Nổi tiếng vì đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, ngành
công nghiệp giải trí Trung Quốc cũng chứng kiến sự lột xác nhanh chóng.
Trung Quốc bị cô lập với phần còn lại của thế giới suốt 30 năm - đất
nước này không còn là ngôi sao phương Đông nữa, và ngành công nghiệp
giải trí quốc gia xuống dốc, trở thành đơn thuần là phương tiện đẩy mạnh
tuyên truyền và nghệ thuật chính trị. Không bị ảnh hưởng bởi các chính
sách bế quan tỏa cảng của Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan đã phát
triển kinh tế mạnh mẽ, và ngành giải trí của họ vươn tới tầm quốc tế
trong vài năm.
Khi ngành giải trí Trung Quốc mở cửa vào cuối thập
niên 1970 thì các ngôi sao truyền hình Hồng Kông đã thực hiện các
chuyến quảng bá vòng quanh châu Á. Qua nhiều thập kỷ, Hồng Kông được xem
là một trong những nơi có ngành giải trí thu lợi cao nhất trên thế
giới, tuy nhiên lĩnh vực giải trí của Trung Quốc đã phát triển nhanh
chóng, và sang thế kỷ 21, thị trường giải trí Trung Quốc vươn lên vị trí
lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.
(Từ trái qua, từ trên xuống) Trịnh Gia Dĩnh, Lâm Tâm Như và Lưu Khải Uy
Đây là lý do tại sao nhiều diễn viên Hồng Kông và Đài Loan đã rời quê
nhà để theo đuổi sự nghiệp với thu nhập cao hơn rất nhiều ở Đại lục.
Trả lương hậu hĩnhMột
thập kỷ trước, các diễn viên Hồng Kông tai tiếng thường bị “trục xuất”
đến Trung Quốc để họ có thể tạm thời trốn khỏi tầm ngắm của truyền thông
Hồng Kông. Mọi người đều biết thời điểm đó những ai từ bỏ sự nghiệp ở
Hồng Kông đến Đại lục bị xem là nỗi thất vọng của ngành giải trí Hồng
Kông. Đơn cử như gần đây có Tiêu Chính Nam, đã từ bỏ sự nghiệp ca hát ở
Hồng Kông sau khi anh phát biểu gây tranh cãi tại Lễ trao giải âm nhạc
JSG năm 2003, và Lưu Khải Uy thất bại giành vai diễn chính suốt thời
gian ở TVB.
Nhưng văn hóa truyền hình Trung Quốc đã thay đổi. Là
nước có ngành giải trí lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc đang ở thời
kỳ hoàng kim. Những người duy trì sự nghiệp lâu dài trong thị trường
truyền hình Trung Quốc không còn bị xem là thất bại nữa và thay vào đó
được coi là những siêu sao giàu có và thành công của lĩnh vực giải trí
Hoa ngữ. Các ngôi sao TVB đang lên hiện nay thường bày tỏ niềm hy vọng
chuyển hướng sự nghiệp đến Đại lục, nơi thật sự kiếm được đồng tiền
thực tế.
Lâm Y Thần (phải) trong phim sắp phát sóng ở Trung Quốc tháng 7/2013 Lan Lăng vương
Lấy Trịnh Gia Dĩnh của Hồng Kông làm ví dụ. Trong nhiều năm, Trịnh Gia
Dĩnh phụ thuộc vào giám chế Vương Tâm Úy giao cho anh những vai diễn
chính hấp dẫn trong các bộ phim truyền hình Hồng Kông. Chàng trai quyến
rũ bùng nổ trong phim truyền hình hoàng cung
Cung tâm kế năm 2009, đã đưa Trịnh Gia Dĩnh lọt vào mắt xanh của các nhà sản xuất phim Đại lục. Tuy nhiên,
Bộ bộ kinh tâm
năm 2011 mới thực sự là phim đưa anh trở thành ngôi sao lớn trên màn
ảnh nhỏ ở Đại lục. Thắng giải Ảnh đế truyền hình TVB cho phim
Tòa án lương tâm
vào tháng 12/2011 càng chứng tỏ vị thế ngôi sao của anh, và hiện tại
Trịnh Gia Dĩnh kiếm được ít nhất 350.000 tệ cho mỗi tập phim trong các
sản phẩm của Trung Quốc, gấp tối thiểu mười lần so với mức anh có thể
kiếm được trong một tập của một bộ phim bom tấn TVB.
Ví dụ tiêu
biểu hơn là Lưu Khải Uy, nam diễn viên đã nỗ lực nhiều năm trong ngành
công nghiệp đầy hạn chế của TVB. Sau khi chuyển hướng sự nghiệp đến
Trung Quốc vào năm 2005, Lưu Khải Uy được đẩy từ diễn viên hạng hai lên
diễn viên chính; hiện tại nam diễn viên này đóng phim tại Trung Quốc
kiếm ít nhất 350.000 tệ mỗi tập.
Thậm chí những ngôi sao Đài
Loan cũng đang chuyển hướng sự nghiệp đến Đại lục vì lương cao hơn. Ngô
Kỳ Long cũng trở thành ngôi sao lớn sau
Bộ bộ kinh tâm, và giờ
đây anh kiếm được ít nhất 500.000 tệ cho mỗi tập phim ở Trung Quốc. Ở
Đài Loan, anh chỉ nhận được 80.000 tệ theo giá thị trường cho mỗi tập
phim. Một ví dụ ấn tượng khác là diễn viên từng hai lần đoạt giải Kim
Chung Lâm Y Thần kiếm được 400.000 tệ mỗi tập phim ở Đại lục, còn trong
dự án của Đài Loan, cô nhận được thù lao cao nhất là 80.000 tệ cho mỗi
tập phim, ngang bằng với khoản tiền nhận được của Ngô Kỳ Long. Còn thù
lao cho Hoắc Kiến Hoa ở Đại lục tăng đáng kể sau khi anh đạt thành công
về mặt phê bình với vai diễn trong phim
Thiên hạ đệ nhất năm 2005. Anh hiện nhận được 350.000 tệ cho mỗi tập phim ở Đại lục, trong khi đó ở Đài Loan chỉ được trả 50.000 tệ mỗi tập.
Ngô Kỳ Long trong phim Bộ bộ kinh tâm
Trong ngành công nghiệp truyền hình độc quyền như Hồng Kông, sự nổi
tiếng của một nghệ sĩ không nhất thiết đồng nghĩa với việc tăng lương.
Sự ảnh hưởng lớn trong vai trò là nhà đài phát hành chính của nền giải
trí truyền hình Hồng Kông của TVB làm trì trệ việc trả lương cho các
nghệ sĩ của họ. Trong trường hợp này, các nghệ sĩ nổi tiếng ở châu Á như
Lâm Phong và La Gia Lương không còn sự lựa chọn nào khác là chuyển đến
Đại lục, một thị trường năng động và cạnh tranh nhiều hơn.
Môi trường đóng phim tốt hơn20
năm trước, Lâm Chí Dĩnh của Đài Loan từng than thở trải nghiệm phim
trường ở Đại lục là “khủng khiếp, vắng vẻ và khắc nghiệt”. Anh hồi tưởng
lại, “[Phim trường Hoành Điếm] là trống trải và hoang vắng, dịch vụ
khách sạn tồi tàn và giao thông tệ hại. Nhưng bây giờ tôi luôn thấy phấn
khởi khi trở lại nơi đó.”
Nữ diễn viên Đài Loan An Dĩ Hiên cũng
đồng ý với Lâm Chí Dĩnh về môi trường làm việc ở Hoành Điếm. “Lần đầu
tiên tôi đến, Hoành Điếm hoàn toàn vắng vẻ. Dàn diễn viên và đoàn làm
phim thích dùng đồ ăn sẵn hoặc ăn trưa ở nhà hơn là ăn tại các nhà hàng
trên phố. Khách sạn chúng tôi ở hay cúp điện. Đêm đầu tiên tôi đã la
toáng. Đêm thứ hai tôi cũng gào thét. Đêm thứ ba thì tôi đã quen với
bóng tối. Phim trường ở Hoành Điếm bây giờ tốt hơn nhiều. Thoải mái hơn
và ít căng thẳng.”
Lâm Chí Dĩnh (trái) và Tô Hữu Bằng trong phim Tuyệt đại song kiều
Hạn chế: “đo ni đóng giày”, kịch bản nghèo nàn, sự khác biệt về văn hóaNgành
công nghiệp truyền hình Đại lục có thể được coi là cơn sốt vàng tiếp
theo, nhưng thị trường này không thể tránh khỏi những thiếu sót. “Đo ni
đóng giày” vẫn là vấn đề lo lắng của nhiều diễn viên Hồng Kông và Đài
Loan, và vì thế, vai diễn và thảo luận sáng tạo có lẽ sẽ được dàn xếp.
Sau
14 năm, Lâm Chí Dĩnh vẫn đang nỗ lực tìm kiếm các vai diễn để thoát
khỏi cái bóng của vai Tiểu Ngư Nhi trong bộ phim truyền hình võ hiệp năm
1999
Tuyệt đại song kiều. Lâm Chí Dĩnh bày tỏ: “Nhiều kịch bản chào mời tôi sau [
Tuyệt đại song kiều],
nhưng hầu hết là phim cổ trang. Có lúc tôi bắt đầu thấy ghét công việc
của mình. Những bộ phim cổ trang với lịch trình quay phim lâu dài rất
mệt mỏi. Cũng khó khăn hơn để tôi tìm sự đột phá khác trong nghiệp diễn
của mình. Khi tôi được mời đóng phim thời Dân Quốc, tôi đồng ý ngay lập
tức. Đó không phải là phim thần tượng hay phim cổ trang, và tôi có thể
khám phá bản thân, để xem tôi có thể tìm thất một đột phá khác trong sự
nghiệp diễn xuất của mình hay không.”
Bên cạnh hạn chế về chuyên
môn, ngành truyền hình Đại lục trả lương cao cũng lôi kéo các diễn viên
Hồng Kông và Đài Loan bất chấp chất lượng kịch bản vì tiền. Sau
Bộ bộ kinh tâm,
hầu hết các bộ phim truyền Trung Quốc của Trịnh Gia Dĩnh đều bị chỉ
trích là thảm họa. Cựu diễn viên TVB Xa Thi Mạn cũng thất bại trong việc
giành được ủng hộ của giới phê bình Đại lục với sự tiếp đón khó quên
cho phim
Marry Into the Purple / Gả vào hào môn và
Justice! My Foot / Tân thẩm tử quan.
Xa Thi Mạn trong phim Gả vào hào môn
Thêm nữa, diễn viên Hồng Kông và Đài Loan buộc phải thích ứng với những
khác biệt về ngôn ngữ và văn hóa khi theo đuổi sự nghiệp ở Đại lục. Nam
diễn viên Đài Loan Mã Cảnh Đào tiết lộ mỗi khi quay phim ở Đại lục đều
có hai loại kịch bản phát cho các diễn viên trong đoàn – một loại viết
bằng chữ giản thể và một loại viết bằng chữ phồn thể. Hơn nữa, Lưu Khải
Uy đã thừa nhận là bên cạnh việc cố gắng học chữ giản thể, anh cũng phải
vật lộn học tiếng phổ thông: "Lần đầu tiên tôi đến đây, từ duy nhất mà
tôi biết nói bằng tiếng phổ thông là tên mình. Thật khó để giao tiếp với
mọi người. Tôi đã thực hành tiếng phổ thông với các thành viên trong
đoàn và buộc bản thân đọc tin tức mỗi khi có cơ hội".
Lưu Khải Uy
cho biết thêm: “Tôi cũng gặp khó khăn khi chọn món ở nhà hàng. Nếu thực
đơn không in hình món ăn mà tôi muốn, tôi sẽ cố gắng giao tiếp với bồi
bàn bằng cách dùng tay ra hiệu, hoặc vẽ nó ra giấy. Ví dụ, nếu muốn ăn
đùi gà, tôi sẽ vẽ con gà và sau đó chỉ vào đùi của mình."
Đi khám
sức khỏe thì vừa tức vừa phiền phức. Lưu Khải Uy cho biết: “Tôi đến
bệnh viện vì bệnh viêm dạ dày và cố gắng giải thích với bác sĩ là mình
bị nôn và tiêu chảy, nhưng bác sĩ lại nghĩ tôi nói với anh ta là tôi bị
nôn ra máu!”
Lưu Khải Uy (phải) trong phim Thiên sơn mộ tuyết
Vượt qua rào cảnVấn đề về sáng tạo đối với diễn viên Hồng
Kông và Đài Loan đã xảy ra ở Đại lục, nhưng với sự kiên trì và nhẫn
nại, có thể dễ dàng gạt bỏ các rào cản trên. Gần đây, ngày càng nhiều
diễn viên Hồng Kông và Đài Loan thành lập hãng phim riêng ở Đại lục, từ
đó củng cố ảnh hưởng của họ ở hậu trường tác phẩm. Hãng phim Ruby của
diễn viên Đài Loan Lâm Tâm Như đã đầu tư sáu bộ phim truyền hình kể từ
khi thành lập vào năm 2008. Hãng phim của Ngô Kỳ Long cũng là nguồn lực
sáng tạo chủ yếu đằng sau
Tân Bạch Phát ma nữ truyện năm 2012.
Những sản phẩm của họ nhận được các bình luận trái chiều nhưng các loạt
phim ăn khách đó đã đưa họ hàng nghệ sĩ có thu nhập cao nhất trong ngành
giải trí.
Lưu Khải Uy cũng gặt hái được thành công với vai trò là nhà sản xuất – tác phẩm truyền hình đầu tiên do anh sản xuất,
Thịnh hạ vãn tình thiên,
là bộ phim ăn khách số một trong nước, dẫn tới thành công về mặt phê
bình của Lưu Khải Uy trong ngành giải trí không ngừng phát triển. Trịnh
Gia Dĩnh cũng theo trào lưu làm nhà sản xuất, và bây giờ Ảnh đế Trịnh
Gia Dĩnh đang trên đường thành lập hãng phim của riêng mình.
Dịch: © Gia Khang @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Jayne Stars
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi