Hỏng rồi.
Sau chừng 50 vụ giết người đẫm máu, bao gồm cả một nô lệ bị xé xác bởi
một bầy chó dữ, một gã võ sĩ bị đánh bằng búa cho đến chết, ba người đàn
ông bị bắn vào bộ phận sinh dục và để mặc trong đau đớn trước khi bị
hành hình và hai cuộc thảm sát bằng súng máu văng tung tóe,
sơn-tường-màu-đỏ trong một tòa nhà, vậy mà dòng đầu tiên của phần ghi
nhận ở cuối phim của bộ phim
Django Unchained ghi rằng: “Không một con ngựa nào bị ngược đãi trong quá trình làm bộ phim này.”
Động
vật luôn được đặt lên hàng đầu trong các nguyên tắc của Hollywood, ngay
trước các vấn đề về môi trường và trẻ mồ côi từ các quốc gia thuộc Thế
giới thứ ba.
Jamie Foxx trong vai một nô lệ tự do bôn ba súng đạn khắp miền Nam và miền Tây nước Mỹ
trong bộ phim siêu bạo lực của Quentin Tarantino [Ảnh: Weinstein Company]
Vậy còn bạo lực súng ống Mỹ thì sao?
Không phải vấn đề của họ.
Thiếu niên chết trên những con đường thành phố?
Hãy quy tránh nhiệm cho NRA. (Hiệp hội quản lý súng Hoa Kỳ).
Còn vụ Newtown?
Sau đây là cách mà đạo diễn Quentin Tarantino của
Django đánh lạc hướng vấn đề trong một của phỏng vấn với NPR.
“Tôi
nghĩ rằng đó là sự thiếu tôn trọng đối với ký ức của họ, thật sự, ký ức
về những người đã chết, khi nói về những bộ phim… Vì rõ ràng, vấn đề
nằm ở việc quản lý súng và sức khỏe tâm thần.”
Không phải do
phim, không bao giờ là vì những bộ phim. Đó là lời lẽ của Hollywood. Tất
cả sự giết chóc đó, hầu hết đều không có hậu quả nào – không có bắt
giữ, không có những góa phụ đau buồn – chỉ là giải trí mà thôi.
Tất nhiên, có chỗ dành cho bạo lực –
Saving Private Ryan và
Lincoln
cho thấy sự kinh hoàng của chiến tranh. Nhưng vấn đề ở đây không phải
là bạo lực có chủ đích. Vấn đề ở đây là bạo lực như một trò giải trí,
kiểu mà Tarantino gọi là “cho vui”.
Mặc dù mối liên hệ giữa việc xem bạo
lực với hành động bạo lực vẫn đang được nghiên cứu và tranh luận một
cách khoa học, “toàn bộ lập luận “chúng ta chính là những gì chúng ta
xem” trở nên phức tạp hơn rất nhiều,” theo lời Robert J. Thompson, vị
đạo diễn đã sáng lập Trung tâm Bleier về Truyền hình và Văn hóa đại
chúng tại Đại học Syracuse.
“Chắc chắn rằng có những khía cạnh
nguyên nhân-và-ảnh hưởng trong văn hóa đại chúng,” ông nói, dẫn ra
những thứ như kiểu tóc và thời trang chính là sản phẩm ăn theo các
chương trình truyền hình và phim ảnh. “Nhưng ở những thứ mang tính nền
tảng như hành vi tình dục cá nhân hay bạo lực, rất khó gán mối liên hệ
trực tiếp đó. Và khi chúng ta có thấy liên hệ đi nữa, đó là một tỷ lệ
rất rất rất nhỏ những người thật sự bị ảnh hưởng theo cách như vậy.”
Một cảnh xác người la liệt, súng ống bủa vây trong phim Django Unchained
Nhưng Timothy M. Gray, tổng biên tập của
Variety, đưa ra luận điểm quan trọng sau.
“Chắc
chắn làm vậy không thể giúp gì được. Lỗi không hoàn toàn ở Hollywood,
nhưng cũng không phải không đáng trách,” ông nói. “Đó là sự lan tràn mà
chúng ta nên quan ngại. Bạn có thể thấy 28 vụ nổ giết hàng tá người chỉ
trong 7 phút trailer phim. Nếu bạn cố đếm thử số lượng các hành động sát
nhân và hành hạ dã man, 24 giờ 7 ngày trên 500 kênh truyền hình, bạn không thể nào làm xuể.”
Tháng trước
Variety đã xuất bản một số đặc biệt về vấn đề bạo lực và giải trí, và bài xã luận chính của Gray kêu gọi Hollywood phải hành động.
“Hãy nghĩ về mọi từ ngữ và hành động và liệu chúng có làm hạ thấp giá trị cuộc sống con người hay không,” ông viết.
“Khi được hỏi về bạo lực hay những nội dung làm mất phẩm giá, một vài
người ở Hollywood nhún vai, “Đó là những gì khán giả muốn”. Nhưng có một
giới hạn rõ ràng giữa việc mua vui cho khán giả và cố thỏa mãn bản năng
của họ.
Không cần phải thắc mắc gì nhiều về những lớp vỏ bạo lực. “Bộ phim
A Good Day to Die Hard vừa trở thành cỗ máy kiếm tiền lớn cách đây mấy tuần, và một vài tuần trước nữa, hai bộ phim có doanh thu cao nhất ở Mỹ là
Texas Chainsaw 3D và
Django.
Đó là những món tiền dễ kiếm. Là một sự lười biếng sáng tạo.
Áp phích đáng sợ của phim Texas Chainsaw 3D
Biên kịch Callie Khouri, người đã đoạt giải Oscar với phim
Thelma và Louise, viết trên tờ
Variety rằng
“Tôi nghĩ rằng đó là sự giải trí dễ dãi. Viết một câu chuyện không có
súng hoặc không giết người hoặc không có những trò bạo lực, khó hơn rất
nhiều so với viết một câu chuyện có những thứ đó.”
Chỉ là lời đầu môi?Đây
mới là đạo đức giả chính hiệu. Hollywood thường tự hào về chủ nghĩa
tích cực của họ, và có một truyền thống sản xuất những cỗ máy kiếm tiền
kể về sự bất công và lòng khoan dung, từ
To Kill a Mockingbird cho đến
Brokeback Mountain.
Đêm
trao giải Oscar, một dịp kỷ niệm vị thế được kính trọng của Hollwood
trong văn hóa của chúng ta. Với hàng triệu người theo dõi, liệu có một
người dẫn chương trình hay khách mời nào dám thử kêu gọi những đồng
nghiệp – và khán giả – giảm thiểu những cảnh bạo lực chẳng kể số gì ai
trên phim ảnh không?
Chắc chắn là không. Nền công nghiệp này vẫn
tự xem mình là kẻ tạo ra trào lưu, kẻ dẫn đầu trong việc đưa những
căn bệnh xã hội ra ánh sáng. Sau vụ Newtown, một tập hợp những ngôi sao
phòng vé, bao gồm Jamie Foxx (trong vai Django), Jeremy Renner (
The Bourne Legacy), và Jessica Alba (
Machete), đã ra một công bố phục vụ cộng đồng được gọi là “Yêu cầu một kế hoạch” (Demand a Plan).
Nó
không kéo dài lâu khi những người dùng Youtube đã sử dụng các ứng dụng
chèn vào cảnh từ những bộ phim bạo lực của các ngôi sao đó. Hãy tra
Google từ khóa “Demand a Plan hypocrites” [tạm dịch "Những trò đạo đức
giả Yêu cầu một kế hoạch"] rồi chọn mà xem.
Đạo diễn Tarantino, cũng thế, khoác lác về trách nhiệm xã hội của ông là phải bóc trần sự kinh hoàng của chủ nghĩa nô lệ trong
Django, trong cuộc phỏng vấn với nhà báo người Anh Krishnan Guru-Murthy.
“Tôi
chịu trách nhiệm trước con người để nói về chủ nghĩa nô lệ ở Mỹ theo
cách người ta chưa từng nói 30 năm nay,” ông nói. Người Mỹ chưa bao giờ
đối mặt “với những khía cạnh của Cuộc tàn sát Do Thái, trại tập trung
Auschawitz trong việc buôn bán nô lệ. Phim của tôi giải quyết những điều
đó.”
Nhưng khi Guru-Murthy hỏi ông về tác động của bạc lực, Tarantino nói, “Tôi từ chối trả lời câu hỏi đó.”
Được hỏi về trách nhiệm xã hội, ông nói, “Tôi không có bất kỳ trách nhiệm nào phải giải thích bất kỳ điều gì tôi không muốn.”
Nhưng
khi đề cập đến bạo lực bằng đồ họa, ông nói với cùng người phỏng vấn,
“Đó chỉ là tưởng tượng, không phải đời thật,” và có lúc ông gọi bạo
lực đó là “cho vui”.
Cho vui.
Quên mauGray
nói sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9, ông chờ đợi sự nhạy cảm
lớn hơn đối với những cảnh giết chóc hàng loạt trong phim hành động.
Nhưng “chỉ trong một năm, chúng ta trở về nguyên trạng.”
Đạn vẫn bắn xối xả trong Gangster Squad
Trong bộ phim về Batman mới nhất,
The Dark Knight Rises, cầu
Williamsburg, Manhattan và Brooklyn bị thổi bay, giết chết hàng ngàn
người, trên một phông nền từng là Trung tâm Thương mại Thế giới.
Nếu
đó là những thứ chỉ để giải trí, nếu ký ức của chúng ta ngắn hạn
đến thế và sự nhạy cảm của chúng ta đui cùn đến thế, vậy thì, hỏng rồi.
Nói công bằng thì, đôi lúc Hollywood cũng thể hiện họ có lương tâm.
Trailer của phim
Gangster Squad
cho thấy cuộc thảm sát bằng súng tiểu liên tại rạp hát đã bị rút lại
sau khi James Holmes, hóa trang như nhân vật Joker, giết 12 người và làm
bị thương 58 người khác trong buổi chiếu ra mắt
The Dark Knight Rises ở Aurona, Colorado, mùa hè năm ngoái. Cảnh này sau đó đã bị cắt bỏ khỏi phim khi phát hành.
Tài tử Tom Cruise đã hủy chuyến đi quảng bá
Jack Reacher sau vụ Newtown, và vài cảnh bắn giết hàng loạt đã được cắt khỏi phim.
Nhưng hai ngày sau vụ Newtown, Tarantino và Foxx tiếp tục đến chặng dừng quảng bá tiếp theo cho phim
Django ở thành phố New York, chỉ cách nơi đặt những ngôi mộ của 20 đứa trẻ 80 dặm. Và ngày phát hành không bị hoãn lại.
Bộ
phim công chiếu vào ngày Giáng sinh – mà, vào năm ngoái, là ngày khóc
thương và cầu nguyện cho hòa bình ở nước Mỹ — như đã được lên lịch.
Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi