm
tiếng reo hò một cách giả tạo. “Đó là một bí mật bẩn thỉu,” Davis nói.
“Nhưng tiếng của khán giả thật thì rất yếu. Không đủ. Rốt cuộc bạn phải
thêm vào, phải bơm nó lên. Có gì đó mang tính tâm lý khi nghe người khác
vui vẻ và hưởng ứng — giống như phim sitcom có tiếng cười.” Jake Davis
nói rằng cân bằng lý tưởng là “bắt đầu bằng tiếng hưởng ứng thực sự” và
sau đó đơn giản là “làm cho nó lớn hơn và rõ ràng.”
Tất nhiên,
một phần tạo nên sức hấp dẫn của biểu diễn trực tiếp, kể cả trên phim,
là ấn tượng thực tế và cảm giác thật là rất quan trọng. “Mục tiêu hòa âm
là nâng sinh khí của màn trình diễn khi nó đi xuống theo cách tốt nhất
có thể,” Jake Davis nói. “Bạn duy trì một số yếu tố thô trong khi loại
bỏ những thứ gây mất tập trung, sắc thái của một nốt sai hoặc ca sĩ hát
nền hơi lệch một chút.”
Swift tại buổi biểu diễn ở sân vận động Metlife. Hàng chục, đôi khi hàng trăm micro được đặt khắp nơi để thu âm thanh cho phim
|
Mặc dù phiên bản điện ảnh cố gắng trở nên “tốt nhất có thể trong suốt
phần còn lại của lịch sử,” ông nói, “có ranh giới mong manh giữa việc
sửa chữa một chút và làm cho nó trở nên hoàn hảo, bởi vì nó sẽ không trở
thành một phiên bản trực tiếp hoàn hảo.” Nó hơi giống như việc chỉnh
sửa một bức ảnh chân dung bằng Photoshop: xóa các khuyết điểm thì ai
cũng muốn, nhưng tô láng quá tay khiến bạn trông giả tạo.
Paul Dugdale, đạo diễn của
Shawn Mendes: Live in Concert và
Taylor Swift: Reputation Stadium Tour,
nói rằng trong khi một số chương trình trực tiếp có thể là cách tiếp
cận đạt được “tính chân thực tối đa”, thì các sự kiện nhạc pop lớn khác
lại không nhấn mạnh tính xác thực theo cách tương tự. “Trình diễn sân
khấu, cần có mức độ kỹ xảo — có màn hình, có pháo hoa, phục trang, đủ
thứ đồ nghề,” anh nói. “Với một người như Taylor, tôi nghĩ điều đó cho
phép bạn khám phá sâu hơn về góc máy và đặt khán giả vào các vị trí khác
nhau.”
“Bạn có thể tạo kết cấu giống kết cấu của buổi trình diễn trực
tiếp,” anh nói. “Có khi bạn có thể đạo diễn mạnh tay, có khi bạn hoàn
toàn có thể buông tay lái cho nghệ sĩ vẫy vùng,” Paul Dugdale nói. Ảnh: Taylor Swift: The Eras Tour
|
Dugdale chỉ ra rằng một buổi hòa nhạc của Swift có thể kéo dài hơn ba
giờ, cho phép đạo diễn có nhiều quyền tự quyết hơn trong cách tiếp cận
bộ phim quy củ. “Bạn có thể tạo kết cấu giống kết cấu của buổi trình
diễn trực tiếp,” anh nói. “Có khi bạn có thể đạo diễn mạnh tay, có khi
bạn hoàn toàn có thể buông tay lái cho nghệ sĩ vẫy vùng.”
Dù có
độ khó cao nhưng công việc dành cho các nhà làm phim, kỹ sư âm thanh
thật bạc. Đối với người xem vô tình, những bộ phim sự kiện âm nhạc hay
nhất có khác gì là buổi trình diễn âm nhạc được quay đâu — không ai thấy
quá trình làm phim cả.
“Mục tiêu là bạn không muốn mọi người
nghĩ chuyện này đã được thực hiện hoặc thay đổi hoàn toàn so với những
gì diễn ra trực tiếp,” Jake Davis nói. “Bạn chỉ muốn khán giả đắm chìm
trong trải nghiệm và chấp nhận rằng điều đó đang diễn ra trước mặt họ —
cảm giác như họ đang ở đó.”
Dù có độ khó cao nhưng công việc dành cho các nhà làm phim, kỹ sư âm
thanh thật bạc. Đối với người xem vô tình, những bộ phim sự kiện âm
nhạc hay nhất có khác gì là buổi trình diễn âm nhạc được quay đâu —
không ai thấy quá trình làm phim cả
|
Nhưng Dugdale lưu ý dù có cố gắng lên kế hoạch cho buổi ghi hình đến đâu
thì khía cạnh trình diễn sống vẫn luôn khó đoán. “Khi làm những bộ phim
này, bạn có thể chuẩn bị hết mức có thể, nhưng cuối cùng bạn phải bám
chặt theo thôi và xem sự thể ra sao.”
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times