Vào ngày 9 tháng 9, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh đã đưa
ra bộ tiêu chuẩn mới mà, kể từ năm 2024, các bộ phim phải thỏa để được
đề cử cho giải Oscar cao quý nhất. Hiện tại, những niềm hy vọng cho giải
phim hay nhất đang được yêu cầu đáp ứng ít nhất hai trong số bốn bộ
tiêu chí, nhằm tăng cường tính dung hợp các nhóm ít đại diện — người da
màu, phụ nữ, LGTBQ+, và người khuyết tật — cả trên và sau màn ảnh.
Thông báo này đánh dấu một cột mốc quan trọng cho Viện Hàn lâm, tổ chức
đã dành năm năm qua cố gắng đa dạng hóa danh sách đề cử giải Oscar hàng
năm (và xếp hạng riêng của viện). Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn bạn sẽ thấy
mọi đề cử phim hay nhất gần đây đều dễ dàng đáp ứng các tiêu chí này.
Các nhà làm phim và giám đốc điều hành có nên cảm thấy rằng họ đã hoàn
thành công việc hay không — hay vầy có nghĩa là với bộ quy tắc mới gây
giật gân, Viện Hàn lâm thực sự không đặt tiêu chuẩn đủ cao?
Các
tiêu chuẩn mới được chia thành bốn nhóm riêng biệt, mỗi nhóm đề cập đến
một lĩnh vực khác nhau của ngành điện ảnh. Đầu tiên, tiêu chuẩn A, tập
trung vào thể hiện trên màn ảnh; một bộ phim có thể thỏa tiêu chuẩn đó
bằng cách chọn một diễn viên không da trắng vào vai nhân vật chính, bằng
cách tập trung câu chuyện phim vào những người ít được đại diện, hoặc
bằng cách có dàn diễn viên ít nhất 30% là phụ nữ, không da trắng,
LGBTQ+, và người khuyết tật. Tiêu chuẩn B công nhận sự đa dạng đằng sau
máy quay; để thỏa tiêu chuẩn này, ít nhất hai trong số các trưởng bộ
phận của bộ phim phải thuộc các nhóm ít được đại diện (và một trong số
họ phải là người không da trắng). Một bộ phim cũng đủ điều kiện nếu 30%
đoàn làm phim hoặc sáu vị trí trong đoàn phim là những người không da
trắng. Tiêu chuẩn C đòi hỏi công ty phát hành và bỏ vốn cung cấp cơ hội
thực tập hoặc đào tạo có trả lương cho các thành viên của các nhóm này,
trong khi tiêu chuẩn D yêu cầu đoàn làm phim thuê nhiều người từ các
nhóm này ở cấp điều hành trong lĩnh vực tiếp thị, quảng bá hoặc phân
phối.
Ngay cả những tác phẩm tập trung vào người da trắng, do người da trắng thống trị như The Irishman cũng dễ dàng đủ điều kiện, với biên tập viên Thelma Schoonmaker và nhà quay phim Rodrigo Prieto, là thỏa tiêu chuẩn B
|
Thử xét xem liệu có bất kỳ đề cử phim hay nhất nào gần đây không đủ điều
kiện cho giải thưởng hay không, theo các hướng dẫn này. Như
The New York Times
đã lưu ý, hầu hết các tác phẩm hy vọng đoạt Oscar có thể dễ dàng đáp
ứng các tiêu chuẩn C và D, đặc biệt nếu chúng được phát hành bởi các
hãng phim lớn — các công ty lớn đã có sẵn các chương trình thực tập lớn,
hoạt động tiếp thị, và cỗ máy quảng cáo. Vì vậy, để tranh luận, người
viết cho rằng tất cả các bộ phim được đề cử phim hay nhất trong 15 năm
qua đều đạt tiêu chuẩn C hoặc tiêu chuẩn D. Để tiếp tục đủ điều kiện
tranh giải phim hay nhất, chúng chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chuẩn
A hoặc B.
Vì vậy, người viết đã khảo sát dàn diễn viên và đoàn
phim có tên trên danh đề từ mọi ứng cử viên, và thấy mọi đề cử phim hay
nhất trong 15 năm qua đều đáp ứng ít nhất một trong hai tiêu chuẩn này.
Ngay cả những tác phẩm tập trung vào người da trắng, do người da trắng
thống trị như
The Irishman (với biên tập viên Thelma Schoonmaker và nhà quay phim Rodrigo Prieto, là thỏa tiêu chuẩn B) hay
Inception (hay
vai phụ then chốt Ken Watanabe và Dileep Rao đạt tiêu chuẩn A). Thực
tế, khoảng hai phần ba trong số những đề cử đáp ứng cả hai tiêu chuẩn A
và B. Thậm chí còn có cả một đội hình đề cử phim hay nhất trong đó toàn
bộ tám ứng viên đều đáp ứng cả hai tiêu chuẩn: dàn đề cử năm 2018, khi
Roma và
Black Panther đều thua
Green Book.
Leonardo DiCaprio, Joseph Gordon-Levitt, Tom Hardy, Ellen Page, Ken Watanabe, và Dileep Rao trong phim Inception (2010)
|
Có thể an toàn mà hình dung rằng khả năng không đáp ứng các tiêu chuẩn
này sẽ tăng lên khi chúng ta đi sâu hơn vào lịch sử Oscar. Tuy nhiên, để
tìm ra người chiến thắng phim hay nhất nào gần đây nhất có nguy cơ
không đạt, bạn phải nhìn lại tuốt tới tận
Braveheart cường điệu
nam nhi năm 1995 — dàn diễn viên của bộ phim có khoảng 13% nữ (không có
nhân vật không da trắng quan trọng) và khoảng 25% đoàn làm phim là nữ,
theo IMDb. Tuy nhiên, cũng không thể xác định chắc chắn liệu
Braveheart có
thực sự không đủ điều kiện hay không, nếu không có bảng phân tích cơ
cấu dân số hoàn chỉnh xác định thành viên đoàn phim nào là không da
trắng, LGBTQ+, hay người khuyết tật. Người viết đã liên hệ với nhà phân
phối và công ty sản xuất bộ phim, lấy dữ liệu nhân khẩu học, chỉ để chắc
chắn; Paramount Pictures và Icon vẫn chưa phản hồi yêu cầu.
Rõ
ràng, những gì lịch sử Oscar gần đây cho thấy đó là những tiêu chuẩn
“mới” này có thể dễ dàng đạt được đối với những phim hy vọng đoạt Oscar.
Vì vậy, câu hỏi chúng ta nên đặt ra không phải là liệu các quy định mới
có gây trở ngại cho các bộ phim săn-uy-tín hay không mà là liệu việc
thực hiện các tiêu chí này có thực sự tạo ra sự thay đổi đáng kể mà
ngành điện ảnh cần hay không. Những tiêu chuẩn này có làm tăng không chỉ
cơ hội mà còn cả trách nhiệm giải trình không?
Để tìm ra người chiến thắng phim hay nhất nào gần đây nhất có nguy cơ không đạt, bạn phải nhìn lại tuốt tới tận Braveheart cường điệu nam nhi năm 1995
|
Với 15 năm những phim đoạt giải Oscar dễ dàng vượt qua các tiêu chuẩn,
rõ ràng câu trả lời cho những câu hỏi đó là không. Nếu các tiêu chí được
đề xuất đã được đáp ứng, thì chúng không thực sự là một động lực có ý
nghĩa cho tính dung hợp; chúng là một nỗ lực mang tính biểu tượng chỉ để
duy trì hiện trạng.
Đáng ngạc nhiên, sự thật không được hoan
nghênh này có lẽ rõ ràng nhất ở tiêu chuẩn B, mà một bộ phim có thể đáp
ứng bằng cách chỉ cần thuê sáu thành viên đoàn làm phim không da trắng.
Xem ra đây là một yêu cầu thấp đến mức đáng xấu hổ, đặc biệt đối với sản
xuất quy mô lớn.
An Education được đề cử phim hay nhất có đoàn làm phim khoảng 200 người vào năm 2010;
Avatar,
được đề cử cùng năm, tự hào có gần gấp 10 lần con số đó chỉ tính riêng
êkíp hiệu ứng hình ảnh. Rõ ràng, sáu người không hề là nhiều trên một
phim trường ở bất kỳ quy mô nào, đặc biệt là phim sử thi kinh phí lớn;
thực tế, yêu cầu các bộ phim tuân thủ tiêu chuẩn này tương đương với
việc cho phép phim trường gần như toàn người da trắng.
Đạo diễn James Cameron (giữa) trên trường quay Avatar. Chỉ tính riêng êkíp hiệu ứng hình ảnh, bộ phim này sử dụng gần 2.000 người
|
Có thể cho rằng, yêu cầu 30% của tiêu chuẩn B cũng chẳng gây rắc rối gì.
Nhiều bộ phim được đề cử gần đây đáp ứng tiêu chí đó qua chỉ một bộ
phận thôi — thường trang phục, tuyển diễn viên, hoặc trang điểm, có xu
hướng thâm dụng phụ nữ — trong khi các bộ phận khác vẫn chủ yếu là nam
giới và da trắng. Nếu 30% này bao gồm phụ nữ da trắng hoặc các cá nhân
LGBTQ+ da trắng (mà vẫn cho phép bộ phim đạt tiêu chuẩn), thì làm sao
thúc đẩy bất kỳ bộ phim nào cung cấp nhiều cơ hội hơn cho người da màu
hoặc người khuyết tật?
Cố gắng tối thiểu thôi là một bộ phim đáp
ứng được hết các tiêu chuẩn từ A đến D, ít ra, việc triển khai các tiêu
chuẩn đó là một dấu hiệu tích cực cho thấy Viện Hàn lâm muốn thay đổi
ngành công nghiệp điện ảnh về tổng thể. Các nỗ lực dung hợp trước đây
chỉ tập trung vào việc đa dạng thành viên của tổ chức; buộc các hãng
phim và nhà làm phim phải xem xét các tiêu chí đa dạng này có thể có tác
động lớn hơn đến sự bất bình đẳng cả trong và ngoài màn ảnh, vốn vẫn
phổ biến lạ lùng trong mười năm qua. Việc tuân thủ rộng rãi tiêu chuẩn
C, kêu gọi cơ hội thực tập rộng hơn cho thành viên của các nhóm ít được
đại diện, có thể có tác động lớn hơn nữa, thiết lập các kỹ năng và cơ
hội kết nối để tạo ra sự nghiệp lâu dài.
Êkíp hóa trang và tạo mẫu tóc bộ phim Bombshell thắng giải
Oscar 2020 hạng mục này: Kazu Hiro (giữa) cùng Anne Morgan và Vivian
Baker. Yêu cầu 30% của tiêu chuẩn B cũng chẳng gây rắc rối gì. Nhiều bộ
phim được đề cử gần đây đáp ứng tiêu chí đó qua chỉ một bộ phận thôi —
thường trang phục, tuyển diễn viên, hoặc trang điểm, có xu hướng thâm
dụng phụ nữ
|
Tuy nhiên, cuối cùng, bằng việc thực hiện các yêu cầu này Viện Hàn lâm
thực sự không tạo ra bất kỳ động thái lớn nào, ít nhất là như hiện tại.
Nếu ý định của viện thực sự là tăng cường mức độ dung hợp cho người da
màu, phụ nữ, người đồng tính, và người khuyết tật, thì tổ chức sẽ phải
làm cho các hãng phim thực sự làm việc vì giải Oscar của họ. Họ sẽ phải
nâng tiêu chuẩn lên — chứ không phải duy trì.
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Vanity Fair