Bình luận phim

I Saw the Devil

22/03/2011

Báo thù phải đẫm máu. Đây có vẻ là thông điệp mà nhà làm phim Kim Jee Woon muốn chúng ta thu nhặt được từ bạo lực đến sững người trong I Saw the Devil.

Phần bạo lực chắc chắn là hàng lít máu, các phần thân thể, tội phạm tình dục và làm què quặt có chủ ý. Dao và các vũ khí tự phát hoàn chỉnh công thức máu me của món trứng được đánh phồng lên bởi các ngôi sao Choi Min Sik (từng tham gia Oldboy) và Lee Byung Hyun (từng tham gia The Good, the Bad, the Weird) trong tác phẩm ly kỳ báo thù mèo vờn chuột này.

I Saw the Devil

Nàng hôn thê trẻ tuổi xinh đẹp của Soo Hyun (Lee Byung Hyun thủ vai) bị tên giết người hàng loạt Kyung Chui (Choi Min Sik thủ vai) giết và băm ra, tên này đã bị cảnh sát truy đuổi một thời gian. Thay vì đơn giản chỉ bắt và tống giam (hay giết) tên thủ ác, Soo Hyun quyết định trả thù cho đáng bằng cách đặt tên sát thủ (rõ ràng bị tâm thần) vào sự tra tấn gần như nỗi đau anh mường tượng rằng vị hôn thê của mình phải trải qua trong tay tên thủ ác – nhưng còn kéo dài hơn. Qua nhiều ngày (hay nhiều tuần?), Soo Hyun theo dấu tên sát thủ khi hắn đi qua các thị trấn và làng mạc ở Hàn Quốc hầu như chỉ toàn những tên giết người hàng loạt và nạn nhân của chúng cư ngụ (nói thật thì ta gặp không ít hơn tám tên giết người hàng loạt khác nhau còn hoạt động ở Hàn Quốc cùng lúc). Ta có cái nhìn thoáng qua về chuyện sẽ xảy ra thế nào, khi Kyung Chui được phép trốn thoát lần này đến lần khác, lần sau xác xơ hơn lần trước, phần nhiều là vì khát khao vô lý muốn trừng phạt tên thủ ác theo cách riêng của Soo Hyun.

Dù không bao giờ được giải thích hay chứng minh trong phim (ít nhất thì trong phụ đề tiếng Anh không có), Soo Hyun rốt cục được hé lộ là một siêu điệp viên dạng James Bond, anh không thể bị tên thủ ác làm hại vì phản ứng bản năng đáng kinh ngạc và tập luyện võ thuật. Việc này không được chủ ý tạo nên để làm ngạc nhiên. Chỉ là một lỗi thiếu cẩn trọng, hay một điểm ở nhân vật mà nhà làm phim đã không thực sự chú ý thiết lập.

Đây không phải là một câu chuyện phức tạp; và nhân vật được xem là chính diện thất bại trong việc thoát ra khỏi tầm của một phim bạo lực thập niên 80. Không có cấu trúc phá cách hay bước ngoặt chờ đợi để cứu vớt chúng ta; ngược lại, bước chuyển có vẻ khó tránh khỏi ta đều cảm thấy câu chuyện phải theo, từ lúc cuộc rượt đuổi bắt đầu, chính xác là những gì đã diễn ra – và phim tốn quá lâu mới tới đó.

Cảnh trong I Saw the Devil

Vấn đề chính của phim là khi bạn ngồi trong rạp, qua gần hai tiếng rưỡi mà có cảm giác như ba tiếng rưỡi, rồi chợt nhận ra là câu chuyện không thể có kết thúc làm bạn thỏa mãn. Tên thủ ác quá bất nhân và được cho phép hành hạ quá lâu đến mức hắn không thể có kết thúc, không có công lý hay việc báo thù nào đủ hoàn chỉnh – điều này chuộc lại những gì chúng ta phải ngồi đó mà xem hắn làm; và viên cảnh sát quá nhẫm tâm và vô lý trong hành trình báo thù đến nỗi chúng ta chỉ có thể hy vọng có đặc vụ khác đến thế chỗ anh trong cuộc rượt đuổi, thậm chí dù điều đó có nghĩa là anh phải tự trở thành nạn nhân của mục tiêu mình rượt theo.

Với tư cách là tác phẩm đại chúng, I Saw The Devil bị thẩm mỹ điện ảnh châu Á kỳ quặc và việc hoàn toàn thiếu vắng các giá trị đạo đức của mình làm hư hại. Đây không phải là Saw, chỉ vì sự có mặt của vài nét hiện thực, một câu chuyện rõ ràng, và cách làm phim ổn. Các yếu tố quan yếu của bộ phim sẽ được những người hâm mộ thể loại này yêu thích vì những gì phô ra trên màn ảnh (chứ không phải dù cho có những thứ đó mà vẫn thích); Kim Jee Woon đã đánh mất sự tinh tế, và mọi cơ hội để khơi gợi cảm xúc, chứ không phải vẩy cảm xúc vào, đều bị bỏ qua có chủ đích. Khi được chọn cách thể hiện một người bị chặt, ông luôn chọn cách cho ta thấy một giỏ quần áo đầy bộ phận cơ thể con người bị kéo lê qua máy quay (cần thiết), và cây rựa phạt qua xương rắc rắc cùng cơ run rẩy để làm đứt lìa một cánh tay hay bàn chân rồi quăng lên đống có sẵn (không cần thiết).

Những phim như thế này sẽ được giới hâm mộ là phái mạnh dễ dàng bỏ qua thiếu sót về đạo đức mà khen ngợi phim làm tốt, màn trình diễn đe dọa hấp dẫn, và một hướng hành hạ mới khéo léo được biên kịch tưởng tượng ra. Bộ phim này có lẽ nên mang theo lời cảnh báo để khán giả biết chính xác mình đang sắp coi cái gì; người ta sẽ hy vọng chiến dịch quảng bá không dán nhãn phim chỉ là “khó xem” hay “bạo lực”. Đây là phim mà chỉ những khán giả đến rạp để bới tìm các khía cạnh đen tối nhất của nó mới thưởng thức nổi mà thôi.


Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Daemon's Movie