Bình luận phim

Thế hệ hành động: Tập tục xã hội của The Social Network

30/01/2011

Nhân vật Mark Zuckerberg do Jesse Eisenberg thể hiện trong phim The Social Network của đạo diễn David Fincher mang hơi hướm của cả Ferris Bueller lẫn Sammy Glick.

Giống như Bueller, Zuckerberg sống cuộc đời tự do thoát khỏi mọi luật lệ ngoại trừ luật do chính anh đưa ra. Anh thay thế sự cuốn hút của Bueller bằng khả năng bền bỉ. Anh có nghị lực không mệt mỏi của Glick để vượt qua đối thủ bất chấp những khó khăn to lớn. Nhưng Bueller và Glick, khác Zuckerberg, chỉ tồn tại trong thế giới tưởng tượng hư cấu. Glick bắt nguồn từ quyển tiểu thuyết năm 1941 vẫn còn gây ảnh hưởng mạnh về sau của Budd Schulberg nói về sự thăng tiến của một ông trùm Hollywood, và Bueller đến từ tâm hồn tuổi thiếu niên nhạy cảm của John Hughes. Tuy nhiên, Zuckerberg thật không giống mấy với nhân vật trên màn ảnh ngoài chuyện cung cấp nguồn tài liệu gốc. Trong The Social Network, Zuckerberg mang một hình ảnh tượng trưng, là hình ảnh thu nhỏ thể hiện sự thèm khát quyền lực của một thế hệ mới ra đời lần đầu tiên trong lịch sử ngắn ngủi của nó.



Phim The Social Network

Do Aaron Sorkin viết kịch bản, bộ phim có những cuộc đối thoại diễn ra với tốc độ cao, yếu tố đã được xem như thương hiệu của nhà biên kịch này. Bộ phim có nhiều cuộc đối thoại giữa Zuckerberg và những người bạn chí cốt về quá trình xây dựng Facebook, diễn ra trong ký túc xá trường Đại học Harvard, với ngôn ngữ kỹ thuật kỳ lạ siêu thông minh với một tiến độ khẩn trương. Những cuộc đối thoại này nhiều lúc gợi lên nhịp điệu một phim hài của Prestion mà không có những tràng cười bất tận.

Sorkin châm biếm một cách khéo léo những sinh viên xuất sắc của nhóm trường đại học Ivy League, hệ thống đại học tư ưu tú nhất của Mỹ, với độ chính xác hơn nhiều so với phim Good Will Hunting bằng cách khiến cho bộ phim đầy kịch tính và hồi hộp hơn.

Bộ phim mở đầu với một cảnh chia tay. Erica (Rooney Mara đóng), bạn gái của Zuckerberg đã “đá” anh vì anh tỏ vẻ kẻ cả với cô. Chính cảnh này đã thể hiện thành công của Sorkin trong việc tạo ra một thế giới của những nhà thành lập Facebook.

Đó là một cuộc đối thoại với tốc độ nhanh, với bôn, năm chủ đề được đề cập cùng một lúc. Cuộc nói chuyện nhân mạnh việc Zuckerberg muốn gia nhập “các câu lạc bộ cuối cùng” cao quý của trường Harvard ra sao, mức độ IQ của người dân Trung Quốc, và liệu Erica có thích sinh viên thể thao trong đội trèo thuyền thay vì thích một anh chàng gầy khẳng khiu như Zuckerberg hay không.

Con người ngoài đời thật khó có thể có một cuộc nói chuyện diễn ra với tốc độ này, nhưng The Social Network muốn thể hiện cách lứa tuổi đôi mươi hiểu biết nhau và hiểu biết bản thân ra sao hơn là muốn thể hiện cách họ chuyển tải những sự hiểu biết này thế nào. Bằng cách kể về một thế giới chủ yếu xảy ra quanh các chàng trai vào những năm đầu tuổi đôi mươi, The Social Network là một ứng viên nặng ký dành cho bộ phim hàng đầu của Mỹ trong năm.


Một cảnh trong phim The Social Network của đạo diễn David Fincher


“Khả năng kiếm tiền không gây ấn tượng với bất kỳ ai ở đây,” Zuckerberg nói. Qua câu nói này, anh cho biết mục tiêu của anh nằm ở việc hoàn toàn chi phối thế giới hơn chứ không phải tiền bạc. Quyển The Accidental Billionaire của Ben Mezrich kể lại khởi nguồn của Facebook và ngụ ý rằng Zuckerberg bắt đầu trang web chỉ để gặp gỡ các cô gái, nhưng bản điện ảnh của Sorkin cho rằng bí mật của Zuckerberg dẫn tới một cuộc tìm kiếm với ý tưởng tuyệt vời nhất từ trước tới nay.

“Anh có thể sắp trở thành một người làm về máy tính rất thành công,” Erica nói, “nhưng anh vẫn là một thằng khốn”. Trong thời gian còn lại của bộ phim, Zuckerberg nảy sinh ý định biến lời nói đó thành huy hiệu danh dự. Sự mô tả tính cách này mang đến cho The Social Network sức hút của nó về hệ tư tưởng cơ bản của thời đại.

Lấy bối cảnh vào mùa thu năm 2003, câu chuyện có liên quan mật thiết đến thời điểm này. Công nghệ vẫn còn khá mới mẻ khoảng bảy năm trước. MySpace và Friendster chính là sự đột phá về những mối quan hệ trực tuyến. Không ai giải trí với một chiếc iPhone hoặc lướt trên YouTube. Ngày nay, đa phần những người kết nối mạng trẻ tuổi biết rằng chuyện riêng của mình cũng đều được công khai, nhưng Zuckerberg tỏ ra ngạc nhiên khi một người bạn biết anh vừa bị “đá” vì anh quên mất mình vừa viết blog về chuyện đó khoảng hai giờ trước.

Bằng những đoạn hồi tưởng đều đặn tiến dần đến hai vụ kiện mà anh đã gặp phải sau khi ra mắt Facebook, kết cấu phim thừa nhận sự nổi tiếng bất ngờ của Zuckerberg. Người bạn thân lâu năm và cũng là cựu đối tác của anh, Eduardo Saverin (Andrew Garfield  đóng) nổi điên lên với Zuckerberg vì đã gạt bỏ quyền lợi của anh trong công ty, trong khi một cặp song sinh ở Đại học Harvard tuyên bố rằng Zuckerberg đánh cắp ý tưởng của họ. Sorkin khiến bộ phim trông có vẻ như mọi người ai cũng có phần đúng, nhưng Zuckerberg vẫn không quan tâm đến những lời phàn nàn từ người đồng nghiệp cũ, và hoàn toàn trơ trơ trước những những lời hăm dọa của họ. Bộ phim phác họa anh như một dạng siêu anh hùng đáng khao khát đối với những nhà doanh nghiệp ở khắp mọi nơi.

Bất chấp bối cảnh phương tiện truyền thông mới trong phim, The Social Network có một cốt truyện tinh tế khiến cho những vụ kiện nặng nề của phim lắng dịu một cách dễ dàng. Tình dục và ma túy xuất hiện trong phim, nhưng cũng thêm vào một kiểu phong cách gây xúc động mạnh gợi ý bóng gió về những nguy cơ ve vãn quanh Zuckerberg khi địa vị anh thăng tiến.

Sorkin áp đặt sự đam mê chủ nghĩa khoái lạc lên người đồng sáng lập Napster Sean Parker (Justin Timberlake thủ vai), ác quỷ trên vai Zuckerberg. Vai trò của Parker trong những năm đầu tiên của Facebook đã kết thúc với một vụ bắt giữ ma túy. Parker thể hiện là một người khoa trương vội vàng, có tính cách ích kỷ thay đổi khi vướng vào ma túy, mang đến một hình ảnh cạnh tranh hoàn hảo với chủ nghĩa thực dụng của Zuckerberg.

Ít tính kỷ luật nhất cả bọn, Parker cố nhiên nhận được những lời thoại buồn cười nhất của Sorkin. “Đây là một ý tưởng độc đáo nhất trong một thế hệ chết tiệt,” anh kêu ầm lên trong suốt giai đoạn đầu mở rộng Facebook. Và sau đó: “Hành vi riêng tư là một di vật của dòng thời gian trôi đi.” Có người nào khi không mà nói thế không? Sorkin tạo nên tình huống mà những anh chàng này có thể nói thể.

Đồng hành với xu hướng gần với câu nói phóng đại cường điệu gây kịch tính của biên kịch, Fincher chỉ đạo bộ phim với khao khát sử thi bằng cách ghi lại thay đổi trong hành động. Phần nhạc phim liên hồi do Trent Reznor và Atticus Ross thực hiện, thường xuyên mở đầu thành công của một câu chuyện do thám, đúng với Zuckerberg khi dọn sạch mọi chướng ngại để leo lên hàng đầu.

Tầng suất kịch tính ở The Social Network, được thể hiện từ khung hình đầu tiên, có sự giống nhau về mặt kỹ thuật với tốc độ của Christopher Nolan, nhưng Fincher khiến câu chuyện của anh trở nên vừa quyến rũ và vừa hài hước.

Mặc dù anh luôn di chuyển về phía trước với một lực đẩy nhịp nhàng, đều đều và không bao giờ ngừng, nhưng khi làm như vậy anh chính xác miêu tả cảm giác hồi hộp về một ý nghĩ hay chợt đến. Khi Zuckerberg chợt lên ý tưởng về việc thêm dòng “tình trạng quan hệ” lên trang lý lịch của Facebook, anh lập tức lao qua sân đầy tuyết và chạy về nhà. Đây là một khoảnh khắc tạo nên sự vui vẻ khác thường, một khoảnh khắc gây tiếng vang đến nhiều người cùng trang lứa với Zuckerberg.

Trước đây Eisenberg đã đóng nhiều kiểu vai những gã khờ có quá nhiều tham vọng (diễn xuất của anh trong vai một thanh thiếu niên vụng về trong Adventureland có thể xem như một đoạn thử vai cho vai diễn mới nhất của anh), nhưng với Zuckerberg, nam diễn viên này tìm thấy một lối ra cho điểm mạnh của mình. Trong phim này, nhân vật của Eisenberg tương phản một cách hoàn hảo với vai diễn Saverin nghiêm trang nhưng có phần ngây thơ của Garfield.

Bức biếm họa hay la lối om xòm duy nhất đến từ cặp song sinh Winklevoss, một cặp đôi nhộn nhạo, châm biếm (cả hai do Armie Hammer đóng rất hóm hỉnh). Cơn giận của họ dường như lỗ mãng một cách khó chịu. “Hãy bắt cái gã lập dị chết tiệt,” một trong hai người họ nói sau khi người anh em của anh ta dè bĩu về Zuckerberg khi cáo buộc anh đã ăn cắp ý tưởng mạng xã hội của họ.

Trái lại, mọi thứ Zuckerberg nói ra có sự uyên thâm kỳ lạ. “Facebook sẽ không bao giờ kết thúc,” anh nói, “cũng như cách thời trang không bao giờ kết thúc.” Đánh dấu Facebook như là một chuẩn mực về cuộc sống, Zuckerberg chuyển giao nền tảng với định nghĩa cơ bản của nó. Mặc dù không hoàn toàn dễ thương, nhưng anh kiên định một cách đáng ngưỡng mộ. Điều đáng chú ý là anh cũng tránh đối mặt với những thiếu sót của mình bằng cách từ chối nói xin lỗi tới những người mà anh đã bỏ lại phía sau. Với tấm danh thiếp viết dòng “Tôi là CEO, đồ khốn ạ” và một công ty sinh lợi 25 tỉ đôla, Zuckberberg phô trương sự giàu có của mình, cho thấy sự khác biệt giữa gã khốn và kẻ lập dị được phác họa trong cảnh đầu của phim chỉ đơn thuần là một ảo ảnh.

Thói quen tự mãn của Zuckerberg là nhân tố chỉ rõ tính chất của anh, một lời phê bình đầy sức thuyết phục đối với những nhân vật cổ hủ hơn (The Social Network gần như không có bất kỳ ai trong số họ) mải mê chế giễu tính chủ động của anh. Zuckerberg thật đã công khai nhấn mạnh sự bất mãn của mình với dự án phim, nhưng không có lý do gì mà anh không nên thử để đánh giá đúng sự sâu sắc việc vô tình tái hiện hình ảnh của anh trên màn ảnh. Với Zuckberberg, Fincher và Sorkin đã tìm thấy được người hùng phản diện thật sự đầu tiên của thế kỷ 21.

Sự thay đổi trong giao tiếp trực tuyến đã bắt đầu trước khi Facebook lên màn ảnh, sớm hơn thời điểm nổi tiếng của Zuckerberg khoảng vài năm, nhưng anh vẫn là nhân vật thích hợp để nêu bật sự thay đổi. Một cảnh quan trọng trong phim là khi Zuckerberg và Saverin gặp hai cô gái hâm mộ Facebook tại một buổi thuyết trình của Bill Gates. Thay vì cho họ số điện thoại, hai cô gái càng sốt sắng hơn với lời đề nghị độc đáo: “Hãy Facebook tôi.” Phản ứng ngây ngất của các chàng trai khi nghe sản phẩm cây nhà lá vườn của họ thâm nhập vào ngôn ngữ tiếng Anh thể hiện rõ cơ hội chứng kiến tập tục xã hội trong sự phát triển của họ. Anh chàng Zuckerberg thật không cần phải ra mặt nhưng anh ta ít nhất nên cảm thấy có một chút tự mãn.


Dịch: © Khuynh Văn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Indie Wire