Bình luận phim

Những người giúp việc tuyệt vọng

23/01/2011

Đến vì những người giúp việc liều lĩnh, lưu lại là một bình luận xã hội đanh thép. Trong việc trình chiếu hai tác phẩm liên tiếp kết nối lịch sử Hàn Quốc – trong và ngoài màn ảnh – liên hoan phim năm nay giới thiệu phim kinh điển kỳ dị năm 1960 The Housemaid, và bản dựng lại năm 2010 của Im Sang Soo hoàn thiện câu chuyện khủng khiếp này. Cả hai đều xoay quanh một người chồng ve vãn người giúp việc, nhưng sự liều lĩnh, yếu tố tâm lý và những điều khác, đã cho thấy sự khác biệt khá rõ: Im Sang Soo giao phó số phận người phụ nữ trẻ vào tay kẻ được gọi là người quyền quý trong một tòa biệt thự, trong khi ở phiên bản của Kim Ki Young, đó là một giáo viên dạy dương cầm trụ cột gia đình chịu thua và đứng nhìn gia đình nghèo khổ của anh bị sự rối loạn tâm sinh lý chế ngự.

Nhưng với tất cả những tình tiết hấp dẫn, sự thay đổi của Im Sang Soo không chỉ để tô điểm: chúng phản ánh sự tương đồng đầy rẫy trong hiện tại của một đất nước đã chịu đựng sự thống trị của đế quốc Nhật Bản và cuộc chiến tranh Hàn Quốc.

“Vào thời điểm của bộ phim gốc, vấn đề là sự bắt đầu của tầng lớp trung lưu chưa từng tồn tại trước đó,” vị đạo diễn mạnh mẽ Im Sang Soo nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây ở New York, nơi năm năm trước tác phẩm của ông The President’s Last Bang, với sự mô tả hào nhoáng vụ ám sát nhà lãnh đạo Nam Triều Tiên năm 1979, là tâm điểm của Liên hoan phim New York. “Hiện nay điều được quan tâm nhiều hơn, vào ngày này và thời đại này, là người rất giàu có kiểm soát những bộ phận rộng lớn trong xã hội và chính trị.”


Phim The Housemaid (2010)

Đó là một sức mạnh tương phản rõ ràng trong bối cảnh – và kết cấu – của hai bộ phim. Ngôi nhà trong phiên bản năm 1960 gần như là một nhân vật riêng, một ngôi nhà chật hẹp chứa đựng hai câu chuyện với những cánh cửa ngăn những kẻ dòm ngó thân thiện và những căn phòng chật chội làm tăng thêm sự thiếu an toàn; người nữ giúp việc là một tác nhân nhỏ cho sự rối loạn nhục cảm. Trong tác phẩm của Im Sang Soo, người chồng đẹp như thần Adonis (Lee Jung Jae) và người vợ mang thai được nuông chiều của anh nhàn nhã trong tòa nhà trang trí xa hoa theo phong cách châu Âu thể hiện đặc quyền. Sau cuộc quan hệ không thể kiềm chế với người chồng, người giúp việc của họ, do nữ diễn viên trong Secret Sunshine Jeon Do Yeon đóng, phải đối mặt với sự đối xử tàn nhẫn của người phụ nữ trong ngôi nhà và mẹ cô ta.

Nhân vật chủ chốt trong phiên bản của Im Sang Soo là người giúp việc lâu năm khắc nghiệt, một người thực dụng cay độc có vẻ cam chịu sự điều khiển của những người chủ vô lương tâm. Yun Yeo Jong, nữ diễn viên thủ vai này, là một sợi dây liên kết khác giữa hai bộ phim.

“Bà ấy mới ở độ tuổi 20 khi Kim Ki Young, đạo diễn phiên bản gốc, phát hiện ra bà và làm việc độc quyền với bà trong khoảng năm bộ phim,” Im Sang Soo, đã hợp tác với Yun Yeo Jong lần thứ tư, cho biết.

Nhân vật của bà và Jeon Do Yeon đều là minh họa cho bản sắc dân tộc. “Dân tộc Hàn Quốc là một xã hội đã trải qua nhiều điều tồi tệ trong lịch sử mà họ phải chịu đựng tuyệt vọng và đối đãi thấp hèn để thiết lập một thứ giống như sự ổn định, một kiểu dấu lặng,” Im Sang Soo giảng giải. “Nhưng ngay cả khi họ có sự ổn định, họ vẫn cảm thấy đang sống như một kẻ hầu người hạ.”

Về phần mình, đạo diễn không xem phim của ông là một bản làm lại. Thực tế, ông đã cười thầm khi được hỏi về cảm nghĩ đối với tác phẩm của Kim Ki Young.

“Thật không may nhưng vừa đủ, tôi không phải kiểu người hâm mộ tuyệt vời như vậy. Tôi không phủ nhận sự xuất sắc của ông ấy,” Im Sang Soo, bố ông là một nhà phê bình điện ảnh đã mâu thuẫn với Kim Ki Young. “Những bạn đồng nghiệp của tôi Park Chan Wook và Bong Joon Ho nể trọng ông hơn tôi. Thú vị là, 50 năm sau, không phải họ làm lại bộ phim mà chính là tôi!”

The Housemaid (1960) và The Housemaid (2010) chiếu vào chủ nhật 7/11 tại Nhà hát Trung Quốc.


Dịch: © Trúc Linh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Weekly