Dory, phải, sẽ là nhân vật chính trong Finding Dory, phần tiếp theo của Finding Nemo [Ảnh: Disney Pixar]
Đây là nhiệm vụ cho loạt phim
Finding Nemo, điều gì khiến cho phần kế tiếp
Finding Dory
mới vừa được công bố — sẽ là chương kế tiếp cho Pixar lại chỉ là việc
xào lại một phim hài năm 2003? Hay là chuyến phiêu lưu mới nhất này sẽ
đào sâu hơn nữa vào một đề tài thú vị nhất đã được giới thiệu trong
Finding Nemo: suy giảm thần kinh?
Thiết kế cốt chuyện hời hợt của
Finding Nemo
có khả năng sản sinh ra từ những chủ đề hài hước trên hành trình từ
thời Bob Hope và Bing Crosby, nhưng hành trình dưới biển lắng nghe một
tác phẩm nặng hơn, gần đây hơn bước vào thể loại này:
Rain Man.
Khi ông bố Marlin (Albert Brooks) bồn chồn lo lắng bắt đầu kết bạn với
Dory cô độc đồng bóng (Ellen DeGeneres) trên hành trình bôn ba khắp thế
giới tìm con trai bị mất tích, chúng ta được chuyển qua chuyến đi vất vả
của Charlie và Raymond Babbitt (Tom Cruise và Dustin Hoffman) trong bộ
phim đoạt giải Oscar của Barry Levenson. Charlie ích kỷ kết đôi với ông
anh Ray bị ghẻ lạnh, một người mắc chứng tự kỷ, không phải vì sự cảm
thông hay tình anh em mà để chiếm thêm tài sản của bố để lại. Trên đường
đi, bệnh tật của Ray tạo ra vô số trở ngại (anh không đi máy bay được,
không ra ngoài trời khi mưa, không được chạm vào người anh ta) và cơ hội
(tài đếm nhanh của anh cho hai người rất nhiều lợi thế trên sòng bài)
và Charlie cũng vậy vì chuyến đi của họ đưa họ đến những nơi xa lạ (nhà
nghỉ hẻo lánh, phòng khám của bác sĩ, sòng bài ở Las Vegas) và những
tình huống đủ kiểu từ khôi hài đến cộng hưởng cảm xúc.
Với Marlin và Dory, bài ca tương tự: Marlin độc quyền khả năng đọc tiếng
Anh của con người độc đáo của Dory (và nói được đôi chút tiếng cá voi,
như cô nàng ba hoa) khi cả hai băng qua vùng biển cá mập, sứa, rùa biển,
và một bầy cá của John Ratzenberger, qua những khoảnh khắc khóc cười
trên suốt hành trình. Nhưng ngoài những giá trị tương tự bề mặt, mối
quan hệ giữa Marlin và Dory gợi nhớ anh em nhà Babbitt. Marlin nóng nảy
bất lực với tình trạng tâm thần của Dory. Trở ngại lớn nhất suốt dọc
đường cho cặp đôi này là chứng mất trì nhớ ngắn hạn của Dory, không phải
chỉ là một nhân vật kỳ quặc trong
Finding Nemo mà là một sự
rối loạn ngăn cản cô sống một cách độc lập (khi bị Marlin bỏ rơi lúc sắp
hết phim, sự lo lắng của Dory trở thành rối loạn và chiếm lấy bộ nhớ
của cô, khiến cô quên hết toàn bộ nhiệm vụ).
Cùng với việc tha
thứ và chấp nhận Marlin, tổn thương của Dory được dịu bớt và ký ức của
cô được phục hồi. Nhưng chúng ta không hình dung rằng
Finding Dory
sẽ loại bỏ hoàn toàn nét tính cách đã định hình nhân vật được người ta
hâm mộ của DeGeneres trong phần phim đầu. Thay vì thế, điều họ nên làm
là thực sự giải quyết vấn đề này, đào sâu vào một câu chuyện đa diện,
cảm xúc và trí tuệ về việc sống với (và sống cùng ai đó đang sống với)
suy giảm thần kinh. Có vẻ là một chuyến phiêu lưu ngớ ngẩn đối với một
phim Pixar, có lẽ vậy, nhưng hãy nghĩ đến loạt phim
Toy Story
mà xem: một bộ ba phim mở rộng từ "Nếu đồ chơi sống dậy khi chúng ta rời
khỏi phòng thì sao?" đến một ngụ ngôn sâu sắc về bản năng sinh tồn, mất
mát, và bản sắc.
Finding Dory có cơ hội để dựa trên những ý tưởng giản đơn đã làm cho
Nemo thành
một phim hấp dẫn — biến các nhân vật trở nên đáng giá trong những phần
tiếp sau, chúng ta sẽ phải chứng kiến một sự khảo sát sâu hơn về động cơ
của họ. Marlin bị bất an về sự an toàn, Nemo bị tật về thể chất, và
Dory (như cái tựa đã nói, là nhân vật trung tâm trong bộ phim mới này)
bị suy giảm thần kinh. Và chứng bệnh này xứng đáng được đối xử làm trung
tâm của mọi sự rối rắm.
Vì sự suy giảm thần kinh là một đề tài quan trọng đến mức Hollywood đề cập đến hết lần này đến lần khác,
Finding Dory có thể học hỏi từ những kiệt tác đã có. Ngoài
Rain Man,
chúng ta có một số phim được công chúng và giới phê bình ưa thích có
thể cung cấp ví dụ về cách miêu tả hành trình của những người mắc chứng
suy giảm thần kinh một cách cảm động và sâu sắc. Trong số những phim này
có những phim thúc đẩy phá tan kỳ vọng của xã hội về nhân vật nổi bật —
không mấy ai tin nhân vật có tên làm tựa phim
Forrest Gump lúc
đầu phim, nhưng nhân vật điện ảnh đáng nhớ nhất của Tom Hanks cứ thâm
nhập dần vào gần như mọi sự kiện lớn trong lịch sử nước Mỹ.
Radio cũng
vậy, ở quy mô nhỏ hơn: Cuba Gooding, Jr. khắc họa một thanh niên khiếm
khuyết về thần kinh mà tinh thần của anh đã đưa một đội bóng tỉnh lẻ đến
sự hòa hợp và xuất sắc.
Những hạn chế của Dory không ngăn cản cô đạt được thành công trong
Nemo, nhưng một lần nữa chúng ta không thấy sự mở rộng dành cho cô. Theo dấu chân của những thiên hùng ca như
Forrest Gump và
Radio,
Finding Dory
có thể tìm cách tương tự để ghi chép khả năng kỳ diệu của những nạn
nhân chứng mất trí nhớ: có lẽ sự kiên cường vì cuộc sống sẽ mạnh hơn
khiếm khuyết của cô trong câu chuyện của phần tiếp theo, đưa Dory thành
thương hiệu được quảng bá một cách tự trọng bởi các phim của Hanks và
Gooding.
Tất nhiên, có rất nhiều chứng bệnh thần kinh "quái chiêu" trên phim gần đây:
I Am Sam năm
2001 có thể khiến người xem yêu mến nhân vật của Sean Penn và mời họ
thấu hiểu thêm sự phức tạp trong tình trạng của anh theo một cách không
đoán trước được, bộ phim không đưa ra một câu chuyện cổ tích kết thúc
như nhiều người mong đợi, hay hy vọng. Có thể không có khả năng
Finding Dory có ý định làm theo kiểu hiện thực u ám hơn, nhưng không phải là không hợp lý.
Toy Story 3,
Up, và
Wall-E được xếp loại là ba phim hạng nặng, tăm tối, tuyệt vời. Theo dòng dõi này — và mượn tinh thần của
I Am Sam, của
Rain Man, của
Flowers for Algernon chuyển thể điện ảnh thành phim
Charly — chúng ta có thể trông đợi
Finding Dory
thực sự đặt những giới hạn xứng đáng cho Dory. Cô sẽ không bao giờ có
thể tự sống một mình hay thậm chí nhớ chuyện gì xảy ra trước đó, đây là
một tình trạng u ám. Có lẽ cho một nhân vật được yêu mến đến thế, một
câu chuyện hiện thực như vậy là điều xứng đáng với người hâm mộ chăng?
Chúng ta vẫn chưa biết
Finding Dory có gì. Có lẽ chúng ta sẽ
chỉ thấy mình ở trong một chuyến đi biển đầy ắp tiếng cười và tiếng khóc
thút thít khác. Nhưng có lẽ chúng ta sẽ xem một nghiên cứu thật sự vào
cuộc đấu tranh nội tâm của nhân vật của DeGeneres — đó là cách mà bộ
phim này có thể thực sự làm nên điều kỳ diệu; Pixar làm tốt nhất khi
Pixar lặn sâu nhất.
Dịch: © Hoàng Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Hollywood.com
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi