Âm nhạc, sự hóm hỉnh và một câu chuyện cảm động về
một người đàn ông và cô con gái hòa cùng một nhóm nhân vật ô hợp với hành động
quá ư liều lĩnh. Phim mang đậm màu sắc Trung Quốc như món thập cẩm.
Có
chút ngạc nhiên khi bộ phim ra mắt tại Toronto vào tháng 10 trước khi ngay lập
tức tiến tới Tokyo cho buổi chiếu đầu tiên ở châu Á.
Poster phim Piano in a factory
Ắt hẳn Piano sẽ
tham gia một loạt các liên hoan phim và còn có khả năng được chú ý quá mức ở
phạm vi ngoài châu Á.
Câu chuyện lạ lùng của đạo diễn kiêm tác giả kịch
bản Trương Manh biểu đạt tinh tế trong âm nhạc tại mọi thời điểm. Vai diễn
chính, một công nhân nhà máy thép tạm ngừng việc tên là Trần Quế Lâm (Vương
Thiên Nguyên thủ vai), có hai tình yêu trong đời – cô con gái nhỏ và âm nhạc.
Khi không để tâm tới con gái và người cha đầu óc sa đọa, anh chơi đàn accordion
trong một nhóm nhạc bao gồm những người bạn thân và bạn gái của anh, cũng chính
là ca sĩ của nhóm (Tần Hải Lộ).
Bất chấp thu nhập không đủ dùng, anh chi
tiêu mạnh tay cho việc học dương cầm của con gái. Nhạc phim thỉnh thoảng là nhạc
Hoa, song thường là nhạc Nga – giai điệu dường như trìu mến gợi nhớ thời
Trung-Xô – trong khi nhạc nền có nhiều nét tương đồng với nhạc pop phương Tây.
Sau đó, người vợ xa lạ (Jang Shin Yeong) đột nhiên trở về sau thời gian
dài vắng mặt để yêu cầu ly dị (điều dễ dàng chấp nhận) và chăm sóc cô con gái
(một ý định đau lòng). Cô bé nhỏ đề xuất rằng em sẽ ở với người nào kiếm cho em
một chiếc dương cầm.
Mong muốn này dĩ nhiên biến người con gái thành nhẫn
tâm như mẹ em, song cốt truyện của Trương Manh sang xuân phần nhỏ là từ nhân
vật, còn phần lớn là sự cần thiết của các hành động khôi hài. Vậy nên đầu tiên,
Trần Quế Lâm cố gắng mượn tiền từ những người bạn và người quen mà đa số đều gặp
vận rủi, rồi cố gắng ăn trộm một chiếc dương cầm cùng đồng bọn là những người
đen đủi ấy. Sự cố gắng thứ hai dàn cảnh cho một chuỗi hài kịch kéo dài khi thất
bại đã được định trước.
Trần Quế Lâm còn biết làm gì ngoài việc tạo nên
chiếc đàn dương cầm của chính anh, tranh thủ sự giúp đỡ của những người bạn
trung nghĩa và bạn gái? Cả nhóm tận dụng nguyên liệu còn lại của nhà máy thép
hiện đang đóng cửa và các dư phẩm khác từ các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh
đã giải thể, chi tiết khiến The Piano in a Factory gần gũi với bài bình
luận xã hội chưa từng có.
Nhiều trở ngại bất ngờ xuất hiện khi thiết kế
và làm chiếc đàn piano bằng thép mặc dù trở ngại lớn nhất diễn ra giữa người cha
bị ám ảnh và cô bạn gái đau khổ đã lâu. Tất cả những cảnh này bị gián đoạn bởi
các trận đánh tức cười, các pha rượt đuổi và cãi lộn với cảnh sát, trong đó
không có cảnh nào được nhà làm phim xử lý quá nghiêm túc.
Trương Manh chủ
tâm lảng tránh hiện thực xã hội. Đối với tất cả vẻ ảm đạm của khu phố nhà máy
tàn tạ, một âm thanh dịu dàng lạ lùng ôm trọn những cảnh đời và nhân vật, dù đạo
diễn Trương đủ đa cảm để thêm chút u sầu cho đoạn cao trào của
mình.
Vương Thiên Nguyên gây niềm ham thích với vai diễn người cha rắc
rối nhưng kiên trì, trong khi Tần Hải Lộ có sự ấm áp và chân thật của một người
tình không bao giờ chắc chắn về chỗ đứng của cô trong lòng người đàn ông sao
lãng của mình.
Tất cả kỹ thuật đều ở bậc nhất như quay phim, thiết kế
cảnh quay và biên kịch đồng bộ một cách hoàn hảo với ý đồ khôi hài của đạo
diễn.
Sự kiện: Liên hoan phim Quốc tế Tokyo, phim tranh giải
Công ty
sản xuất: Etoile Pictures/ Xưởng phim Liêu Ninh
Diễn viên: Vương Thiên
Nguyên, Tần Hải Lộ, Jang Shin Yeong, Lưu Tinh Vũ, Lưu Khiêm, La Nhị Dương
Đạo
diễn – tác giả kịch bản: Trương Manh
Nhà sản xuất: Jessica Kam, Choi
Gwang-suk
Giám đốc sản xuất: Kwak Jae Young
Đạo diễn hình ảnh: Shu
Chou
Âm nhạc: Oh Young Mook
Biên kịch: Gao Bo
Không xếp loại
Thời lượng: 124
phút
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The
Hollywood Reporter