Nhân vật & Sự kiện

Phải chăng Pixar có vấn đề về rập khuôn?

13/07/2012

Theo nhiều phương diện, việc tung ra Brave đem lại cảm giác như thể đây chính xác là điều người hâm mộ khao khát bao lâu nay.

Tin tức liên quan:

Pixar và DreamWorks - Cuộc đối đầu hoạt hình của Hollywood
Pixar: 25 điều bạn (chắc) chưa biết về hãng phim hoạt hình này
22 mẹo kể chuyện dành cho biên kịch từ một họa sĩ Pixar
Disney và Pixar hoán đổi bản sắc?
Năm điều từ chuyến tham quan đại bản doanh Pixar
Phải chăng Pixar có vấn đề về rập khuôn?
10 khoảnh khắc ly kỳ nhất trong các bộ phim của Pixar
Những khoảnh khắc phim thiếu nhi hãi hùng nhất gọi tên Pixar
PIXAR 25 tuổi
Hết lòng với hoạt hình theo phong cách Pixar
Pixar đang hướng đến đâu?

Theo sau hai phim mở rộng những thế giới quen thuộc — Toy Story 3 năm 2010 và Cars 2 năm 2011 — đây là cơ hội đầu tiên để một hãng phim vốn nổi tiếng có những nhân vật độc đáo này đưa ra một dàn nhân vật mới toanh kể từ sau Up của 2009 và cũng là lần đầu tiên phim Pixar có nhân vật nữ chính. Thế tại sao, chính xác là, Brave khiến tác giả bài viết này băn khoăn đến vậy?

Brave lấy bối cảnh Scotland thời cổ với những cuộc thi thố để giành lấy trái tim người đẹp, ông bố ngờ nghệch mà thương con và, tất nhiên, những phép thuật đem lại hậu quả khôn lường.

Lần đầu tiên xem trailer Brave, tác giả thấy mình sửng cồ với những gì xem được; từ trong thâm tâm lên tiếng oán trách rằng bộ phim này thể hiện một Scotland lãng mạn hóa chưa bao giờ tồn tại, một Scotland được nhào nặn hết sức rập khuôn. “Pixar lẽ ra phải biết chứ,” tiếng lòng của tác giả tiếp tục gào thét. “Chẳng lẽ toàn bộ cách làm của họ là phá vỡ sự rập khuôn để rồi sáng tạo ra những nhân vật tròn trịa?” Ngay sau suy nghĩ đó, tác giả nhớ Ratatouille đã lý tưởng hóa bối cảnh Paris, trung thành với sự thật như Disneyland, còn Cars 2 đáng tiếc sáo mòn về ô tô. Pixar đã làm như vậy bao năm nay rồi, vậy mà tác giả thậm chí không nhận ra.

Nếu nói rằng phim Pixar chẳng có gì ngoài sức hấp dẫn phổ quát và tư duy đi trước trong xuất phẩm của họ thì có vẻ kỳ cục. Hai phần đầu của Toy StoryMonsters Inc., những phim được cho là làm nên danh tiếng cho Pixar và đứng vững chãi trong cái ngành nghề tìm cách thoát khỏi sự rập khuôn. Những phim này dạy chúng ta rằng cao bồi có thể nhát gan, phi hành gia được cho là ngốc hơn là khoác lác, và quái vật dưới gầm giường chỉ làm công việc của chúng thôi mà (và cũng dễ thương phết khi bạn hiểu chúng). Ba phim này — cùng với Finding Nemo tiếp sau đó — làm nên thương hiệu Pixar, và vì thế không có gì ngạc nhiên khi chúng ta đi đến chỗ kỳ vọng mức độ cao hơn nào đó về lòng khoan dung và sự thấu hiểu từ mọi thứ đến từ vườn ươm nghệ thuật biểu diễn của họ.

Nhân vật Frozone trong The Incredibles có người vợ da đen hấp dẫn dù không thấy rõ trên phim

Tuy nhiên, khi Pixar phát triển thì số lượng chỉ trích mà họ phải đối mặt vì quay lại với văn hóa rập khuôn không được chào đón ở những phim gần đây cũng tăng lên. Ví dụ, The Incredibles dấy lên những lời phàn nàn không chỉ về việc nhân vật Frozone hoàn thành vai trò “cứu rỗi hài u tối” hơi bị quá tốt, mà còn vì sự hiện diện của nhân vật người vợ siêu phàm bị phê phán là đầy tràn sáo rỗng về phụ nữ da đen hấp dẫn mặc dù không thực sự được nhìn thấy trên phim. Những hoài nghi tương tự về phân biệt chủng tộc nổi lên với Cars 2 (cho rằng việc sử dụng răng trong thiết kế nhân vật của bộ phim này chịu ảnh hưởng bởi mô-típ phân biệt chủng tộc). Toy Story 3 bị kết tội cả về phân biệt giới tính lẫn kỳ thị đồng tính trong việc thể hiện Barbie và Ken (“Kết hợp một người đồng tính với một người ghét đàn bà, trò đùa về Ken ám chỉ rằng điều tồi tệ nhất với một cậu con trai có thể hoặc là một đứa con gái hoặc là một người đồng tính,” bị đả kích kịch liệt trên tạp chí Ms.). Wall-E nhận những bình luận tương tự về ám ảnh giới tính thể hiện trong nhiệm vụ được giao cho rôbô “nam” và rôbô “nữ”.

Những chỉ trích này càng khắc nghiệt hơn cái ý niệm cho rằng Brave Ratatouille thể hiện ý tưởng lỗi thời, phi thực tế về bối cảnh; suy cho cùng, cái tội đó có dây mơ rễ má lâu dài xuyên suốt thể loại hoạt hình và cách kể chuyện nói chung, nhất là những câu chuyện cổ tích lấy bối cảnh thôn dã nào đó. Và cho đến giờ, có lẽ là ngẫu nhiên tốt lành nên ngay cả những ví dụ về kỳ thị chủng tộc và giới tính trong Cars 2, The IncrediblesToy Story 3 được cảm nhận một cách tương đối… nếu không nói chính xác là vô hại. Có lẽ đây là sức mạnh của thương hiệu đáng tin cậy Pixar, nhưng ai thực sự tin rằng có ý đồ kỳ thị thực sự đằng sau biểu hiện khó hiểu của Ken, hoặc thiết kế răng hô hở hoác trong Cars 2 nói lên không gì khác hơn là nỗ lực tạo cho chiếc xe một tính cách khác biệt thấy rõ? Bất chấp chứng cứ này, vẫn có một sức quyến rũ để tin rằng những biểu hiện của một sự rập khuôn như thế là vô tình, phần nào đó, rằng các họa sĩ hoạt hình và biên kịch ở Pixar không “cố ý”.

Con người trở nên béo phì trên phi thuyền Axiom

Cái câu bào chữa “chỉ là sự trùng hợp vô tình!” trở nên quá là không đáng tin khi câu chuyện cứ xoay quanh sự rập khuôn. Lấy ví dụ, thể hiện sự béo phì trong Wall-E, có gì đó mà tạp chí Slate đã phản ứng khi phim này ra mắt năm 2008: “Wall-E là một phim có tính cách tân và hình ảnh ngoạn mục, nhưng ‘sự châm biếm’ mà phim này vẽ ra thật là cách nghĩ giản đơn,” Daniel Engber viết. “Phim đưa ra phép tương tự giữa béo phì với thảm họa môi trường, đẩy đến ý niệm rằng văn hóa phương Tây bệnh hoạn cả con người lẫn hành tinh với cùng một chứng bệnh vì giàu có… Nhưng ẩn dụ này chỉ hiệu quả nếu bạn tin vào những huyền thoại tương tự về quá cân: Con người nhu nhược, lười nhác và ngu ngốc. Chắc chắn, đó là cách Pixar miêu tả tương lai của nhân loại.” Sự củng cố cho kiểu rập khuôn đó không thể được phẩy tay cho qua bằng sự trùng hợp vô tình; đây là thứ cần thiết cho sự phát triển kịch bản.

(Một số người nghĩ rằng Pixar có vấn đề với việc thể hiện sự béo phì nói chung; trong bài báo trên tờ Children’s Literature Association Quarterly có tựa đề "Fat and the Land: Size Stereotyping in Pixar’s Up" (tạm dịch: Béo phì và xứ sở: Kích cỡ rập khuôn trong phim Up của Pixar), Kate Flynn lập luận rằng bộ phim Up năm 2009 đi theo một xu hướng tương tự như Wall-E, nhưng ở mức độ nhỏ hơn. Cô giải thích, “Nhân vật Russell vẫn cộng hưởng một cách thể hiện có vấn đề kéo dài về ‘cậu bé béo phì’. Hãy nghiên cứu khẳng định của Pixar rằng hình dáng là ‘cốt cách của nhân vật’. Nhân vật Ellie được vẽ với vóc dáng "mình dây". Trong thời lượng ngắn ngủi của nhân vật này trên màn ảnh, Ellie khởi xướng mọi hoạt động với Carl. Kịch bản nói rằng cô rất năng động: cô ‘lái tàu’, ‘đứng dạng chân’, và lập đi lập lại từ ‘thề đi’ ở những nơi bất ngờ. Ngược lại, khi lần đầu tiên Carl xuất hiện lúc còn là cậu bé, mặt mũi, thân hình tròn ủng. Trong khi hành động của Ellie bất thần và bất ngờ thì Carl lật bật vất vả.”)

Carl và Ellie khi còn là những cô cậu bé trong Up

Monsters Inc.Toy Story không chừng còn đặt chuẩn quá cao về phương diện sở thích của Pixar, hay thậm chí là nhận thức về, sự rập khuôn. Đúng vậy, các phim này hả hê cấu véo kỳ vọng về nhân vật dựa trên những chuẩn mực văn hóa và ngoại hình, mà trong từng phim, đó là cốt lõi của toàn bộ câu chuyện. Không có “Nếu quái vật không là quái vật thì sao?” thì không có Monsters, Inc.; tương tự, không có Woody đối lập với những gì bạn trông đợi từ một gã cao bồi, thì Toy Story sẽ thành… ờ, Small Soldiers. Tác giả không biết liệu Pixar thực ra có sở thích nào trong việc liên tục chống lại những tư tưởng đang thịnh hành trong nền văn hóa đại chúng và xã hội nói chung hay không. Tác giả hồ nghi rằng công ty này muốn làm cả hai: cách tân vừa đủ để có sản phẩm vĩ đại tiếp theo, nhưng không quá đáng đến mức bị xa lánh vì thiếu những điều quen thuộc với khán giả mục tiêu. Nhưng ở trung tâm mọi việc hãng phim này làm là vấn đề về liệu câu chuyện có được phục vụ tốt nhất bởi hành động đang được nói đến này không. “Câu chuyện là tất cả” là một khẩu hiệu phi chính thức của Pixar — không chỉ được nhắc đi nhắc lại trong các cuộc phỏng vấn với nhân viên của Pixar mà còn là kim chỉ nam theo đúng nghĩa đen trong toàn bộ văn phòng đóng tại Emeryville, California của hãng này — nhưng, cũng như “Pixar Story Rules” cho thấy, không có gì ở đó cho thấy có nhu cầu phá vỡ bất cứ thông lệ nào khác hơn là lối kể chuyện đoán trước được.

Phim của Pixar không ngừng hoài niệm, chật vật với việc có nên xáo trộn và phủ định hay cứ toàn tâm bám chặt điều này. Về phía khả năng đầu, bạn có Monsters, Inc., Ratatouille và các phim Toy Story, tất cả đều xoay quanh ý niệm rằng nhân vật phải vượt lên trên những kinh nghiệm. Còn ở cực đối lập, The IncrediblesCars đều quay lại với “những giá trị truyền thống”. Wall-E cũng làm điều tương tự, ngoại trừ những ý niệm như “đừng ăn quá nhiều và hãy nghĩ tới việc luyện tập”. Carl trong Up tìm lại được niềm vui sống và phiêu lưu mà ông đã đánh mất sau khi vợ qua đời, điều này giống như nhân vật Marlin trong Finding Nemo.

Carl và Marlin tìm lại niềm vui sống và phiêu lưu đánh mất sau khi vợ qua đời

The Incredibles thực sự là một ví dụ hay cho nỗi lo về sự rập khuôn. Hãy xét một cách khách quan, dường như đây là một phim bảo thủ một cách đáng ngạc nhiên trong câu chuyện kể và chủ đề chung; không những phim này dạy chúng ta rằng, này, mọi người không có gì đặc biệt, chỉ có con người này đặc biệt, nhưng những nhân vật nữ trong phim có tính cách truyền thống một cách đáng buồn. Mặc dù Bob thu hồi được đôi găng tay siêu nhân và Dash hiểu rằng đôi khi bạn phải lùi lại để cho con người nhỏ mọn đó cảm thấy yên chí về bản thân họ, Helen băn khoăn về tính bền vững của gia đình còn Violet lại có đủ tự tin để đảm bảo rằng có có thể mặc quần áo sặc sỡ hơn — sơ mi màu hồng, tất nhiên, vì cô là con gái — và nói chuyện với trai đẹp ở trường. Phim này hớn hở đề cao những giá trị gia đình rập khuôn theo một cách xem ra đáng báo động, nhưng hiệu quả. The Incredibles không phải là câu chuyện về sự tiến hóa hay thay đổi, mà các nhân vật sống đúng với mình và tái khám phá sức mạnh mà điều đó mang lại. Suy cho cùng, siêu nhân ủng hộ duy trì hiện trạng.

Thật rối rắm và đi ngược lại với quá khứ của họ — có lúc đã chỉ ra rằng quan điểm sai lầm đang quay lại khi, thỉnh thoảng ước gì mọi việc vẫn như cũ — không nghi ngờ gì nữa sẽ thấm nhuần và làm đảo lộn cả Pixar lẫn những nhà phê bình hãng phim này trong những năm sắp tới. Cũng như phim của Pixar có thể huých vào những ý tưởng quen thuộc và lỗi thời mà xã hội đấu tranh để thay đổi, hãng này sẽ bám lấy những ý tưởng khác — có khi vô tình, có khi hoàn toàn chủ ý — nếu phục vụ được bất kỳ kịch bản nào có trong tay. Đôi khi, Pixar sẽ cố làm cả hai việc cùng lúc: Hãy xem Brave với vai nữ chính vượt lên những khuôn sáo về nàng công chúa thụ động, e lệ. Chung cuộc, quan hệ của Pixar với sự râp khuôn văn hóa là phức tạp và đa chiều như phim của họ… có thể có và cũng có thể không làm cho những thứ như thế này dễ nuốt:



Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Time


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi