Tin phòng vé

Lý giải phòng vé Bắc Mỹ 3-5/2: Hai phim giá rẻ kiếm tiền to

06/02/2012

Chronicle giật mất vị trí đầu bảng xếp hạng doanh thu phòng vé từ tay The Woman in Black, nhưng cả hai phim kinh phí rất thấp này đều vượt kỳ vọng và mang về doanh thu đậm cho từng hãng phát hành phim.

Những người thắng cuộc Đừng bị mắc lừa bởi số liệu doanh thu không đình đám của chúng — Chronicle của hãng Fox (số 1 với 22 triệu đôla) và The Woman in Black của CBS Film (vị trí số 2 với 21 triệu đôla) phải được đánh giá không chỉ qua việc chúng kiếm ra bao nhiêu tiền, mà cả việc chẳng tiêu tốn bao nhiêu tiền để làm ra hai phim này.

Trong khi đó, nếu việc đi xem phim mà là chỉ báo cho sức khỏe của nền kinh tế thì chắc Tổng thống Obama đang trên đường đến với nhiệm kỳ thứ hai. Tổng doanh thu phòng vé tăng hơn một phần ba so với cùng kỳ năm ngoái, và có nhiều phim hơn — tăng 75% phim phát hành đại trà so với tuần lễ cùng kỳ năm 2011 — và cũng làm ăn tốt hơn. Tuần này đánh dấu doanh thu cuối tuần tăng lần thứ năm liên tiếp tính từ đầu năm đến nay, một tín hiệu tốt nữa cho thấy việc chi tiêu thoải mái đang trở lại.

Một cảnh trong Chronicle

Những người thua cuộc Câu chuyện về cá heo của hãng Universal Big Miracle giạt ra ngoài khơi xa (đứng thứ 4 với chỉ 8,5 triệu đôla) bất chấp diễn viên thượng thặng, một ngân sách 40 triệu đôla, và những lời bình luận toàn tích cực. Trong khi đó, không có các nhóm mua đẩy doanh thu lên, bộ phim gần như bị đả kích cùng khắp của Katherine Heigl One for the Money (vị trí số 6 với chỉ 5,2 triệu đôla) mất hơn một nửa thị phần khán giả vốn đã mỏng dính từ tuần rồi.

Sự thể thế nào? Quảng cáo trong chương trình truyền hình trực tiếp giải bóng bầu dục Super Bowl cuối tuần vốn tràn ngập các hãng phát hành phim lớn, nhưng trong những năm gần đây, những tay chơi sắc sảo, thiện chiến hơn như Screen Gems đã chiếm áp đảo bằng cách nhắm những phim kinh phí thấp vào khán giả nữ trẻ (rốt cuộc, phải có người đi xem Dear JohnWhen a Stranger Calls chứ). Thậm chí gần đây hơn, Fox đã vào cuộc chơi với bộ phim chủ yếu dành cho phái mạnh như Taken (và bây giờ là Chronicle của CBS Films). Như một nhà điều hành sản xuất không liên quan đến bất cứ hãng phim nào đã chỉ ra, kinh phí làm phim thấp nghĩa là hãng phim có thể chịu nổi rủi ro kể cả “biết rằng khán giả mục tiêu sẽ không đến rạp ngày chủ nhật.”

Việc thí chốt này rõ ràng được đền bù: Cả Chronicle của Fox lẫn The Woman in Black của CBS Films thực hiện tiếp thị giá rẻ cho những phim còn rẻ hơn nữa. Chẳng hạn, Woman in Black, chỉ tốn có 13 triệu đôla, còn CBS Films chỉ tốn có 3 triệu thu mua và 14 triệu đôla để tiếp thị và phát hành phim ở Mỹ. Mỗi phim kiếm gấp đôi số tiền dự kiến, trở thành một cú ghi điểm trực tiếp về mặt tiền bạc mà không có chất lượng. Cả hai phim đứng đầu bảng này đã thu hút được khán giả trẻ trở lại với phim ảnh vào một kỳ cuối tuần suy thoái nhất lịch sử Super Bowl.

Câu chuyện về cá heo Big Miracle

Trong khi đó, Big Miracle của Universal có lẽ chỉ cần kiếm lời làm màu, vì phim nhắm vào khán giả nữ lớn tuổi, đặc biệt là các bà mẹ, nhóm dân số khó chinh phục đến rạp nhất. Tuy nhiên, nhận được toàn những bình luận và tiếp trị truyền miệng tích cực có nghĩa là Miracle sẽ có sức hút dài hơi hơn. (Không như bộ phim chính kịch lãng mạn do Madonna đạo diễn W.E., doanh thu mở màn 45.000 đôla chỉ ở bốn rạp.)

Cuối cùng, những phim được đề cử giải thưởng của Viện Hàn lâm tiếp tục làm ăn phát đạt xứng với tầm vóc của chúng, nhưng chúng ta rùng mình mà nghĩ đến tỷ suất xem lễ trao giải Oscar có ý nghĩa gì khi mà một ứng viên thắng giải, The Artist của Weinstein Company, thu 2,6 triệu đôla chỉ sau một tuần được đề cử và vừa thu hoạch giòn giã 20 triệu đôla tại thị trường Mỹ.

* Đơn vị tính doanh thu: triệu USD



Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York MagazineEntertainment Weekly


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi