Thù lao mà các diễn viên Hồng Kông kiếm được ở Đại lục cao ít nhất gấp
năm lần ở Hồng Kông. Trong vòng một thập kỷ qua, vô số diễn viên TVB đã
mở rộng sự nghiệp của họ sang Đại lục với hy vọng đào được nhiều vàng
hơn. Với thù lao cao hơn và thời gian nghỉ nhiều hơn, các diễn viên TVB ở
Đại lục được đối xử ưu tiên, một trải nghiệm mà họ thường không bao giờ
nhận được khi làm việc cho các nhà đài Hồng Kông.
Nhưng “đối xử đặc biệt” này là dành riêng cho diễn viên Hồng Kông chăng?
Trong một phỏng vấn chớp nhoáng với Giản Viễn Tín, nhà sản xuất của bộ
phim truyền hình Đại lục
Tân Lạc thần, ông đã chỉ trích các diễn viên
TVB đòi hỏi cao khi làm việc ở Đại lục.
Thái Thiếu Phân trong phim Lạc thần năm 2002 của TVB bị nhà sản xuất Giản Viễn Tín chỉ trích
Giản Viễn Tín cho biết các diễn viên Hồng Kông đòi hỏi rất nhiều tiền từ
các công ty chế tác, ông nói, “Tôi muốn dùng tiền của tôi cho việc sản
xuất, chứ không phải diễn viên.” Trong giai đoạn sản xuất, diễn viên
Hồng Kông sẽ đòi ở khách sạn năm sao, vé máy bay hạng nhất, và đòi công
ty chế tác cung cấp vé máy bay cho trợ lý và quản lý của họ. “Lúc nào họ
cũng đòi trợ lý và quản lý của họ cũng ở khách sạn năm sao với họ. Giá
họ ở phòng bình thường, chúng tôi đã có thể có tiền thuê thêm bảy-tám
phòng nữa,” Giản Viễn Tín nói.
Nhà sản xuất phim người Đài Loan
này còn than phiền rằng diễn viên TVB từ chối bay các hãng hàng không từ
Trung Quốc mà muốn đặt vé riêng. “Đoàn làm phim luôn đặt vé cho cả đoàn,
nhưng các quản lý của diễn viên Hồng Kông bảo chúng tôi rằng họ sẽ
không bay bằng các hãng hàng không của Trung Quốc. Họ yêu cầu đoàn đặt
vé từ các hãng hàng không Hồng Kông.”
Mới đây, Giản Viễn Tín tiết
lộ rằng các diễn viên Hồng Kông luôn đòi công ty chế tác cung cấp xe
gắn máy và phòng vệ sinh di động khi họ quay ngoại cảnh. Ông nói, “Họ từ
chối làm việc hơn 10 tiếng đồng hồ/ngày, và thời gian đó là tính cả thời
gian cho hóa trang và giải lao dùng bữa. Thế nên chỉ còn 5 giờ một ngày
để quay phim thực sự! Ai muốn sử dụng những diễn viên như vậy? Nhưng
tôi không có quyền nói không nếu đó là điều công ty chế tác và đài
truyền hình muốn.”
Trên: Một cảnh trong phim Lạc thần năm 2002 của TVB
Dưới: Một cảnh trong phim Tân Lạc thần năm 2013 của Đại lục
Giản Viễn Tín không ngừng chỉ trích. Với bộ phim cổ trang
Tân Lạc thần,
một phiên bản chuyển thể khác nữa về nữ thần nổi tiếng Lạc Hà, ông chỉ
trích các bản chuyển thể của TVB về nữ thần sông Lạc Hà, bộ phim truyền
hình năm 2002
Where the Legend Begins / Lạc Hà, là “hàng thứ cấp và không tôn trọng lịch sử.”
TVB
đã ra thông báo đáp trả, “Chúng tôi luôn rõ ràng về việc này. Trong
nhiều phim truyền hình cổ trang của TVB, lịch sử chỉ được sử dụng để
tham khảo. Các yếu tố hư cấu luôn được đưa vào. Bộ phim
Lạc hà của TVB đã có tỷ suất người xem và lời truyền miệng rất tốt. Nếu
đó quả là một sản phẩm thứ cấp, thì phim không thể có được nhiều người
xem và hâm mộ như vậy. Chúng tôi tin rằng cộng đồng mạng thông suốt và
có con mắt tinh tường, thế nên chúng tôi sẽ không lấy làm phiền với
những nhận xét [của Giản Viễn Tín].”
Sau đó Giản Viễn Tín đã nói
rõ rằng ông “không có ý xem thường TVB” và chỉ muốn đưa ra một ý kiến.
Ông nói thêm, “Hồng Kông và Đài Loan đều không dễ làm phim lịch sử vì có
không gian hạn chế. Không có nhiều địa điểm để quay ngoại cảnh, và các
nhà làm phim buộc phải dựa vào phim trường. Điều đó làm giảm chất lượng
của xuất phẩm.”
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Jayne Stars
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi