Với các sử gia và học giả nghiên cứu về giai đoạn này, một trong những
sự kiện lớn nhất về năm 1942 là sự hình thành tổ chức Liên hiệp quốc.
Nhưng với 10 triệu dân tỉnh Hà Nam, Trung Quốc năm đó, nỗi đau của Thế
chiến thứ II dường như quá xa xôi và không quan trọng. Với họ, chỉ có
nạn đói, và mối quan tâm hàng đầu của họ là làm sao để có cái ăn. Từ mùa
hè năm 1942 đến mùa đông 1943, một trận hạn hán nghiêm trọng ập xuống
khu vực này, tiếp sau đó là dịch châu chấu. Người dân chịu khổ và đến
xuân 1943, khoảng 3 triệu người đã chết đói theo lịch sử ghi nhận.
Áp phích phim
Thời gian trôi qua, sau đó chính phủ Quốc Dân Đảng không mảy may lưu tâm
đến sự kiện này. Nhiều thập kỷ sau, vẫn có rất ít tư liệu về nạn đói
năm 1942, và nhiều người Trung Quốc ngày nay chưa bao giờ nghe nói đến.
Ngay cả những người đã trải qua nạn đói năm đó cũng chọn quên đi, hy
vọng nó cuốn trôi theo cơn gió lịch sử.
Đạo diễn Phùng Tiểu Cương
đã quyết định mở lại vết thương và kể câu chuyện về thời kỳ kinh hoàng
này cho khán giả hôm nay qua bộ phim mới nhất của ông,
Back to 1942.
Câu chuyện năm 1942Dù sinh ra ở tỉnh Hà Nam, nhà văn Lưu Chấn Vân 54 tuổi, tác giả
Wengu 1942, cuốn tiểu thuyết mà
Back to 1942 lấy làm nền, chưa bao giờ biết đến trận hạn hán năm 1942 đã xảy ra ở quê hương mình.
Trong một cuộc phỏng vấn với
Sanlian Lifeweek Magazine,
Lưu Chấn Vân nói rằng hồi năm 1989 ông được một người bạn kể cho biết
trong lúc ông đang tìm kiếm 100 thảm họa thiên nhiên lớn nhất thế kỷ 20.
Thậm
chí ông còn không nhận thức được việc mất mát 3 triệu nhân mạng cho đến
khi người bạn đó làm một sự so sánh. "Anh ấy nói ở trại tập trung
Auschwitz trong Thế chiến thứ II, hơn 1 triệu người bị giết trong vòng
7-8 năm… [Thế mà một trận hạn hán] bằng ba trại Auschwitz ở Hà Nam," Lưu
nói với tờ tạp chí.
Diễn xuất của nam diễn viên người Mỹ Adrien Brody trong phim Back to 1942 [Ảnh: Mtime.com]
Phép so sánh đó khiến Lưu Chấn Vân nhận ra mức độ nghiêm trọng của nạn
đói năm ấy, nên ông quay về Hà Nam tìm hiểu thêm. Trước sự ngạc nhiên
của nhà văn, hầu hết người sống sót và con cháu họ đều đã quên. "Cái sốc
(của tôi) trước sự quên đi ký ức đó còn mạnh hơn cái sốc (khi biết về)
thảm họa này," Lưu nói.
Nghiên cứu của ông cũng phát hiện ra rằng một cái chết quy mô hàng loạt như thế đã xảy ra cũng vì lúc đó là thời chiến.
"Có
thể là một cuốn tiểu thuyết hay khi đạt đến điểm này… nhưng quan trọng
hơn… là thái độ của người dân ở Hà Nam đối với sự chết chóc lúc đó," Lưu
nói với
Sanlian Lifeweek Magazine.
Ông giải thích rằng
khi một người châu Âu hay người Mỹ nói về cái chết, họ có thể hỏi ai
chịu trách nhiệm hoặc lý do tại sao, nhưng một người dân Hà Nam lại khôi
hài.
"Chẳng hạn như cụ Zhang sắp chết đói… ông không nhớ ai trừ
cụ Li, ông bạn già chết trước đó ba ngày," Lưu kể. "Và rồi cụ Zhang tự
nhủ 'Mình sống lâu hơn cụ Li ba ngày, vậy là đời mình có ý nghĩa rồi.'"
Đạo diễn Phùng Tiểu Cương (áo đỏ) và nhà văn Lưu Chấn Vân (phải) [Ảnh: Mtime.com]
Khám phá sâu vào tính cách người Trung Quốc này khiến Lưu sốc và nhiều
năm sau đó thu hút Phùng Tiểu Cương. Đạo diễn Phùng mất 18 năm để làm
phim
Back to 1942.
Đưa câu chuyện lên màn ảnh rộngPhùng và Lưu nhận thức là có rất nhiều khó khăn phải vượt qua.
"Khó
khăn lớn nhất là tiểu thuyết không có cốt chuyện, và các nạn nhân
[trong tiểu thuyết] không là những nhân vật hoàn chỉnh," đạo diễn Phùng
nói. "Có nhiều tuyến chuyện phát triển đồng thời, nhưng không có nhân
vật chính nào gặp nhau."
Tuy nhiên, các sợi chỉ kết nối lại kể cùng một câu chuyện bi thảm.
Đạo diễn Phùng Tiểu Cương trên trường quay Back to 1942 [Ảnh: Mtime.com]
Năm 1993, hai người đàn ông này đã dành rất nhiều thời gian đi lại những lối đi mà nạn nhân của nạn đói năm nào từng đi.
"Nạn
nhân dần dần tìm đến với chúng tôi, cả người thân và những người cùng
thời với họ," đạo diễn Phùng cho biết. "Chỉ sau khi điều tra… bạn có thể
nói đâu là sự thật và cái gì gần với sự thật."
Một bộ phim không có tiếng vỗ taySau
buổi trình chiếu bộ phim đã hoàn tất, đèn trong khán phòng bật sáng trở
lại và khán giả bắt đầu ra về. Không có tiếng vỗ tay, không ai nói lời
nào: tất cả đều im lặng.
Đó là buổi chiếu ra mắt hôm 25/11.
Sau đó cùng ngày tại buổi họp báo, Phùng Tiểu Cương nói rằng phản ứng của khán giả đúng như ông trông đợi.
Là một trong số khán giả hôm đó, tác giả bài viết này không đừng được phải so sánh bộ phim này với
White Deer Plain / Bạch Lộc Nguyên
của Vương Toàn An, đã ra rạp hồi tháng 9, vì cả hai phim đều chuyển thể
từ hai tiểu thuyết lịch sử nặng ký. Cả hai phim đều kể câu chuyện về
những thường dân gắn chặt với ruộng đất; cả hai đều có bối cảnh trong
thời chiến tranh, và đều khám phá những tính cách của người Trung Quốc.
Có
rất nhiều nhân vật trong cả hai phim này, nhưng đạo diễn Vương và đạo
diễn Phùng sử dụng cách thức khác nhau để phát triển họ. Đạo diễn Vương
Toàn An tách ra một vài nhân vật và tập trung vào nhân vật Tian Xiao'e;
còn Phùng Tiểu Cương cho nhân vật của ông thời gian, dù có hạn.
Diễn xuất của Trương Quốc Lập trong một cảnh phim [Ảnh: Mtime.com]
Kết quả là
White Deer Plain giống câu chuyện riêng của Tian, còn
Back to 1942 cung cấp một bức tranh lớn về một nhóm người.
Các nhân vật trong
Back to 1942
xem ra rất sống động: bạn thấy họ lẩn lút và ích kỷ, hoặc chết lặng,
nhưng đồng thời bạn cũng thấy họ đấu tranh, yêu thương và đầu hàng trước
cái chết.
Cuối bài bình luận phim của mình, nhà phê bình điện
ảnh Fang Liuxiang đã viết, "Tôi tin hơn 99% người Trung Quốc không biết
đến (cái chương này của) lịch sử trước khi xem
Back to 1942 của Phùng Tiểu Cương. [Làm cho người ta biến đến nó] là khía cạnh ý nghĩa nhất của bộ phim."
Và cuối bài này, tác giả muốn nói rằng với
Back to 1942, tiếng vỗ tay không quan trọng. Điều quan trọng là tự hỏi mình còn những bi kịch nào khác nữa bị lãng quên?
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi